Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

HIẾN PHÁP TQ - Từ điều 56 - hết

Điều 56. Nghĩa vụ nộp thuế Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. CHƯƠNG 3 CƠ QUAN NHÀ NƯỚC PHẦN THỨ NHẤT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN TOÀN QUỐC Điều 57. Tổ chức của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và cơ quan thường trực Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cơ quan quyền lực cao nhất. Cơ quan thường trực là Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Điều 58. Chủ thể thực hiện quyền lập pháp của nhà nước Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc thực hiện quyền lập pháp. Điều 59. Tổ chức và bầu cử Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc là tổ chức trong đó các đại biểu được lựa chọn từ các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc và quân đội. Tất cả các dân tộc thiểu số đều có tỷ lệ đại biểu nhất định. Bầu cử Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc do Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc chủ trì. Tỷ lệ đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và phương án tăng thêm số đại biểu do pháp luật quy định. Điều 60. Nhiệmkỳ của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có nhiệm kỳ 5 năm. Trước khi Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc kết thúc nhiệm kỳ 2 tháng, Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc phải hoàn thành danh sách đại biểu ứng cử của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá sau. Trường hợp bất thường, không thể tiến hành bầu cử, Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc lấy biểu quyết đạt 2/3 số đại biểu thông qua, thì có thể kéo dài thời gian bầu cử hoặc kéo dài nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Trong thời gian đặc biệt nếu kết thúc sau 1 năm, phải hoàn thành việc bầu cử Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá mới. Điều 61. Chế độ hội nghị Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Hội nghị Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc mỗi năm họp 1 lần, do Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc triệu tập. Nếu đại biểu Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc thấy cần thiết hoặc có 1/5 số đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc kiến nghị, có thể triệu tập Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc lâm thời. Điều 62. Chức năng quyền hạn của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc thực hiện các chức năng quyền hạn sau: (1) Sửa đổi hiến pháp; (2) Giám sát thực thi hiến pháp; (3) Ban hành và sửa đổi luật cơ bản như: Luật Hình sự, Dân sự, Cơ quan nhà nước và các luật cơ bản khác; (4) Bầu ra Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; (5) Căn cứ vào sự giới thiệu của Chủ tịch nước quyết định bầu ra Thủ tướng; căn cứ theo giới thiệu của Thủ tướng Quốc vụ viện quyết định bầu ra Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Uỷ TUYỂN TẬP HIẾN PHÁPMỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 213 viên Quốc vụ viện và các Bộ trưởng, Chủ nhiệm các Uỷ ban, Tổng Kiểm toán và Ban thư ký; (6) Bầu ra Chủ tịch Uỷ ban quân sự Trung ương, căn cứ theo giới thiệu của Chủ tịch Uỷ ban quân sự Trung ương quyết định bầu ra các thành viên khác của Uỷ ban quân sự Trung ương; (7) Bầu ra Chánh án Toà án nhân dân tối cao; (8) Bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (9) Thẩm tra và phê chuẩn báo cáo tình hình kinh tế Nhà nước, kế hoạch phát triển xã hội và kế hoạch thi hành; (10) Thẩm tra và phê chuẩn báo cáo dự toán của nhà nước và tình hình chấp hành dự toán; (11) Sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không phù hợp của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc; (12) Phê chuẩn quy hoạch xây dựng Tỉnh, Khu tự trị và Thành phố trực thuộc; (13) Quyết định thành lập và quy định chế độ khác của Khu hành chính đặc biệt; (14) Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; (15) Các chức năng quyền hạn khác của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Điều 63. Quyền bãi miễn của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có quyền bãi miễn các cán bộ sau đây: (1) Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; (2) Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ, các Bộ trưởng, các Chủ nhiệm Uỷ ban, Tổng kiểm toán, Ban Thư ký 214 TUYỂN TẬP HIẾN PHÁPMỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Quốc vụ viện; (3) Chủ tịch và các thành viên khác trong Uỷ ban quân sự Trung ương; (4) Chánh án Toà án nhân dân tối cao; (5) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Điều 64. Sửa đổi Hiến pháp và thông qua pháp luật Việc sửa đổi Hiến pháp do Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc hoặc 1/5 đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc trở lên, và do 2/3 tổng số đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc trở lên biểu quyết thông qua. Điều 65. Tổ chức và bầu cử Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc do những đại biểu sau hợp thành: Uỷ viên trưởng; Một số Phó Uỷ viên; Trưởng Ban Thư ký; Một số Uỷ viên. Trong số thành viên của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân có một số đại biểu là người dân tộc thiểu số theo tỉ lệ nhất định. Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có quyền bầu và bãi miễn thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc không là người đảm nhiệm chức vụ cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát. Điều 66. Nhiệm kỳ của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có nhiệm kỳ trùng với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Nhiệm kỳ đó kéo dài cho đến khi Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá sau bầu ra Uỷ ban thường vụ khoá mới. Chủ tịch, Phó Chủ tịch có thể giữ chức vụ liên tiếp nhưng không quá hai nhiệm kỳ. Điều 67. Chức năng, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: (1) Giải thích Hiến pháp, giám sát thực thi Hiến pháp; (2) Ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật mà các văn bản này không do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc ban hành và sửa đổi; (3) Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc không họp, có thể bổ sung hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc ban hành, nhưng không được mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của những văn bản pháp luật này; (4) Giải thích pháp luật; (5) Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc không họp, có thể có phương án điều chỉnh bộ phận khi cần thiết trong quá trình thi hành dự toán nhà nước, thẩm tra và phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; (6) Giám sát và đôn đốc công tác của Quốc vụ viện, Uỷ ban quân sự Trung ương, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; (7) Bãi bỏ các văn bản pháp quy hành chính, quyết định và mệnh lệnh trái với Hiến pháp và pháp luật của Quốc vụ viện; (8) Bãi bỏ các văn bản pháp quy và quyết định có tính địa phương do cơ quan quyền lực nhà nước cấp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương ban hành trái với Hiến pháp, pháp luật và văn bản pháp quy hành chính; (9) Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc không họp, theo đề nghị của Thủ tướng Quốc vụ viện quyết định bầu ra các Bộ trưởng, Chủ nhiệm các Uỷ ban, Tổng kiểm toán,Trưởng Ban thư ký; (10) Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc không họp, theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban quân sự trung ương, quyết định bầu các thành viên khác trong Uỷ ban quân sự trung ương; (11) Theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, miễn nhiệm Phó Chánh án, Thẩm phán, Uỷ viên Uỷ ban thẩm phán và Chánh án Toà án quân sự Trung ương; (12) Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, miễn nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Uỷ viên Uỷ ban kiểm sát và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương và phê chuẩn miễn nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh, Khu tự trị, Thành phố trực thuộc; (13) Miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền ở nước ngoài; (14) Quyết định phê chuẩn hay bãi bỏ các hiệp định quan trọng và các điều ước mà Nhà nước tham gia ký kết với nước ngoài; (15) Quy định các chế độ hàm cấp của nhân viên ngoại giao, quân nhân và chế độ hàm cấp chuyên môn khác; (16) Quy định và quyết định trao tặng huân chương và các tên gọi danh dự của nhà nước; (17) Quyết định đặc xá; (18) Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc không họp, nếu xảy ra xâm lược vũ trang hoặc cần thiết phải tham gia vào điều ước quốc tế để chống lại sự xâm lược trong cộng đồng quốc tế, Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có quyền quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; (19) Quyết định tổng động viên toàn quốc hoặc động viên cục bộ; (20) Quyết định giới nghiêm toàn quốc hoặc các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc; (21) Các quyền khác mà Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc trao cho. Điều 68. Phân công công tác của Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc làm công tác chủ trì Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, triệu tập hội nghị Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Phó Chủ tịch và Trưởng Ban thư ký giúp việc cho Chủ tịch. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng Ban thư ký tổ chức thành Uỷ ban Hội nghị, xử lý công việc thường ngày quan trọng của Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Điều 69. Quan hệ giữa Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc với Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Điều 70. Uỷ ban chuyên môn và cơ quan chức năng của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc thành lập các Uỷ ban chuyên môn như Uỷ ban dân tộc, Uỷ ban pháp luật, Uỷ ban kinh tế tài chính, Uỷ ban y tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, Uỷ ban đối ngoại, Uỷ ban Hoa kiều và các Uỷ ban cần thiết khác. Trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc không họp, các Uỷ ban chuyên trách chịu sự lãnh đạo của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Các Uỷ ban chuyên trách dưới sự lãnh đạo của Đại hội Đại biểu nhân dân và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân nghiên cứu, xem xét và sắp xếp các đề án có liên quan. Điều 71. Uỷ ban điều tra các vấn đề quan trọng Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nếu thấy cần thiết, có thể thành lập Uỷ ban điều tra đối với các vấn đề đặc biệt và căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban điều tra, để ra các quyết định tương ứng. Uỷ ban điều tra khi tiến hành điều tra, tất cả các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội và công dân có liên quan đều có nghĩa vụ cung cấp tài liệu cần thiết khi cơ quan này yêu cầu. Điều 72. Quyền trình đề án Đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và thành viên của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, có quyền trình các đề án trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Điều 73. Quyền chất vấn Đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc trong thời gian họp, hoặc các thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, có quyền chất vấn Quốc vụ viện, các TUYỂN TẬP HIẾN PHÁPMỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 219 Bộ, các Uỷ ban theo quy định và trình tự pháp luật. Cơ quan được hỏi có trách nhiệm phải trả lời. Điều 74. Quyền miễn trừ tư pháp của đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, trừ những đại biểu thông qua đoàn chủ tịch Đại hội Đại biểu cho phép, hoặc trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc không họp, thông qua Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc cho phép, không thể bị bắt hoặc bị xét xử hình sự. Điều 75. Quyền tự do ngôn luận và biểu quyết Việc phát ngôn và biểu quyết của đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc trong tất cả các hội nghị đều không bị pháp luật truy cứu. Điều 76. Nghĩa vụ của đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ bí mật quốc gia và tự mình tham gia vào sản xuất, công tác, hoạt động xã hội, giúp đỡ việc thực thi Hiến pháp và pháp luật. Đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân phải có mối liên hệ mật thiết với đơn vị bầu cử cũ và nhân dân, lắng nghe, phản ánh ý kiến và yêu cầu của nhân dân, nỗ lực phục vụ nhân dân. Điều 77. Quyền giám sát và miễn trừ đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc chịu sự giám sát của đơn vị bầu cử cũ. Đơn vị bầu cử cũ có quyền bãi miễn đại biểu của đơn vị bầu cử đó theo trình tự và quy định của pháp luật. Điều 78. Tổ chức và trình tự công tác của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trình tự tổ chức và công tác của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc do pháp luật quy định. PHẦN THỨ HAI CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA Điều 79. Bầu cử và nhiệm kỳ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra. Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đủ 45 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thời gian liên tục giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ. Điều 80. Chức năng, quyền hạn của Chủ tịch nước Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa căn cứ theo quyết định của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và quyết định của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có quyền công bố pháp luật, bãi miễn Thủ tướng Quốc vụ viện, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban, Kiểm toán trưởng, Trưởng Ban Thư ký, trao tặng các huân chương và danh hiệu danh dự, công bố lệnh đặc xá, công bố lệnh giới nghiêm, tuyên bố tình trạng chiến tranh, tuyên bố lệnh tổng động viên. Điều 81. Chức năng, quyền hạn trong lĩnh vực ngoại giao của Chủ tịch nước Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đại diện cho nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tiếp nhận Quốc thư nước ngoài, theo quyết định của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, biệt phái hoặc triệu hồi Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền ở nước ngoài, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các hiệp định quan trọng và các điều ước quốc tế. Điều 82. Chức năng, quyền hạn của Phó chủ tịch nước Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa làm nhiệm vụ giúp việc cho Chủ tịch nước. Phó Chủ tịch nước được Chủ tịch nước uỷ quyền, có thể thực hiện một phần quyền hạn của Chủ tịch. Điều 83. Thời gian đổi khoá của Chủ tịch và Phó chủ tịch nước Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa làm nhiệm vụ cho tới khi Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá sau bầu ra Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước khoá mới. Điều 84. Xử lý đối với trường hợp khuyết chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Khi chức danh Chủ tịch nước còn khuyết thì Phó Chủ tịch nước đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước. Nếu khuyết chức danh Phó Chủ tịch nước thì Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu cử bổ sung. Nếu trường hợp cả Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đều khuyết sẽ do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu bổ sung; trước khi bầu bổ sung sẽ do Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc giữ chức vụ Chủ tịch nước. PHẦN THỨ BA QUỐC VỤ VIỆN Điều 85. Tính chất, địa vị của Quốc vụ viện Quốc Vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa còn gọi là chính phủ nhân dân trung ương là cơ quan hành pháp nhà nước cao nhất, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Điều 86. Tổ chức của Quốc vụ viện Quốc Vụ viện có cơ cấu thành viên như sau: Thủ tướng, Một số Phó thủ tướng; Một số Uỷ viên Quốc vụ viện; Bộ trưởng các Bộ; Chủ nhiệm các Uỷ ban; Tổng Kiểm toán; Trưởng Ban Thư ký. Quốc Vụ viện thi hành chế độ trách nhiệm Thủ tướng. Các Bộ, các Uỷ ban thi hành chế độ trách nhiệm Bộ trưởng, Chủ nhiệm. Cơ cấu tổ chức của Quốc vụ viện do pháp luật quy định. Điều 87. Nhiệm kỳ Quốc vụ viện Nhiệm kỳ của Quốc vụ viện trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ viện không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ. Điều 88. Phân công công tác của Quốc vụ viện Thủ tướng lãnh đạo công tác Quốc Vụ viện. Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc Vụ viện là những người giúp việc cho Thủ tướng. Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ viện, Thư ký trưởng tổ chức thành Hội nghị thường vụ Quốc vụ viện. Thủ tướng triệu tập và chủ trì Hội nghị Thường vụ Quốc vụ viện và Hội nghị Toàn thể Quốc vụ viện. TUYỂN TẬP HIẾN PHÁPMỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 223 Điều 89. Chức năng, quyền hạn của Quốc vụ viện Quốc Vụ viện có các chức năng sau: (1) Căn cứ theo Hiến pháp và pháp luật, quy định các biện pháp hành chính, ban hành các văn bản pháp quy hành chính, ra các quyết định và các thông tư; (2) Trình các dự thảo đối với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc; (3) Quy định nhiệm vụ và chức trách của các Bộ và các Uỷ ban, thống nhất lãnh đạo công tác các Bộ, các Uỷ ban và công tác hành chính trên phạm vi toàn quốc mà không thuộc phạm vi các Bộ hoặc các Uỷ ban quản lý; (4) Thống nhất lãnh đạo công tác của cơ quan hành chính nhà nước các cấp địa phương trên cả nước, quy định ranh giới chức năng quyền hạn giữa cơ quan hành chính nhà nước trung ương với các cấp địa phương như tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương; (5) Hoạch định và thi hành dự toán nhà nước, kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân; (6) Lãnh đạo, quản lý công tác kinh tế và xây dựng thành phố thị trấn; (7) Lãnh đạo, quản lý công tác giáo dục, khoa học, văn hoá, vệ sinh, thể dục và sinh đẻ có kế hoạch; (8) Lãnh đạo, quản lý công tác dân chính, công an, hành chính tư pháp và kiểm sát…; (9) Quản lý công việc đối ngoại, ký kết hiệp định và các điều ước quốc tế với nước ngoài; (10) Lãnh đạo và quản lý sự nghiệp xây dựng quốc phòng; 224 TUYỂN TẬP HIẾN PHÁPMỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (11) Lãnh đạo và quản lý sự nghiệp dân tộc, bảo đảm quyền lợi bình đẳng của dân tộc thiểu số và quyền tự trị của địa phương tự trị dân tộc thiểu số; (12) Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Hoa kiều, bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của kiều bào và Hoa kiều về nước; (13) Sửa đổi hoặc huỷ bỏ mệnh lệnh, chỉ thị và quy định không phù hợp do các Bộ hoặc các Uỷ ban ban hành; (14) Sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định và mệnh lệnh không phù hợp do cơ quan hành chính nhà nước địa phương các cấp ban hành; (15) Phê chuẩn ranh giới giữa các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc; phê chuẩn quy hoạch ranh giới giữa châu tự trị, huyện, huyện tự trị, thành phố; (16) Quyết định giới nghiêm trong phạm vi bộ phận của tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc; (17) Xem xét biên chế của cơ quan hành chính, miễn nhiệm, bồi dưỡng, sát hạch, thưởng phạt cán bộ hành chính theo quy định pháp luật; (18) Các quyền khác mà Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc trao cho. Điều 90. Chế độ trách nhiệm các Bộ, Uỷ ban Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm các Uỷ ban Quốc Vụ viện chịu trách nhiệm về công tác bộ phận mình. Triệu tập và chủ trì Hội nghị Bộ trưởng hoặc Hội nghị Uỷ ban, Hội nghị thường vụ, thảo luận quyết định những vấn đề quan trọng của công tác ở bộ mình. Các Bộ, Uỷ ban căn cứ theo pháp luật và các văn bản TUYỂN TẬP HIẾN PHÁPMỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 225 pháp quy, quyết định, mệnh lệnh hành chính của Quốc Vụ viện, ban hành các mệnh lệnh, chỉ thị và văn bản trong phạm vi quyền hạn của mình. Điều 91. Cơ quan kiểm toán Quốc Vụ viện thành lập cơ quan kiểm toán, tiến hành hạch toán, giám sát đối với các cơ quan Quốc Vụ viện và thu chi tài chính của chính phủ các cấp địa phương, cơ cấu tài chính tiền tệ của nhà nước và thu chi tài vụ các tổ chức đơn vị sự nghiệp. Cơ quan kiểm toán chịu sự lãnh đạo của Thủ tướng Quốc vụ viện, tuân thủ các quy định của pháp luật, có quyền kiểm toán và giám sát độc lập, không chịu sự can thiệp của cơ quan hành chính khác, đoàn thể xã hội và cá nhân. Điều 92. Mối quan hệ giữa Quốc vụ viện, Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Quốc vụ viện chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc; trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. PHẦN THỨ TƯ QUÂN UỶ TRUNG ƯƠNG Điều 93. Cơ cấu, trách nhiệm và nhiệm kỳ của Quân uỷ Trung ương Quân uỷ Trung ương nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lãnh đạo lực lượng vũ trang toàn quốc. Quân uỷ Trung ương gồm các thành viên sau: Chủ tịch; Một số Phó Chủ tịch; Một số uỷ viên. Quân uỷ Trung ương thực hiện chế độ Chủ tịch chịu trách nhiệm. Quân uỷ Trung ương có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Điều 94. Trách nhiệmcủa Quân uỷ đối với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Quân uỷ Trung ương chịu trách nhiệm trước Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. PHẦN THỨ NĂM ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CHÍNH PHỦ NHÂN DÂN CÁC CẤP Điều 95. Sắp xếp và tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương, chính phủ địa phương Các Tỉnh, Thành phố trực thuộc, Huyện, Thị, Khu trực thuộc Tỉnh, Hương, Hương dân tộc, Trấn thành lập Đại hội Đại biểu nhân dân và Chính phủ nhân dân địa phương. Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương và tổ chức chính phủ nhân dân các cấp địa phương do pháp luật quy định. Khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị thành lập các cơ quan tự trị. Tổ chức của cơ quan tự trị và công tác của cơ quan này do pháp luật quy định theo nguyên tắc cơ bản quy định tại Phần thứ 5, Phần thứ 6 Chương 3. Điều 96. Tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đại hội Đại biểu nhân dân từ cấp Huyện trở lên thành lập Uỷ ban thường vụ. Điều 97. Bầu cử Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, thành phố thành lập Khu và Thành phố thuộc tỉnh do Đại hội Đại biểu nhân dân cấp dưới bầu cử. Đại hội Đại biểu nhân dân Huyện, thành phố không thành lập Khu, Khu trực thuộc thành phố, Hương, Hương dân tộc, Trấn do nhân dân bầu cử trực tiếp. Tỷ lệ đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương và số đại biểu phát sinh do pháp luật quy định. Điều 98. Nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, thành phố thành lập Khu có nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội Đại biểu nhân dân Huyện, thành phố không thành lập Khu, Khu trực thuộc thành phố, Hương, Hương dân tộc, Trấn có nhiệm kỳ 3 năm. Điều 99. Chức năng quyền hạn Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương hoạt động trong phạm vi khu vực hành chính, bảo đảm việc tuân thủ và chấp hành Hiến pháp, pháp luật, văn bản pháp quy hành chính trên cơ sở quyền hạn do pháp luật quy định, thông qua và ban hành các quyết định, thẩm tra và quyết định kế hoạch xây dựng các công trình công cộng, xây dựng kinh tế, văn hoá địa phương. Đại hội Đại biểu nhân dân từ cấp huyện trở lên thẩm tra và phê chuẩn báo cáo tình hình dự toán và thi hành kế hoạch phát triển xã hội, kinh tế quốc dân và các dự toán khác trong 228 TUYỂN TẬP HIẾN PHÁPMỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI phạm vi hành chính địa phương, có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ các quyết định không phù hợp của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp. Đại hội Đại biểu nhân dân Hương dân tộc có quyền sử dụng các biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm dân tộc theo quy định của pháp luật. Điều 100. Ban hành các văn bản pháp quy mang tính địa phương Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân có quyền ban hành các văn bản pháp quy mang tính địa phương nhưng không trái với Hiến pháp, pháp luật và văn bản pháp quy hành chính, chuẩn bị các đề án để báo cáo với Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Điều 101. Quyền hạn Đại hội đại biểu nhân dân địa phương trong việc bầu cơ quan Hành chính địa phương Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương có quyền bầu và bãi miễn chính phủ nhân dân cùng cấp như Chủ Tịch tỉnh, Phó Chủ Tịch tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch thành phố, Chủ tịch huyện, Phó Chủ tịch huyện, Chủ Tịch khu, Phó Chủ Tịch khu, Hương trưởng, Phó Hương trưởng, Trấn trưởng, Phó Trấn trưởng. Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện trở lên có quyền bầu cử và quyền bãi miễn Chánh án Toà án nhân dân, và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, khi bầu hoặc bãi miễn Chánh án Toà án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải báo cáo lên Chánh án Toà án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và được Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp phê chuẩn. Điều 102. Quyền bãi miễn và giám sát của Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, Thành phố thành lập Khu chịu sự giám sát của đơn vị bầu cử đó; Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện, Thành phố không xây dựng Khu, Khu trực thuộc, Hương, Hương dân tộc, Trấn chịu sự giám sát của cử tri. Đơn vị bầu cử và cử tri Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương có quyền bãi miễn đại biểu do họ bầu ra theo trình tự và quy định của pháp luật. Điều 103. Tổ chức, địa vị và sự ra đời của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện trở lên bao gồm: Chủ nhiệm, một số Phó Chủ nhiệm, một số Uỷ viên, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp. Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện trở lên có quyền bầu và bãi miễn Uỷ ban thường vụ và các thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp. Thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cấp huyện trở lên không được đảm nhận chức vụ cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. Điều 104. Chức năng, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân địa phương Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cấp huyện trở lên thảo luận, quyết định các công việc quan trọng trên các phương diện trong phạm vi khu vực hành chính địa phương; giám sát công tác chính phủ nhân dân, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; huỷ bỏ các quyết định và mệnh lệnh không phù hợp của chính phủ nhân dân cùng cấp; hủy bỏ 230 TUYỂN TẬP HIẾN PHÁPMỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI quyết định không phù hợp của Đại hội Đại biểu nhân dân cấp dưới; có quyền bãi nhiệm công chức cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật; trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân không họp, có quyền bãi miễn và bầu bổ sung các đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân cấp đó. Điều 105. Tổ chức, địa vị và chế độ trách nhiệm của chính phủ địa phương Chính phủ nhân dân các cấp địa phương là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước các cấp địa phương, là cơ quan hành chính nhà nước cấp địa phương. Chính phủ nhân dân các cấp địa phương thực hiện chế độ Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch thành phố, Chủ tịch Huyện, Chủ tịch khu, Hương trưởng, Trấn trưởng chịu trách nhiệm. Điều 106. Nhiệm kỳ của chính phủ địa phương Chính phủ nhân dân các cấp địa phương có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương. Điều 107. Chức năng, quyền hạn của chính phủ địa phương Chính phủ nhân dân từ cấp Huyện trở lên có quyền hạn do pháp luật quy định, quản lý các công tác hành chính, kinh tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, vệ sinh, sự nghiệp thể chất, quy hoạch xây dựng thành phố, thị trấn, tài chính, dân chính, công an, sự nghiệp dân tộc, hành chính tư pháp, kiểm sát, sinh đẻ kế hoạch…của khu vực hành chính đó. Ban hành các quyết định và mệnh lệnh miễn nhiệm, bồi dưỡng, sát hạch và thưởng phạt công nhân viên chức. Chính phủ nhân dân Huyện, Hương dân tộc, Trấn chấp hành quyết định của Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp và các quyết định, mệnh lệnh của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, quản lý công tác hành chính của địa phương. Chính phủ nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc quyết định quy hoạch, phân định địa giới hành chính Hương, Hương dân tộc và Trấn. Điều 108.Mối quan hệ giữa chính phủ địa phương và chính phủ địa phương các cấp Lãnh đạo chính phủ nhân dân cấp huyện trở lên phụ trách công tác các bộ phận của chính phủ nhân dân cấp dưới, có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không phù hợp của các bộ phận trực thuộc và chính phủ nhân dân cấp dưới. Điều 109. Địa vị và chức năng quyền hạn của cơ quan kiểm toán thuộc chính phủ địa phương Chính phủ nhân dân địa phương từ cấp huyện trở lên thành lập cơ quan kiểm toán. Cơ quan kiểm toán địa phương có quyền giám sát kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước chính phủ nhân dân cấp đó và cơ quan kiểm toán cấp trên. Điều 110.Mối quan hệ giữa chính phủ địa phương với Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp và chính phủ cấp trên Chính phủ nhân dân các cấp địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp. Chính phủ nhân dân cấp huyện trở lên trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp. Chính phủ nhân dân các cấp địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước chính phủ nhân dân cấp trên. Chính phủ nhân dân các cấp địa phương trong cả nước đều do cơ quan hành chính nhà nước là Quốc vụ viện thống nhất lãnh đạo và phục tùng sự quản lý của Quốc Vụ viện. Điều 111. Uỷ ban dân cư và Uỷ ban thôn dân Thành phố và nông thôn căn cứ theo khu vực cư trú của cư dân thiết lập Uỷ ban dân cư hoặc Uỷ ban thôn dân là tổ chức tự trị có tính quần chúng cơ sở. Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm và Uỷ viên của Uỷ ban cư dân, Uỷ ban dân thôn do cư dân bầu cử. Uỷ ban cư dân, Uỷ ban thôn dân có mối quan hệ lẫn nhau giữa chính quyền cơ sở do pháp luật quy định. Uỷ ban cư dân và Uỷ ban thôn dân thành lập các Uỷ ban Giải phóng nhân dân, Vệ sinh trị an, Vệ sinh công cộng…, xử lý các công việc và sự nghiệp công ích của cư dân địa phương, hoà giải tranh chấp nhân dân, giúp đỡ duy trì trật tự trị an, và nêu các đề nghị, yêu cầu, ý kiến phản ánh của quần chúng đối với chính phủ nhân dân. PHẦN THỨ SÁU CƠ QUAN TỰ TRỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG TỰ TRỊ DÂN TỘC Điều 112. Cơ quan tự trị dân tộc Cơ quan tự trị của địa phương tự trị dân tộc là Đại hội Đại biểu nhân dân và chính phủ nhân dân Khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị. Điều 113. Tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương tự trị và cơ quan thường vụ tổ chức Nhân Đại địa phương Trong Đại hội Đại biểu nhân dân Khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị ngoài các đại biểu là người dân tộc thiểu số của khu vực tự trị, còn có số lượng đại biểu phù hợp tương ứng là người dân tộc khác. Trong Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân Khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị thực hiện chế độ Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm chịu trách nhiệm. Điều 114. Bầu cử người đứng đầu cơ quan chính phủ địa phương tự trị Chủ tịch Khu tự trị, Châu trưởng Châu tự trị, Chủ tịch huyện Huyện tự trị chịu trách nhiệm công dân của dân tộc khu tự trị. Điều 115. Quyền tự trị Khu tự trị dân tộc Cơ quan tự trị của Khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị thực hiện chức năng cơ quan nhà nước địa phương theo quy định tại Phần 5 Chương 3 Hiến pháp, thực hiện quyền tự trị theo quy định Hiến pháp, pháp luật khu tự trị và các quy định pháp luật khác, căn cứ theo tình hình thực tế tại địa phương quán triệt thi hành pháp luật và chính sách nhà nước. Điều 116. Điều lệ tự trị và Điều lệ đơn hành Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương tự trị dân tộc có quyền soạn thảo các Điều lệ tự trị và Điều lệ đơn hành (chỉ áp dụng cho 1 địa phương nhất định) trên cơ sở đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá. Điều lệ tự trị và Điều lệ đơn hành phải được Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc phê chuẩn mới phát sinh hiệu lực. Điều lệ tự trị và Điều lệ đơn hành của Châu tự trị và Huyện tự trị phải thông qua Tỉnh hoặc Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân Khu tự trị phê chuẩn mới phát sinh hiệu lực, và phải lập hồ sơ theo dõi tại Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Điều 117. Quyền tự trị tài chính Cơ quan tự trị của địa phương tự trị dân tộc có quyền tự trị trong việc quản lý tài chính địa phương. Thu nhập tài chính của địa phương tự trị dân tộc đều nằm trong thể chế tài chính nhà nước, phải do cơ quan tự trị của địa phương tự trị dân tộc lên kế hoạch sử dụng. Điều 118. Quyền tự chủ kinh tế mang tính chất địa phương Cơ quan tự trị địa phương tự trị dân tộc dưới sự chỉ đạo kế hoạch nhà nước, tự chủ sắp xếp và quản lý kế hoạch kinh tế mang tính địa phương. Nhà nước khi thành lập doanh nghiệp, khai thác tài nguyên ở địa phương tự trị dân tộc, phải quan tâm đến lợi ích địa phương tự trị dân tộc. Điều 119. Quyền tự chủ về sự nghiệp văn hoá địa phương Cơ quan tự trị của địa phương tự trị dân tộc tự chủ trong quản lý giáo dục, khoa học, văn hoá, vệ sinh, sự nghiệp thể dục địa phương, bảo vệ và trùng tu di sản văn hoá của dân tộc, phát triển và làm phong phú văn hoá dân tộc. Điều 120. Công an, bộ đội khu tự trị dân tộc Cơ quan tự trị của địa phương tự trị dân tộc trên cơ sở nhu cầu thực tế của địa phương và chế độ quân sự nhà nước, thông qua Quốc vụ viện phê chuẩn có thể tổ chức ra lực lượng công an để bảo vệ trật tự xã hội địa phương. Điều 121. Ngôn ngữ công vụ trong cơ quan hành chính ở khu tự trị dân tộc Cơ quan tự trị của địa phương tự trị dân tộc trong khi chấp hành chức năng nhiệm vụ dựa vào quy định của Điều lệ tự trị địa phương dân tộc, sử dụng một hoặc một số văn tự hoặc ngôn ngữ địa phương. Điều 122. Sự giúp đỡ, ủng hộ của nhà nước đối với Khu tự trị dân tộc Nhà nước giúp đỡ các dân tộc thiểu số ở trên một số các phương diện tài chính, vật chất, kỹ thuật… tăng tốc độ phát triển kinh tế và sự nghiệp xây dựng văn hoá. Nhà nước giúp đỡ địa phương tự trị dân tộc, bồi dưỡng cán bộ các cấp, các chuyên gia và các công nhân kỹ thuật từ trong chính địa phương. PHẦN THỨ BẢY TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Điều 123. Cơ quan xét xử Toà án nhân dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cơ quan xét xử của nhà nước. Điều 124. Các cấp, tổ chức và nhiệm kỳ của Toà án nhân dân Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân các cấp địa phương, các Toà chuyên môn và Toà quân sự. Chánh án Toà án nhân dân tối cao có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, không được giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ. Tổ chức của Toà án nhân dân do pháp luật quy định. Điều 125. Nguyên tắc xét xử công khai và nguyên tắc biện hộ Toà án nhân dân trong khi xét xử vụ án, ngoài trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật, phải tiến hành xét xử công khai. Bị cáo có quyền biện hộ. Điều 126. Quyền xét xử độc lập Toà án nhân dân có quyền xét xử độc lập theo quy định của pháp luật, không chịu sự can thiệp của cơ quan hành chính, đoàn thể xã hội, cá nhân. Điều 127. Mối quan hệ giữa cơ quan xét xử các cấp Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất. Toà án nhân dân tối cao giám sát toà án nhân dân địa phương các cấp và công tác xét xử của toà chuyên môn, toà án nhân dân cấp trên giám sát công tác xét xử của toà án nhân dân cấp dưới. Điều 128. Mối quan hệ giữa Toà án và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Toà án nhân dân các cấp địa phương chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước thành lập ra. Điều 129. Cơ quan giám sát pháp luật Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cơ quan giám sát pháp luật của nhà nước. Điều 130. Các cấp, tổ chức và nhiệm kỳ của Viện kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân các cấp của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp và Viện kiểm sát quân sự. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, giữ chức vụ liên tiếp không quá 2 nhiệm kỳ. Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân do pháp luật quy định. Điều 131. Quyền kiểm sát độc lập Viện kiểm sát nhân dân có quyền giám sát độc lập theo quy định của pháp luật, không chịu sự can thiệp của cơ quan hành chính, đoàn thể xã hội và cá nhân. TUYỂN TẬP HIẾN PHÁPMỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 237 Điều 132. Mối quan hệ giữa cơ quan kiểm sát Viện kiểmsát nhân dân tối cao là cơ quan kiểmsát cao nhất. Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo công tác của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Viện kiểm sát chuyên môn, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên lãnh đạo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới. Điều 133. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Đại hội Đại biểu nhân dân Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước lập ra và Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Điều 134. Ngôn ngữ tố tụng Công dân các dân tộc thiểu số đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình để tham gia tố tụng. Người của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tham gia tố tụng nếu như không thông thạo ngôn ngữ địa phương phải có phiên dịch. Khu vực cư trú của dân tộc thiểu số hoặc khu vực cư trú của nhiều dân tộc thiểu số thì dùng ngôn ngữ thông dụng của địa phương để xét xử; quyết định khởi tố, bản án phán quyết, bố cáo hoặc các văn bản khác cần căn cứ vào nhu cầu trên thực tế để sử dụng một ngôn ngữ địa phương hoặc mấy loại văn tự khác nhau. Điều 135. Nguyên tắc phân công và chế ước giữa các cơ quan tư pháp Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan công an xử lý các vụ án hình sự phải phân công trách nhiệm, phối hợp lẫn nhau, chế ước lẫn nhau bảo đảm chấp hành pháp luật chính xác, có hiệu quả. CHƯƠNG 4 QUỐC KỲ, QUỐC HUY, THỦ ĐÔ Điều 136. Quốc kỳ Quốc kỳ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cờ đỏ và năm ngôi sao. Điều 137. Quốc huy Quốc huy nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, giữa là năm ngôi sao chiếu rọi Thiên An Môn, xung quanh là bông kê và răng cưa. Điều 138. Thủ đô Thủ đô của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là Bắc Kinh. III. CÁC LẦN SỬA ĐỔI CỦA HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA NĂM 1988 (Hội nghị lần thứ nhất, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khoá 7 ngày 12 tháng 4 năm 1988. Công báo số 8 Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc ngày 12 tháng 4 năm 1988 công bố thi hành) Điều 1. Địa vị và quản lý kinh tế tư nhân. Điều 11 Hiến pháp thêmquy định: “ Nhà nước cho phép kinh tế tư nhân tồn tại và phát triển trong phạm vi quy định của pháp luật. Kinh tế tư nhân là sự bổ sung của chế độ kinh tế XHCN. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của kinh tế tư nhân, tiến hành chỉ đạo, giám sát và quản lý đối với kinh tế tư nhân”. Điều 2. Chuyển nhượng quyền thuê, cho thuê và sử dụng đất đai Khoản 4 Điều 10 Hiến pháp quy định “Mọi tổ chức hoặc cá nhân không được chiếm đoạt, mua bán, cho thuê hoặc chuyển nhượng đất đai dưới các hình thức trái pháp luật.” Nay sửa thành “Mọi tổ chức, cá nhân không được chiếm hữu, mua bán hoặc các hình thức chuyển nhượng đất đai trái pháp luật. Quyền sử dụng đất có thể được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật”. NĂM 1993 (Hội nghị lần thứ nhất Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 8 ngày 29 tháng 3 năm 1993 thông qua. Công báo Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 8 ngày 29 tháng 3 năm 1993 công bố thi hành). Điều 3. Nhiệm vụ và mục tiêu của giai đoạn đầu Hai câu sau của phần cuối đoạn 7 Lời tựa Hiến pháp viết: “Từ nay về sau, nhiệm vụ căn bản của nước ta là tập trung lực lượng tiến hành xây dựng hiện đại hoá XHCN. Nhân dân các dân tộc Trung Quốc sẽ tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, với sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Mao Trạch Đông kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì con đường XHCN, kiên trì cải cách đổi mới, không ngừng hoàn thiện các mặt của chế độ XHCN, phát triển dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN, tự lực cánh sinh, gian khổ phấn đấu từng bước thực hiện hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật, xây dựng đất nước ta thành một nước XHCN giàu mạnh, dân chủ văn minh.” Nay sửa thành: “Nước ta đang ở vào giai đoạn đầu XHCN. Nhiệm vụ căn bản của nhà nước là, căn cứ vào lý luận xây dựng XHCN đặc sắc Trung Quốc, tập trung lực lượng tiến hành xây dựng hiện đại XHCN. Nhân dân các dân tộc Trung Quốc tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩaMác Lê nin, tư tưởngMao Trạch Đông, kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì con đường XHCN, kiên trì cải cách mở cửa, không ngừng hoàn thiện các chế độ của CNXH, phát triển dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN, tự lực cánh sinh, gian khổ đấu tranh, từng bước thực hiện hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật, xây dựng nước ta thành một nước XHCN giàu mạnh, dân chủ, văn minh”. Điều 4. Chế độ chính đảng Phần cuối đoạn 10 trong lời tựa Hiến pháp thêm: “Chế độ hợp tác đa đảng và hiệp thương chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tồn tại và phát triển lâu dài”. Điều 5. Kinh tế quốc hữu Điều 7 Hiến pháp quy định: “Kinh tế quốc doanh là kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân xã hội chủ nghĩa, là lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước bảo đảm củng cố và phát triển kinh tế quốc doanh.” Nay sửa thành: “Kinh tế quốc hữu là thể chế kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân XHCN, là lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước bảo đảm củng cố và phát triển kinh tế quốc doanh.” Điều 6. Hình thức tổ chức kinh tế nông thôn Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp quy định: Công xã nhân dân nông thôn, hợp tác sản xuất nông nghiệp và các hình thức hợp tác kinh tế khác như sản xuất, cung tiêu, tín dụng, tiêu dùng, là kinh tế tập thể quần chúng lao động XHCN. Người lao động tham gia kinh tế tập thể nông thôn, có quyền kinh doanh trên đất phần trăm, diện tích rừng phần trăm, nghề phụ gia đình, trồng trọt chăn nuôi trong phạm vi quy định của pháp luật. Nay sửa thành: “Chế độ trách nhiệm trong nhận thầu sản xuất hộ gia đình và các hình thức hợp tác kinh tế sản xuất, cung tiêu, tín dụng, tiêu thụ…ở nông thôn là kinh tế tập thể quần chúng lao động XHCN. Người lao động tham gia vào tổ chức kinh tế tập thể ở nông thôn có quyền kinh doanh trên đất phần trăm, diện tích rừng phần trăm, các nghề phụ gia đình và chăn nuôi trồng trọt trong phạm vi quy định của pháp luật”. Điều 7. Kinh tế thị trường Điều 15 Hiến pháp quy định: “Nhà nước thực hiện kinh tế kế hoạch trên cơ sở công hữu xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thông qua cân bằng tổng hợp kinh tế kế hoạch và tác dụng bổ trợ của điều tiết thị trường, bảo đảm kinh tế quốc dân phát triển hài hoà.” “Nghiêm cấm mọi tổ chức hoặc cá nhân làm đảo lộn trật tự kinh tế xã hội”. Nay sửa lại: “Nhà nước thực hiện kinh tế thị trường XHCN.” “Nhà nước tăng cường hoạt động lập pháp trong quản lý kinh tế, hoàn thiện khống chế, điều tiết vĩ mô.” “Nhà nước nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân làm xáo trộn trật tự kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật”. Điều 8. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quốc doanh Điều 16 Hiến pháp quy định: “Doanh nghiệp quốc doanh phục tùng sự lãnh đạo thống nhất của nhà nước và hoàn thành kế hoạch nhà nước, có quyền tự chủ trong quản lý kinh doanh theo quy định pháp luật.” “Doanh nghiệp quốc doanh thông qua Đại hội Đại biểu công nhân viên chức và các hình thức khác thực hiện quản lý dân chủ trên cơ sở quy định pháp luật.” Nay sửa lại: “Doanh nghiệp quốc doanh có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ quy định pháp luật”. “Doanh nghiệp quốc doanh thực hiện quản lý dân chủ theo quy định của pháp luật, thông qua Đại hội Đại biểu công nhân viên chức và các hình thức khác.” Điều 9. Tổ chức và kinh doanh của kinh tế tập thể Điều 17 Hiến pháp quy định: “Tổ chức kinh tế tập thể ngoài chịu sự chỉ đạo của kế hoạch nhà nước và tuân thủ pháp luật có liên quan, có quyền độc lập, tự chủ tiến hành các hoạt động kinh tế.” “Tổ chức kinh tế tập thể thực hiện quản lý dân chủ trên cơ sở quy định của pháp luật, người quản lý do toàn thể người lao động của đơn vị bầu ra hoặc bãi miễn, quyết định những vấn đề quan trọng trong quản lý kinh doanh.” Nay sửa lại “Tổ chức kinh tế tập thể tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan, có quyền tự chủ, độc lập tiến hành các hoạt động kinh doanh.” “Tổ chức kinh tế tập thể thực hiện quản lý dân chủ, bầu và bãi miễn người quản lý theo quy định của pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng trong quản lý kinh doanh.” Điều 10. Lao động và người lao động Khoản 3 điều 42 Hiến pháp quy định: “Lao động là trách nhiệm vinh quang của tất cả công dân có đầy đủ năng lực lao động. Người lao động trong doanh nghiệp quốc doanh và tổ chức kinh tế tập thể ở thành phố thị trấn phải có thái độ người làm chủ quốc gia đối với lao động của chính mình. Nhà nước phát động thi đua, khen thưởng với các điển hình lao động và cá nhân lao động tiên tiến XHCN. Nhà nước phát động nghĩa vụ lao động việc làm đối với công dân.” Nay sửa thành: “Lao động là trách nhiệm quang vinh của tất cả công dân có đủ năng lực lao động. Người lao động trong doanh nghiệp quốc hữu và tổ chức kinh tế tập thể thành thị nông thôn phải có thái độ làm chủ đất nước với lao động của chính mình. Nhà nước phát động thi đua, khen thưởng với các điển hình lao động và cá nhân lao động tiên tiến XHCN. Nhà nước phát động nghĩa vụ lao động việc làm đối với công dân.” Điều 11. Nhiệm kỳ của cơ quan quyền lực địa phương Điều 98 Hiến pháp quy định: “Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, Thành phố thành lập Khu có nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội Đại biểu nhân dân Huyện, Thành phố không không thành lập Khu, Khu trực thuộc thành phố, Hương, Hương dân tộc, Trấn có nhiệm kỳ 3 năm.” Nay sửa thành: “Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, Huyện, 244 TUYỂN TẬP HIẾN PHÁPMỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Thành phố, Khu trực thuộc thành phố có nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội Đại biểu nhân dân Hương, Hương dân tộc, Trấn có nhiệm kỳ 3 năm.” NĂM 1999 (Hội nghị lần thứ 2, Đại hội Đại biểu toàn quốc khoá 9 ngày 15 tháng 3 năm 1999 thông qua, Công báo của Đại hội Đại biểu toàn quốc khoá 9 ngày 15 tháng 3 năm 1999 công bố thi hành). Điều 12. Các mục tiêu và nhiệm vụ căn bản trong giai đoạn đầu CNXH) Đoạn thứ 7 lời tựa Hiến pháp viết: “Sự thắng lợi của cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới Trung Quốc và những thành tựu của sự nghiệp XHCN do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân các dân tộc Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của lý luận Mác Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông kiên trì chân lý, sửa chữa sai lầm, gian khổ chiến đấu và giành được thắng lợi. Nước ta đang ở giai đoạn đầu XHCN. Nhiệm vụ căn bản của nhà nước là căn cứ vào lý luận xây dựng XHCN đặc sắc Trung Quốc, tập trung lực lượng tiến hành xây dựng hiện đại XHCN. Nhân dân các dân tộc Trung Quốc tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì con đường XHCN, kiên trì cải cách mở cửa, không ngừng hoàn thiện các chế độ của CNXH, phát triển dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN, tự lực cánh sinh, gian khổ đấu tranh, từng bước thực hiện hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật, xây dựng nước ta thành một nước XHCN giàu mạnh, dân chủ, văn minh.” Nay sửa thành: “Thắng lợi của cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới Trung Quốc và thành tựu của sự nghiệp XHCN, là do nhân dân các dân tộc Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Mao Trạch Đông, kiên trì chân lý, sửa chữa sai lầm, chiến thắng nhiều khó khăn hiểm nguy giành được thắng lợi. Nước ta sẽ ở trong giai đoạn đầu XHCN lâu dài, nhiệm vụ căn bản của nhà nước là đi theo con đường xây dựng CNXH có đặc sắc Trung Quốc, tập trung lực lượng tiến hành xây dựng hiện đại hoá XHCN. Nhân dân các dân tộc Trung Quốc sẽ tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vận dụng chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì con đường XHCN, kiên trì cải cách mở cửa, không ngừng hoàn thiện các chế độ XHCN, phát triển nền kinh tế thị trường XHCN, phát triển dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN, tự lực cánh sinh, gian khổ phấn đấu, từng bước thực hiện hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật, xây dựng nước ta thành một nước XHCN giàu mạnh, dân chủ, văn minh.” Điều 13. Mục tiêu của việc xây dựng pháp chế Điều 5 Hiến pháp bổ sung thêm1 khoản trở thành khoản 1 quy định: “Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp trị XHCN.” Điều 14. Hình thức sở hữu và chế độ phân phối Điều 6 Hiến pháp quy định: “Cơ sở của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa tư liệu sản xuất, gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể quần chúng lao động.” “Chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thực hiện nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động.” Nay sửa thành: “Cơ sở của chế độ kinh tế XHCN của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là chế độ công hữu XHCN tư liệu sản xuất với chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của người lao động. Chế độ công hữu XHCN xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thực hiện nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động.” “Nhà nước ở trong giai đoạn đầu của CNXH, kiên trì chế độ kinh tế cơ bản với công hữu làm chủ thể và các hình thức kinh tế khác cùng phát triển, kiên trì chế độ phân phối theo lao động là chính, và chế độ phân phối với các hình thức phân phối đa dạng khác cùng tồn tại.” Điều 15. Hình thức tổ chức kinh tế nông thôn Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp quy định: “Chế độ trách nhiệm trong nhận thầu sản xuất hộ gia đình và các hình thức hợp tác kinh tế sản xuất, cung tiêu, tín dụng, tiêu thụ…ở nông thôn là kinh tế tập thể quần chúng lao động XHCN. Người lao động tham gia vào tổ chức kinh tế tập thể nông thôn có quyền kinh doanh trên đất phần trăm, diện tích rừng phần trăm, các nghề phụ gia đình và chăn nuôi trồng trọt trong phạm vi quy định của pháp luật”. Nay sửa lại: “Tổ chức kinh tế tập thể nông thôn thực hiện thể chế kinh doanh đa tầng trên cơ sở nhận thầu kinh doanh ở gia đình, kết hợp thống nhất và phân chia. Các hình thức hợp tác kinh tế nông thôn như: sản xuất, cung tiêu, tín dụng, tiêu dùng là chế độ kinh tế tập thể XHCN quần chúng lao động. Người lao động tham gia vào tổ chức kinh tế tập thể nông thôn có quyền kinh doanh trên đất phần trăm, diện tích rừng phần trăm, nghề phụ gia đình, chăn nuôi trồng trọt theo quy định của pháp luật.” Điều 16. Địa vị và quản lý kinh tế phi công hữu Điều 11 Hiến pháp quy định: “Kinh tế cá thể của người lao động thành phố thị trấn trong phạm vi quy định của pháp luật là sự bổ sung của kinh tế công hữu xã hội chủ nghĩa. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của kinh tế cá thể.” “Nhà nước quản lý hành chính, chỉ đạo, giúp đỡ và giám sát kinh tế cá thể” “Nhà nước cho phép kinh tế tư nhân tồn tại và phát triển trong phạm vi quy định của pháp luật. Kinh tế tư nhân là sự bổ sung chế độ kinh tế XHCN. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của kinh tế tư nhân, tiến hành chỉ đạo, giám sát và quản lý đối với kinh tế tư nhân” Nay sửa thành: “Kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, kinh tế phi công hữu trong phạm vi quy định của pháp luật là một bộ phận hợp thành quan trọng của kinh tế thị trường XHCN.” “Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân. Nhà nước thực hiện sự chỉ đạo, giám sát và quản lý đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân.” Điều 17. Chế tài phạm tội, bảo vệ trật tự XHCN Điều 28 Hiến pháp quy định: “Nhà nước bảo vệ trật tự xã hội chủ nghĩa, trấn áp các hoạt động phản quốc và các hoạt động phản cách mạng khác, xử lý các hoạt động làm nguy hại đến trật tự trị an, phá hoại kinh tế xã hội chủ nghĩa, và các hoạt động tội phạm khác, trừng trị và cải tạo các phần tử phạm tội.” Nay sửa thành: “Nhà nước bảo vệ trật tự XHCN, trấn áp các hoạt động phản quốc và các hoạt động tội phạm nguy hại đến an ninh quốc gia, xử lý hoạt động phạm tội nguy hại đến trật tự trị an, phá hoại kinh tế XHCN và các hoạt động tội phạm khác, trừng trị và cải tạo phần tử phạm tội.” NĂM 2004 (Hội nghị lần thứ 2 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá 10 ngày 14 tháng 3 năm 2004. Công báo của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ngày 14 tháng 3 năm 2004 công bố thi hành) Điều 18. Trong đoạn 7 Lời tựa Hiến pháp viết: “dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông” sửa thành “dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩaMác Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, “đi theo con đường xây dựng XHCN có đặc sắc Trung Quốc”, sửa thành “đi theo con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc”, sau đoạn “từng bước thực hiện hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, khoa học kỹ thuật” tăng thêm “đẩy mạnh việc phát triển văn minh vật chất, văn minh chính trị và văn minh tinh thần”. Như vậy, đoạn này sửa thành “sự thắng lợi của cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới và các thành tựu của sự nghiệp XHCN là do nhân dân các dân tộc Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cùng với chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, kiên trì chân lý, sửa chữa sai lầm, chiến thắng nhiều khó khăn nguy hiểm giành được. Nước ta sẽ ở trong thời kỳ đầu XHCN một thời gian dài. Nhiệm vụ căn bản của nước ta là đi theo con đường XHCN đặc sắc Trung Quốc, tập trung lực lượng tiến hành xây dựng hiện đại hoá XHCN. Nhân dân các dân tộc Trung Quốc tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩaMác Lê nin, tư tưởngMao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì con đường XHCN, kiên trì cải cách mở cửa, không ngừng hoàn thiện các chế độ XHCN, phát triển kinh tế thị trường XHCN, phát triển dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN, tự lực cánh sinh, gian khổ đấu tranh, từng bước thực hiện hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển văn minh vật chất, văn minh chính trị và văn minh tinh thần, xây dựng nước ta thành một nước XHCN giàu mạnh, dân chủ văn minh.” Điều 19. Hai câu trong đoạn 10 Lời tựa Hiến pháp viết: “Trong quá trình lâu dài của cách mạng và xây dựng đã kết thành một khối gồm các đảng phái dân chủ và các đoàn thể nhân dân tham gia, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc bao gồm toàn thể nhân dân lao động XHCN, người yêu nước XHCN và trận tuyến thống nhất của đông đảo người yêu nước ủng hộ. Trận tuyến thống nhất tiếp tục được củng cố và phát triển.” Nay sửa lại: “trong quá trình xây dựng và cách mạng lâu dài, đã kết thành một khối gồm các đảng phái dân chủ và các đoàn thể nhân dân thamgia dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc bao gồm toàn thể người lao động XHCN, người xây dựng sự nghiệp XHCN, người yêu nước XHCN và trận tuyến thống nhất của đông đảo người yêu nước ủng hộ. Trận tuyến thống nhất tiếp tục được củng cố và phát triển.” Điều 20. Khoản 3 Điều 10 Hiến pháp quy định: “Nhà nước có thể tiến hành trưng dụng đất đai theo quy định của pháp luật, trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích công cộng.” Nay sửa thành: “Nhà nước có thể tiến hành trưng thu hoặc trưng dụng có bồi thường đối với đất đai theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích công cộng.” Điều 21. Khoản 2 điều 11 Hiến pháp “Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân. Nhà nước thực hiện sự chỉ đạo, giám sát và quản lý đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân.” Nay sửa thành “Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế phi công hữu khác. Nhà nước cổ vũ, ủng hộ và chỉ đạo kinh tế phi công hữu phát triển, và thực hiện giám sát và quản lý đối với kinh tế phi công hữu theo quy định pháp luật.” Điều 22. Điều 13 Hiến pháp quy định “Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu thu nhập, tích luỹ, nhà cửa và các tài sản hợp pháp khác của công dân.” “Nhà nước dựa vào các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền thừa kế tư nhân về tài sản công dân.” Nay sửa thành “Quyền tư hữu về tài sản hợp pháp của công dân là bất khả xâm phạm”. “Nhà nước bảo hộ quyền tư hữu về tài sản và quyền thừa kế của công dân theo quy định của pháp luật”. “Nhà nước có thể tiến hành trưng thu hoặc trưng dụng có bồi thường đối với tài sản tư hữu của công dân theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích công cộng.” Điều 23. Điều 14 Hiến pháp tăng thêm 1 khoản, thành khoản 4: “Nhà nước xây dựng kiện toàn chế độ bảo đảm xã hội tương ứng với trình độ phát triển kinh tế.” Điều 24. Điều 33 Hiến pháp tăng thêm 1 khoản, thành khoản 3: “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm nhân quyền.” Khoản 3 tương ứng trở thành khoản 4. Điều 25. Khoản 1 điều 59 Hiến pháp quy định “Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc do đại biểu các Tỉnh, Khu tự trị, Thành phố trực thuộc và quân đội hợp thành. Tất cả các dân tộc thiểu số đều có tỷ lệ đại biểu tương ứng.” Nay sửa thành: “Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc do đại biểu các Tỉnh, Khu tự trị, Thành phố trực thuộc, Khu hành chính đặc biệt và quân đội hợp thành. Tất cả các dân tộc thiểu số đều có tỉ lệ đại biểu tương ứng.” Điều 26. Điều 67 Hiến pháp quy định “chức năng quyền hạn thứ 20 của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc là quyết định giới nghiêm toàn quốc hoặc tỉnh đặc biệt, khu tự trị, thành phố trực thuộc nay sửa thành (chức năng quyền hạn thứ 20) quyết định toàn quốc hoặc 1 tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc rơi vào tình trạng khẩn cấp.” Điều 27. Điều 80 Hiến pháp viết: “Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa căn cứ theo quyết định của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và quyết định của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc có quyền công bố pháp luật, bãi miễn Thủ tướng Quốc Vụ viện, Phó thủ tướng, Uỷ viên Quốc Vụ viện, Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban, Tổng Kiểm toán, Trưởng Ban Thư ký, trao tặng các huân chương và danh hiệu danh dự, công bố lệnh đặc xá, công bố lệnh giới nghiêm, tuyên bố tình trạng chiến tranh, tuyên bố lệnh động viên.” Nay sửa thành “Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa căn cứ theo quyết định của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, quyết định của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc công bố pháp luật, miễn nhiệm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, uỷ viên Quốc Vụ viện, các Bộ trưởng, các Chủ nhiệm Uỷ ban, Tổng kiểm toán, Trưởng ban thư ký, phong tặng huân chương nhà nước và các danh hiệu danh dự, công bố lệnh đặc xá, tuyên bố đất nước rơi vào tình trạng khẩn cấp, tuyên bố tình trạng chiến tranh, phát lệnh tổng động viên.” Điều 28. Điều 81 Hiến pháp quy định: “Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đại diện cho nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tiếp nhận Đại sứ nước ngoài; căn cứ vào quyết định của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, phái và triệu hồi Đại sứ toàn quyền tại nước ngoài, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước hoặc hiệp định quan trọng với nước ngoài.” Nay sửa thành: “Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đại diện cho nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trong các hoạt động đối nội, tiếp nhận Đại sứ nước ngoài; căn cứ vào quyết định của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc phái hoặc triệu hồi đại sứ tại nước ngoài, phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước hoặc hiệp định quan trọng ký với nước ngoài.” Điều 29. Điều 89 Hiến pháp quy định chức năng quyền hạn thứ 16 của Quốc Vụ viện quyết định lệnh giới nghiêm trong phạm vi nội bộ của Tỉnh, Khu tự trị, Thành phố trực thuộc. Nay sửa thành : “chức năng quyền hạn thứ 16 là quyết định tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật đối với Tỉnh, Khu tự trị, Thành phố trực thuộc.” Điều 30. Điều 98 Hiến pháp quy định “Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, Huyện, Thành phố, Khu trực thuộc thành phố có nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội Đại biểu nhân dân Hương, Hương dân tộc, Trấn có nhiệm kỳ 3 năm.” Nay sửa thành: “Nhiệm kỳ của Đại hội Đại biểu nhân dân cấp địa phương là 5 năm”. Điều 31. Chương 4 Hiến pháp “Quốc kỳ, quốc huy, thủ đô” sửa thành “Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, thủ đô”. Điều 136 Hiến pháp tăng thêm 1 khoản, trở thành khoản 2: “Quốc ca của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là ca khúc “Nghĩa dũng quân, tiến lên”.

HIẾN PHÁP TRUNG QUỐC -( Từ điều 1-55)

Năm vùng tự trị: Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, khu tự trị Nội Mông Cổ, khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, khu tự trị dân tộc Duy ngô nhĩ Tân Cương, và khu tự trị Tây Tạng. Bốn thành phố trực thuộc Trung ương: Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh. Ngoài ra, Trung Quốc có hai đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao. 9. Đảng chính trị: Trung Quốc có một đảng chính trị lớn đang cầm quyền là Đảng cộng sản Trung Quốc. Ngoài ra còn có một số đảng nhỏ khác. 10. Độ tuổi được tham gia bầu cử: Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đủ 18 tuổi không phân biệt dân tộc, chủng tộc, giới tính, nghề nghiệp, thành phần gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ giáo dục, tình hình tài chính, giới hạn cư trú đều có quyền bầu cử và ứng cử; trừ những người mà theo quy định của pháp luật bị tước quyền chính trị. 11. Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật Trung Quốc phỏng theo hệ thống luật dân sự của Châu Âu. Dân luật Trung Quốc là sự hỗn hợp giữa pháp luật của hệ thống dân luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa. 12. Bộ máy nhà nước i) Ngành lập pháp Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cơ quan quyền lực cao nhất, có khoảng 3.000 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc họp mỗi năm một kỳ trong khoảng thời gian gần 2 tuần vào mùa xuân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản như: 1) Sửa đổi Hiến pháp; 2) Giám sát việc thực thi Hiến pháp, 3) Ban hành và sửa đổi các đạo luật cơ bản về các lĩnh vực hình sự, dân sự và tổ chức bộ máy nhà nước; 4) Bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo Nhà nước; 5) Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế, thành lập hoặc bãi bỏ các tỉnh, các khu tự trị, các khu hành chính đặc biệt; 6) Giám sát hoạt động của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc; Quốc vụ viện, Hội đồng Quân ủy Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời gian giữa các kỳ họp, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ của Đại hội. Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc có 150 thành viên có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. ii) Ngành hành pháp Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nguyên thủ Quốc gia. Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc Vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa còn gọi là chính phủ nhân dân trung ương là cơ quan hành pháp nhà nước cao nhất, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Nhiệm kỳ của Quốc vụ viện trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Thủ tướng lãnh đạo công tác Quốc Vụ viện. Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ viện không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ. iii) Ngành tư pháp Toà án nhân dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cơ quan xét xử của nhà nước. Nước Cộng hoà nhân dân Trung TUYỂN TẬP HIẾN PHÁPMỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 187 Hoa thành lập Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân các cấp địa phương, các Toà chuyên môn và Toà quân sự. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất trong hệ thống tư pháp của Trung Quốc. Các thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bổ nhiệm. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan công tố cao nhất của Trung Quốc. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bổ nhiệm. II. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (Được thông qua ngày 04/02/1982, có hiệu lực từ 04/12/1982) LỜI NÓI ĐẦU Trung Quốc là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Nhân dân các dân tộc Trung Quốc đã cùng nhau xây dựng nên một nền văn hoá huy hoàng, sán lạn, với truyền thống cách mạng quang vinh. Từ sau năm 1840, nước Trung Quốc phong kiến từng bước trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Nhân dân Trung Quốc tiếp bước thế hệ đi trước, anh dũng đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc và tự do dân chủ. Thế kỷ 20, Trung Quốc đã xảy ra sự thay đổi lịch sử long trời lở đất. Năm 1911, Tôn Trung Sơn lãnh đạo cách mạng Tân Hợi lật đổ đế chế phong kiến, thành lập nước Trung Hoa dân quốc. Nhưng nhiệm vụ lịch sử của nhân dân Trung Quốc đánh bại chủ nghĩa đế quốc và phong kiến vẫn chưa hoàn thành. Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc do lãnh tụ Mao Trạch Đông lãnh đạo nhân dân các dân tộc Trung Quốc tiến hành đấu tranh vũ trang và các hình thức đấu tranh khác trong cuộc trường chinh gian khổ, cuối cùng đã lật đổ sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư bản quan liêu, giành thắng lợi vĩ đại cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới, thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Từ đó nhân dân Trung Quốc nắm được quyền lực nhà nước, trở thành chủ nhân quốc gia. Sau khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Trung Quốc từng bước thực hiện chủ nghĩa dân chủ mới quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đã hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với chế độ tư hữu tư liệu sản xuất, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa, lấy cơ sở là chuyên chính dân chủ nhân dân với nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, trên thực tế, chuyên chính giai cấp vô sản được củng cố và phát triển. Nhân dân Trung Quốc và quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã đánh thắng chủ nghĩa đế quốc, đánh thắng sự xâm lược của chủ nghĩa bá quyền, chiến tranh phá hoại và vũ trang đẫm máu, bảo vệ độc lập, an ninh quốc gia, tăng cường an ninh quốc phòng. Về mặt kinh tế, đã giành được những thành tựu vô cùng quan trọng, hình thành tương đối hoàn chỉnh hệ thống công nghiệp XHCN, sản xuất nông nghiệp nâng cao rõ rệt. Các sự nghiệp giáo dục, khoa học, văn hoá…phát triển mạnh mẽ. Việc giáo dục tư tưởng XHCN giành được thành tựu rõ rệt. Đời sống của phần lớn bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể. Sự thắng lợi của cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới Trung Quốc và những thành tựu của sự nghiệp XHCN do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân các dân tộc Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của lý luận Mác- Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông kiên trì chân lý, sửa chữa sai lầm, gian khổ đấu tranh và giành được thắng lợi. Từ nay về sau, nhiệm vụ căn bản của nước ta là tập trung lực lượng tiến hành xây dựng hiện đại hoá XHCN. Nhân dân các dân tộc Trung Quốc sẽ tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, với sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Mao Trạch Đông kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì con đường XHCN, kiên trì cải cách đổi mới, không ngừng hoàn thiện các mặt của chế độ XHCN, phát triển dân chủ XHCN, kiện toàn pháp chế XHCN, tự lực cánh sinh, gian khổ phấn đấu, từng bước thực hiện hiện đại hoá công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và khoa học kỹ thuật, xây dựng đất nước ta thành một nước XHCN giàu mạnh, dân chủ văn minh. Ở nước ta, giai cấp bóc lột đã bị xoá bỏ, nhưng đấu tranh giai cấp vẫn còn tồn tại trong một phạm vi và thời gian nhất định. Nhân dân Trung Quốc vẫn cần tiến hành đấu tranh với các thế lực phản động trong và ngoài nước, đấu tranh với phần tử chống đối nhằm phá hoại chế độ XHCN ở nước ta. Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của nhân dân cả nước Trung Quốc trong đó bao gồm đồng bào Đài Loan. Sự nghiệp xây dựng XHCN phải dựa vào giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức đoàn kết tất cả các lực lượng có thể đoàn kết. Trong quá trình lâu dài của cách mạng và xây dựng đã kết thành các đảng phái dân chủ và các đoàn thể nhân dân tham gia, do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo được toàn thể nhân dân lao động XHCN, người yêu nước XHCN và chiến tuyến thống nhất của đông đảo người yêu nước ủng hộ. Chiến tuyến thống nhất tiếp tục được củng cố và phát triển. Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc là tổ chức mặt trận yêu nước thống nhất rộng rãi, từng phát huy tác dụng quan trọng trong lịch sử. Từ nay về sau, trong đời sống chính trị cả nước, đời sống xã hội và trong các hoạt động đối ngoại hoà bình, trong sự nghiệp tiến hành xây dựng hiện đại hoá XHCN, trong đấu tranh thống nhất và đoàn kết bảo vệ nhà nước, sẽ từng bước phát huy các tác dụng quan trọng khác. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là quốc gia đa dân tộc thống nhất, do cộng đồng các dân tộc trong cả nước tạo nên, xác lập quan hệ dân tộc XHCN bình đẳng, đoàn kết tương trợ lẫn nhau và quan hệ đó tiếp tục được tăng cường. Trong quá trình đấu tranh bảo vệ đoàn kết dân tộc, phản đối chủ nghĩa đại dân tộc, chủ yếu là chủ nghĩa dân tộc đại Hán, phản đối chủ nghĩa dân tộc địa phương. Nhà nước cố gắng hết sức để thúc đẩy sự phồn vinh giữa các dân tộc trên cả nước. Thành tựu cách mạng và xây dựng Trung Quốc là không tách rời khỏi sự ủng hộ của nhân dân toàn thế giới. Tương lai của Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết với tương lai của thế giới. Trung Quốc kiên trì chính sách ngoại giao độc lập, tự chủ, kiên trì 5 nguyên tắc chung sống hoà bình, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, phát triển quan hệ ngoại giao và kinh tế, giao lưu văn hoá với các nước, kiên trì chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa thực dân, tăng cường đoàn kết nhân dân các nước trên thế giới, ủng hộ nhân dân các nước đang phát triển và các dân tộc bị áp bức trong sự nghiệp chính nghĩa, giành lấy và bảo vệ nền độc lập, phát triển kinh tế dân tộc, nỗ lực để bảo vệ hoà bình thế giới và thúc đẩy sự tiến bộ của loài người. Bản hiến pháp này dùng hình thức pháp luật xác nhận thành quả đấu tranh của nhân dân các dân tộc Trung Quốc. quy định chế độ và nhiệm vụ căn bản của nhà nước, là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Nhân dân các dân tộc trong cả nước, tất cả các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các chính đảng và đoàn thể xã hội, các tổ chức sự nghiệp, các doanh nghiệp đều phải lấy Hiến pháp làm tiêu chuẩn xử sự căn bản trong hoạt động của mình và có trách nhiệm trong việc bảo vệ sự tôn nghiêm của Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được thi hành. CHƯƠNG I NGUYÊN TẮC CHUNG Điều 1. Thể chế nhà nước Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là nhà nước xã hội chủ nghĩa của chuyên chính dân chủ nhân dân, với nền tảng là liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ cơ bản của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa. Điều 2. Chính thể nhà nước Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan đại diện là Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương. Nhân dân dựa vào quy định pháp luật, thông qua cách thức và hình thức quản lý công việc nhà nước, quản lý các ngành kinh tế và văn hoá, quản lý công việc xã hội. Điều 3. Nguyên tắc tập trung dân chủ Các cơ quan nhà nước nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ. Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp đều chịu trách nhiệm trước nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Cơ quan hành chính, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát đều do Đại hội Đại biểu nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm, và chịu sự giám sát của cơ quan này. Sự phân cấp chức năng, quyền hạn của cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương phải tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ trung ương dựa trên nguyên tắc phát huy đầy đủ tính chủ động, tích cực của địa phương. Điều 4. Chính sách dân tộc Các dân tộc đang sinh sống trên đất nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa hoàn toàn bình đẳng. Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số, bảo vệ và phát triển sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị và áp bức dân tộc thiểu số, nghiêm cấm hành vi phá hoại sự đoàn kết, gây chia rẽ các dân tộc. Nhà nước dựa vào đặc điểm và yêu cầu của các dân tộc thiểu số, giúp đỡ các khu vực dân tộc thiểu số nhanh chóng phát triển kinh tế và văn hoá. Địa phương tập trung các dân tộc thiểu số sinh sống thực hiện chế độ khu tự trị, xây dựng cơ quan tự trị, thi hành quyền tự trị. Địa phương tự trị các dân tộc là bộ phận không thể tách rời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Các dân tộc đều có quyền tự do sử dụng và phát triển tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, có quyền tự do giữ gìn hoặc thay đổi phong tục tập quán của mình. Điều 5. Sự tôn nghiêm và thống nhất của pháp chế Nhà nước bảo vệ sự thống nhất và tôn nghiêm của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tất cả quy phạm pháp luật, văn bản pháp quy hành chính và văn bản pháp quy mang tính địa phương đều không được trái với hiến pháp. Tất cả các cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang, các đảng phái chính trị và đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đều phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Mọi hành vi vi phạm hiến pháp và pháp luật, đều bị truy cứu. Hành vi của mọi tổ chức hoặc cá nhân đều không được vượt quá quy định của hiến pháp và pháp luật. Điều 6. Chế độ công hữu và nguyên tắc phân phối theo lao động Cơ sở của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể quần chúng lao động. Chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa xoá bỏ chế độ người bóc lột người, thực hiện nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Điều 7. Kinh tế quốc doanh Kinh tế quốc doanh là kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân xã hội chủ nghĩa, là lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước bảo đảm sự ổn định và phát triển của kinh tế quốc doanh. Điều 8. Kinh tế tập thể Công xã nhân dân nông thôn, hợp tác sản xuất nông nghiệp và các hình thức hợp tác kinh tế khác như sản xuất, dịch vụ, tín dụng, tiêu dùng, là chế độ kinh tế tập thể của quần chúng lao động XHCN. Người lao động tham gia vào tổ chức kinh tế tập thể nông thôn, có quyền kinh doanh trên đất phần trăm, diện tích rừng phần trăm, nghề phụ gia đình, trồng trọt chăn nuôi trong phạm vi quy định của pháp luật. Các hình thức hợp tác kinh tế giữa các ngành công nghiệp thủ công, công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, dịch vụ…ở các thành phố thị trấn đều là kinh tế sở hữu tập thể quần chúng lao động xã hội chủ nghĩa. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế tập thể ở thành phố, thị trấn, khuyến khích, chỉ đạo, và giúp đỡ việc phát triển kinh tế tập thể. Điều 9. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, nguồn nước, rừng, đồi núi, thảo nguyên, đất hoang, đầm lầy…đều thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân. Ngoài ra, các tài nguyên rừng, đồi núi, đồng cỏ, đất hoang do pháp luật quy định thuộc sở hữu tập thể. Nhà nước bảo đảm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ động, thực vật quý hiếm. Nghiêm cấm mọi tổ chức hoặc cá nhân dùng bất cứ thủ đoạn nào chiếm đoạt hoặc phá hoại tài nguyên thiên nhiên. Điều 10. Chế độ đất đai Đất đai ở thành phố thuộc sở hữu nhà nước. Đất đai ở nông thôn, ngoại ô thành phố, ngoài do pháp luật quy định thuộc sở hữu nhà nước, thì thuộc sở hữu tập thể, đất ở, đất phần trăm, diện tích đất đồi núi phần trăm đều thuộc sở hữu tập thể. Nhà nước căn cứ vào nhu cầu lợi ích công cộng, có thể tiến hành trưng dụng đất đai theo quy định của pháp luật. Mọi tổ chức hoặc cá nhân không được chiếm đoạt, mua bán, cho thuê hoặc chuyển nhượng đất đai dưới các hình thức trái quy định pháp luật. Mọi tổ chức và cá nhân phải sử dụng đất đai hợp lý. Điều 11. Kinh tế phi công hữu Kinh tế cá thể của người lao động thành phố thị trấn trong phạm vi quy định của pháp luật là sự bổ sung của kinh tế công hữu xã hội chủ nghĩa. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của kinh tế cá thể. Nhà nước quản lý hành chính, chỉ đạo, giúp đỡ và giám sát kinh tế cá thể. Điều 12. Nguyên tắc không xâm phạm tài sản công cộng Tuyệt đối không xâm phạm tài sản công hữu thiêng liêng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước bảo vệ tài sản công xã hội chủ nghĩa. Nghiêm cấm mọi tổ chức hoặc cá nhân dùng bất cứ thủ đoạn nào chiếm đoạt hoặc phá hoại tài sản nhà nước và tập thể. Điều 13. Bảo vệ tài sản thuộc sở hữu tư nhân Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu nhà cửa và các tài sản được hình thành từ nguồn thu nhập và tích lũy hợp pháp của công dân. Nhà nước dựa vào các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền thừa kế tư nhân về tài sản công dân. Điều 14. Chế độ sản xuất, tích luỹ và tiêu dùng Nhà nước thông qua việc nâng cao tính tích cực và trình độ kỹ thuật của người lao động, đẩy mạnh khoa học kỹ thuật tiên tiến, hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế và chế độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện các hình thức chế độ trách nhiệm xã hội chủ nghĩa, cải tiến tổ chức lao động, không ngừng nâng cao sức sản xuất và hiệu quả kinh tế, phát triển sức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Nhà nước thực hiện hợp lý việc tích luỹ và tiêu dùng, chú ý toàn diện đến lợi ích quốc gia, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, trên cơ sở phát triển sức sản xuất, từng bước cải thiện đời sống vật chất và đời sống văn hoá của nhân dân. Điều 15. Kinh tế kế hoạch Nhà nước thực hiện kinh tế kế hoạch trên cơ sở công hữu xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thông qua cân bằng tổng hợp kinh tế kế hoạch và tác dụng bổ trợ của điều tiết thị trường, bảo đảm phát triển hài hoà kinh tế quốc dân. Nghiêm cấm tất cả các tổ chức hoặc cá nhân làm xáo trộn trật tự xã hội, phá hoại kế hoạch kinh tế nhà nước. Điều 16. Doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp quốc doanh phục tùng sự lãnh đạo thống nhất của nhà nước và hoàn thành kế hoạch của nhà nước, có quyền tự chủ trong quản lý kinh doanh trong phạm vi quy định pháp luật. Doanh nghiệp quốc doanh trên cơ sở quy định pháp luật, thực hiện quản lý dân chủ thông qua Đại hội Đại biểu công nhân viên chức và các hình thức khác. Điều 17. Doanh nghiệp tập thể Tổ chức kinh tế tập thể chịu sự chỉ đạo của kế hoạch nhà nước và tuân thủ pháp luật có liên quan, có quyền độc lập, tự chủ tiến hành các hoạt động kinh tế. Theo quy định của pháp luật, tổ chức kinh tế tập thể quản lý người lao động dựa trên nguyên tắc dân chủ; người lao động có quyền bầu hoặc bãi miễn người quản lý, quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động quản lý kinh doanh. Điều 18. Đầu tư nước ngoài Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cho phép doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc, hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc hoặc với các tổ chức kinh tế khác tiến hành các hình thức hợp tác kinh tế theo quy định của pháp luật nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh đều phải tuân thủ pháp luật nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đều được pháp luật nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa bảo vệ. Điều 19. Sự nghiệp giáo dục Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học toàn dân. Nhà nước thành lập các trường học, phổ cập giáo dục cấp tiểu học, phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở, giáo dục dạy nghề và giáo dục phổ thông trung học, đồng thời phát triển giáo dục mầm non. Nhà nước thực hiện phát triển các loại hình giáo dục, xoá mù chữ, tiến hành giáo dục chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ đối với công nhân, nông dân, công nhân viên chức nhà nước, và người lao động khác, khuyến khích nhân tài tự học. Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức đơn vị sự nghiệp nhà nước và các lực lượng xã hội khác xây dựng các loại hình giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật. Nhà nước đẩy mạnh sử dụng phổ biến tiếng phổ thông trong phạm vi cả nước. Điều 20. Sự nghiệp khoa học Nhà nước phát triển khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, phổ cập tri thức khoa học và kỹ thuật, khuyến khích các thành quả nghiên cứu khoa học và sáng tạo phát minh kỹ thuật. Điều 21. Sự nghiệp vệ sinh, y tế và giáo dục thể chất Nhà nước phát triển sự nghiệp vệ sinh y tế, phát triển ngành y tế hiện đại và y học truyền thống, khuyến khích và ủng hộ các tổ chức kinh tế tập thể nông thôn, đơn vị kinh tế, sự nghiệp nhà nước và các tổ chức dân phố (xã, phường) xây dựng cơ sở vệ sinh, y tế, triển khai hoạt động vệ sinh mang tính quần chúng, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục thể chất, triển khai hoạt động thể chất quần chúng, tăng cường thể chất người dân. Điều 22. Sự nghiệp văn hoá Nhà nước phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật, phát thanh truyền hình, xuất bản, phát hành, bảo tàng văn hoá, thư viện và các sự nghiệp văn hoá khác phục vụ quần chúng nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội, triển khai hoạt động văn hoá mang tính quần chúng. Nhà nước bảo vệ di tích lịch sử, di sản văn hoá quý giá và các di sản văn hoá lịch sử quan trọng khác. Điều 23. Tầng lớp trí thức Nhà nước bồi dưỡng nhân tài, nhân viên chuyên nghiệp trên mọi lĩnh vực, đội ngũ tri thức, tạo điều kiện để phát huy mạnh mẽ tác dụng của họ trong sự nghiệp hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, phục vụ chủ nghĩa xã hội. Điều 24. Xây dựng văn minh tinh thần Nhà nước chú trọng phổ cập, giáo dục lý tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá, kỷ luật và giáo dục pháp chế, thông qua việc ban hành và chấp hành các quy tắc xử sự trong quần chúng ở phạm vi các thành phố, thị trấn, góp phần xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa. Nhà nước nêu cao truyền thống yêu nước, dân tộc, yêu lao động, yêu khoa học, yêu chủ nghĩa xã hội, triển khai giáo dục sâu rộng trong nhân dân chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa cộng sản, tiến hành giáo dục chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, phản đối chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phong kiến và tư tưởng lạc hậu khác. Điều 25. Sinh đẻ kế hoạch Nhà nước áp dụng sinh đẻ kế hoạch, điều chỉnh sự tăng trưởng dân số phù hợp với sự phát triển xã hội và kinh tế. Điều 26. Đời sống, môi trường sinh thái Nhà nước bảo vệ và cải thiện cuộc sống và môi trường sống, phòng chống ô nhiễm và các hoạt động công ích khác. Nhà nước tổ chức và động viên việc trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng. Điều 27. Chế độ cơ quan nhà nước và cán bộ viên chức Tất cả các cơ quan nhà nước trên nguyên tắc tinh giản, thực hiện chế độ công tác trách nhiệm, thực hiện bồi dưỡng và thi sát hạch đối với cán bộ viên chức công tác trong bộ máy nhà nước, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, chống chủ nghĩa quan liêu. Tất cả các cơ quan nhà nước và cán bộ công nhân viên chức nhà nước phải dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, thường xuyên bảo đảm mối liên hệ mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến và kiến nghị của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và nỗ lực phục vụ nhân dân. Điều 28. Bảo vệ trật tự xã hội Nhà nước bảo vệ trật tự xã hội chủ nghĩa, trấn áp các hoạt động phản quốc và các hoạt động phản cách mạng khác, xử lý các hoạt động làm nguy hại đến trật tự trị an, phá hoại kinh tế xã hội chủ nghĩa, và các hoạt động tội phạm khác, trừng trị và cải tạo các phần tử phạm tội. Điều 29. Lực lượng vũ trang Lực lượng vũ trang nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thuộc về nhân dân, với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân yêu chuộng hoà bình, tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước, nỗ lực phục vụ nhân dân. Nhà nước tăng cường xây dựng cách mạng hoá, hiện đại hoá, chính quy hoá lực lượng vũ trang, tăng cường lực lượng quốc phòng. Điều 30. Khu vực hành chính Các khu vực hành chính nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được phân định như sau: 1. Cả nước phân thành Tỉnh, Khu tự trị, Thành phố trực thuộc. 2. Tỉnh, Khu tự trị phân thành Châu tự trị, Huyện, Huyện tự trị, Thành phố. 3. Huyện, Huyện tự trị phân thành Hương, Hương dân tộc, Trấn. Thành phố trực thuộc và thành phố tương đối lớn phân thành Khu và Huyện. Châu tự trị phân thành Huyện, Huyện tự trị, Thành phố. Khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị đều là tự trị dân tộc địa phương. Điều 31. Khu vực hành chính đặc biệt Nhà nước trong trường hợp cần thiết có thể thành lập khu hành chính đặc biệt. Trong khu hành chính đặc biệt thi hành chế độ căn cứ theo tình hình cụ thể do Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc quy định theo pháp luật. Điều 32. Chính sách bảo vệ đối với người nước ngoài Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài trong phạm vi biên giới nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, người nước ngoài trong lãnh thổ Trung Quốc phải tuân thủ pháp luật nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Người nước ngoài vì lý do chính trị có yêu cầu nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cho cư trú, có thể được nhà nước bảo vệ quyền lợi. CHƯƠNG 2 QUYỀN VÀ NGHĨAVỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN Điều 33. Quyền công dân Tất cả những người có quốc tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đều là công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Mọi công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đều bình đẳng trước pháp luật. Tất cả quyền lợi của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định, đồng thời Hiến pháp và pháp luật quy định nghĩa vụ của công dân. Điều 34. Quyền bầu cử và quyền ứng cử Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đủ 18 tuổi không phân biệt dân tộc, chủng tộc, giới tính, nghề nghiệp, thành phần gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ giáo dục, tình hình tài chính, giới hạn cư trú đều có quyền bầu cử và ứng cử; trừ những người mà theo quy định của pháp luật bị tước quyền chính trị. Điều 35. Quyền tự do chính trị cơ bản Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, lập hội, tham gia tổ chức đoàn thể, đi lại, biểu tình. Điều 36. Quyền tự do tín ngưỡng Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân không được cưỡng chế công dân đi theo tôn giáo hoặc từ bỏ tôn giáo, không được phân biệt, kỳ thị người có tôn giáo và người không tôn giáo. Nhà nước bảo đảm hoạt động tôn giáo bình thường. Nghiêm cấm bất kỳ người nào lợi dụng hoạt động tôn giáo để phá hoại trật tự xã hội, tổn hại đến sức khoẻ của công dân, làm ảnh hưởng các chế độ giáo dục của nhà nước. Đoàn thể tôn giáo và sự nghiệp tôn giáo không chịu sự chi phối của thế lực bên ngoài. Điều 37. Quyền tự do thân thể Quyền tự do thân thể của công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là bất khả xâm phạm. Tất cả mọi công dân, trừ những người do Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn hoặc quyết định hoặc những người do Toà án nhân dân quyết định, và do cơ quan công an thi hành, đều không bị bắt giữ. Nghiêm cấm các hành vi giam giữ, bắt bớ trái pháp luật hoặc hạn chế tự do thân thể công dân, nghiêm cấm việc xâm phạm thân thể công dân một cách bất hợp pháp. Điều 38. Tôn trọng và bảo vệ danh dự Danh dự của công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được tôn trọng và không bị xâm hại, nghiêm cấm việc làm nhục, xúc phạm, vu cáo, bức hại công dân dưới bất kỳ hình thức nào. Điều 39. Quyền bất khả xâm phạm nơi ở Nơi ở của công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không bị xâm phạm. Nghiêm cấm các hành vi khám xét hoặc đột nhập một cách bất hợp pháp nơi ở của công dân. Điều 40. Quyền tự do thư tín và bảo mật thư tín Quyền tự do thư tín và bảo mật thư tín của công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được pháp luật bảo vệ. Trừ trường hợp vì lý do an ninh quốc gia hoặc do yêu cầu của việc bắt giữ tội phạm hình sự, do cơ quan công an hoặc cơ quan kiểm sát tiến hành kiểm tra căn cứ theo trình tự quy định của pháp luật, nghiêm cấm bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào, vì bất cứ lý do gì xâm phạm quyền tự do thư tín hoặc quyền bảo mật thư tín của công dân. Điều 41. Quyền giámsát của công dân đối với cơ quan nhà nước Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền phê bình và kiến nghị đối với bất kỳ cơ quan nhà nước hoặc nhân viên của cơ quan nhà nước; công dân có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc tố giác đối với bất kỳ hành vi không làm tròn trách nhiệm, trái pháp luật của cơ quan nhà nước hoặc nhân viên cơ quan nhà nước, nhưng không được phép bịa đặt hoặc bẻ cong sự thật để vu cáo hãm hại. Đối với khiếu nại, khiếu tố hoặc tố giác của công dân, cơ quan có liên quan phải điều tra rõ sự việc, có trách nhiệm xử lý. Nghiêm cấm mọi hành vi khống chế, đả kích, báo thù. Những người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước hoặc người công tác trong cơ quan nhà nước gây ra có quyền đòi bồi thường theo các quy định pháp luật. Điều 42. Quyền và nghĩa vụ lao động Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền và nghĩa vụ về lao động. Nhà nước thông qua nhiều hình thức tạo điều kiện về việc làm, tăng cường bảo đảm việc làm, cải tạo điều kiện lao động, và trên cơ sở phát triển sức sản xuất nâng cao thu nhập của người lao động và phúc lợi đãi ngộ. Lao động là trách nhiệm vinh quang của tất cả công dân có đầy đủ năng lực lao động. Người lao động ở trong doanh nghiệp quốc doanh và tổ chức kinh tế tập thể ở thành phố thị trấn đều phải có thái độ của người làm chủ quốc gia đối với lao động của chính mình. Nhà nước phát động thi đua, khen thưởng các điển hình lao động và các cá nhân lao động tiên tiến XHCN. Nhà nước phát động nghĩa vụ lao động việc làm đối với công dân. Nhà nước bồi dưỡng, giáo dục dạy nghề cần thiết trước khi công dân tìm việc làm. Điều 43. Quyền nghỉ ngơi của người lao động Người lao động là công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền nghỉ ngơi. Nhà nước phát triển các biện pháp nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, quy định chế độ thời gian làm việc và nghỉ ngơi của công nhân viên chức. Điều 44. Chế độ hưu trí Nhà nước căn cứ theo quy định của pháp luật thực hiện chế độ hưu trí đối với cán bộ công nhân viên chức làm việc tại cơ quan nhà nước và tổ chức đơn vị sự nghiệp. Cuộc sống của người nghỉ hưu được nhà nước và xã hội bảo đảm. Điều 45. Quyền được trợ cấp khó khăn Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa nếu rơi vào tình trạng già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động, có quyền nhận được sự giúp đỡ vật chất của nhà nước và xã hội. Nhà nước phát triển bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội, và sự nghiệp y tế nhằm phục vụ quyền lợi của công dân. Nhà nước và xã hội bảo đảm đời sống cho thương binh, gia đình anh hùng liệt sỹ, ưu đãi gia đình quân nhân. Nhà nước và xã hội giúp đỡ, sắp xếp lao động, ổn định cuộc sống, giáo dục cho những công dân tàn tật như mù, điếc, câm và những công dân tàn tật khác. Điều 46. Quyền và nghĩa vụ giáo dục Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền và nghĩa vụ được giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để thanh niên, thiếu niên, nhi đồng phát triển toàn diện về các mặt: đạo đức, trí lực, thể chất. Điều 47. Tự do hoạt động văn hoá Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền tự do trong việc tiến hành nghiên cứu khoa học, sáng tạo văn học nghệ thuật và các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong sự nghiệp giáo dục, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật và sự nghiệp văn hoá khác. Điều 48. Nguyên tắc bình đẳng nam nữ Phụ nữ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền bình đẳng với nam giới trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống gia đình. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ, thực hiện trả lương bình đẳng giữa nam và nữ, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ nữ. Điều 49. Chế độ hôn nhân, gia đình Hôn nhân, gia đình, bà mẹ và trẻ em được nhà nước bảo vệ. Hai bên vợ và chồng phải thực hiện nghĩa vụ kế hoạch hoá gia đình. Cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục trẻ vị thành niên, người thành niên có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm hành vi phá hoại tự do hôn nhân, ngược đãi người già, phụ nữ và trẻ em. Điều 50. Bảo đảm quyền lợi của Hoa kiều, người Trung Quốc về nước Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Hoa kiều, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của kiều bào và Hoa kiều. Điều 51. Hạn chế quyền tự do và quyền lợi công dân Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa khi thực hiện quyền tự do và quyền lợi của mình không được xâm hại đến tự do và quyền lợi hợp pháp của nhà nước, xã hội, tập thể và công dân khác. Điều 52. Nghĩa vụ thống nhất tổ quốc và đoàn kết dân tộc Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có nghĩa vụ bảo vệ sự thống nhất Tổ quốc và đoàn kết các dân tộc trong nước. Điều 53. Nghĩa vụ tôn trọng pháp luật Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ bí mật quốc gia, giữ gìn tài sản công cộng, tuân thủ kỷ luật lao động, tuân thủ trật tự công cộng, tôn trọng đạo đức xã hội. Điều 54. Nghĩa vụ bảo vệ an toàn, danh dự, lợi ích của nhà nước Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có nghĩa vụ bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia, không được có hành vi xâm hại đến sự an toàn, danh dự và lợi ích của nhà nước. Điều 55. Nghĩa vụ bảo vệ nhà nước và nghĩa vụ quân sự Bảo vệ tổ quốc, chống chiến tranh xâm lược là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia tổ chức dân quân theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ vinh quang của mỗi công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

TP ĐÀ NẴNG PHẢN PHÁO THANH TRA !

TOÀN VĂN PHẢN HỒI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÀ NẴNG VỀ KẾT LUẬN CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ Ngày 17/1 sau khi Bí thư Đà Nẵng – ông Nguyễn Bá Thanh – vừa ra nhận chức Trưởng ban Nội chính TW, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận động trời: chính quyền Đà Nẵng gần 10 năm làm thất thoát trên 3.400 tỉ đồng (bằng 3% vụ Vinasin). Ngay sau đó, ngày 19/1 UBND thành phố Đà Nẵng có thông báo số 12/TB-UBND phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ, khẳng định: “kết luận gây thất thu ngân sách 3.434.254.712.950 đồng là không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục”. Dưới đây là toàn văn thông báo này. I. Về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Tất cả các dự án mà Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra được thành phố tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch sử dụng đất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 503/QĐ-TTg ngày 31.5.2000, Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2002, Nghị quyết số 11/2006/NQ-CP ngày 26.5.2006, Nghị quyết số 41/2007/NQ-CP ngày 31.7.2007; được UBND thành phố ban hành kế hoạch sử dụng đất hằng năm. Quy hoạch tổng thể của thành phố Đà Nẵng có sự tham gia của các tổ chức tư vấn thiết kế trong và ngoài nước có kinh nghiệm, góp phần tham gia xây dựng quy hoạch của Đà Nẵng rộng hơn, đồng thời đón đầu xu thế phát triển. Đà Nẵng đã có một quy hoạch đi trước một bước, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ nên đã được các nhà đầu tư xem Đà Nẵng là điểm đến hấp dẫn…. Thực tế như vậy, thành phố có rất nhiều dự án đã, đang triển khai và đưa vào sử dụng… nên đô thị thành phố ngày càng khang trang, hiện đại như ngày hôm nay. Đi cùng với công tác quy hoạch, thành phố tập trung giải phóng mặt bằng trên diện rộng để tạo ra thật nhiều quỹ đất tái định cư bố trí cho nhân dân vùng giải tỏa có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ (cách làm này tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân đối với chủ trương của thành phố). Quỹ đất còn lại theo quy hoạch, thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục mời gọi đầu tư, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định nhằm tạo nguồn thu để chi cho đầu tư phát triển. Với nguồn quỹ đất dồi dào đã tạo ra giá đất phù hợp, nhân dân được hưởng lợi các mặt về an sinh xã hội, các nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận để đầu tư dự án có tính khả thi. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nên một số dự án chưa triển khai. Thành phố sẽ đôn đốc các nhà đầu tư sớm triển khai dự án. Vì vậy, việc Thanh tra Chính phủ kết luận “công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu căn cứ, cơ sở, chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu thực tế của địa phương. Tình trạng đất đai sau khi được san lấp, giải tỏa, chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất để hoang hóa lớn, ít dự án đầu tư được thực hiện” là không có cơ sở. II. Về đấu giá và giao quyền sử dụng đất: UBND thành phố Đà Nẵng khẳng định tất cả các trường hợp giao đất cho các tổ chức, cá nhân đều được công khai đấu giá và giao quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm, cụ thể là: - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; - Quyết định 216/2005/QĐ-TTG ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đấu giá quyền sử dụng đất; Việc đấu giá quyền sử dụng đất được các đơn vị công khai trên báo chí, đảm bảo đúng thời gian và các tiêu chí theo quy định: Địa điểm xây dựng, các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch, diện tích, đơn giá, mục đích sử dụng đất, thời gian, địa điểm đăng ký… để các nhà đầu tư có thông tin đăng ký đấu giá. Vì vậy, việc Thanh tra Chính phủ kết luận: “Việc đấu giá quyền sử dụng đất trong những năm qua, UBND thành phố Đà Nẵng triển khai không tốt, từ khâu ban hành quy chế đấu giá đến tổ chức thực hiện không tuân thủ quy định của Luật Đất đai và Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tỷ lệ các phiên đấu giá thành công quá thấp, chưa tạo được thị trường bình đẳng, khách quan khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm thu cho ngân sách nhà nước có hiệu quả… Tình trạng giao đất không thông qua đấu giá còn phổ biến dẫn đến việc xác định giá thu tiền sử dụng đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, tạo điều kiện để một số nhà đầu tư đầu cơ, thu lợi” là không có cơ sở. III. Việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tổ chức và công dân trong việc liên hệ với cơ quan nhà nước khi làm thủ tục nhận đất, nộp tiền sử dụng đất… theo chủ trương của UBND thành phố, đồng thời căn cứ vào thực tiễn của địa phương (việc đền bù, giải tỏa thực hiện trên diện rộng nên áp lực về giải quyết bồi thường thiệt hại, tái định cư, quản lý nguồn thu từ đất là rất lớn) nên sau khi có chủ trương giao đất cụ thể bằng văn bản của UBND thành phố, thành phố đã giao các đơn vị ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Chủ trương này đã thực hiện trong nhiều năm qua và đạt được nhiều hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai (giao đất, quản lý thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, trách nhiệm giữa Nhà nước và tổ chức, cá nhân được giao đất), mang lại hiệu quả về mặt xã hội rất lớn và giữ vững môi trường đầu tư, đó là: Các đơn vị này thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết theo quy định. Các tổ chức, cá nhân chỉ liên hệ đến 1 đơn vị để làm thủ tục từ việc giải tỏa, bồi thường thiệt hại, bàn giao đất, nộp tiền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Các đơn vị này có chức năng hoạt động như tổ một cửa theo quy trình cải cách thủ tục hành chính hiện hành của thành phố khi giải quyết công việc của nhân dân, tổ chức. Tất cả các trường hợp được giao đất, người được giao quyền sử dụng đất đều phải nộp đủ tiền 100%, thiếu 1 đồng cũng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc quyền hạn và trách nhiệm của UBND thành phố. Cách làm này của thành phố xuất phát từ nhu cầu khách quan, thực tiễn của địa phương, trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với nhân dân, chương trình cải cách thủ tục hành chính và đã phát huy hiệu quả, góp phần rất lớn cho sự thành công của công tác bồi thường, giải tỏa, tái định cư, thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, tạo sự đồng thuận rất lớn trong nhân dân, giữ vững được môi trường đầu tư (đây là yếu tố quan trọng trong việc Đà Nẵng xếp hạng cao 3 năm thứ nhì, 3 năm dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về thủ tục hành chính công theo đánh giá của Bộ Nội vụ công bố tháng 5 năm 2012). Vì vậy, việc Thanh tra Chính phủ kết luận: “Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến phát sinh nhiều sai phạm như: Không đủ căn cứ, cơ sở để xác định giá thu tiền sử dụng đất; việc phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tùy tiện; nhiều nhà đầu tư sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã không thực hiện đầu tư, tiếp tục chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác thu chênh lệch số tiền rất lớn… làm thất thu ngân sách nhà nước, gây thiệt hại lớn về kinh tế” là không có cơ sở. IV. Về Thanh tra Chính phủ kết luận gây thất thoát đối với 6 dự án: Thanh tra Chính phủ thanh tra 46 dự án, trong đó có một số dự án, Thanh tra Chính phủ lấy giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố làm căn cứ chính rồi so với giá đất mà UBND thành phố quyết định có sự chênh lệch, đồng thời không tính mật độ xây dựng khi xác định giá đất để kết luận gây thất thoát là không có cơ sở. Theo quy định, việc phê duyệt giá đất để thu tiền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND thành phố. Hội đồng thẩm định giá đất thành phố do UBND thành phố thành lập gồm đại diện Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục thuế thành phố, Văn phòng UBND thành phố chỉ là bộ phận tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo UBND thành phố trong việc xem xét và quyết định giá đất. Chính vì điều này nên việc đồng ý giảm, tăng hoặc giữ nguyên giá đất theo đề nghị Hội đồng Thẩm định giá đất thành phố là việc làm bình thường và đúng thẩm quyền của UBND thành phố. Giá đất cụ thể được UBND thành phố xác định phù hợp với từng vị trí, địa điểm quy hoạch, điều kiện cơ sở hạ tầng, tính các hệ số theo quy định như: hệ số che khuất, hệ số ngã ba, ngã tư, hệ số ba mặt tiền trở lên,…; phân vệt chiều sâu lô đất, giá đất thị trường ở vị trí đó tại thời điểm và các lô đất đều được đưa ra đấu giá công khai. Việc xác định giá các lô đất lớn phải tính đến mật độ xây dựng thường từ 60% đến 70% so với diện tích khu đất. Thực tế cho thấy có những lô có chiều sâu hàng trăm mét, có diện tích từ vài hecta đến hàng chục hecta. Khi áp dụng phương pháp xác định giá đất theo Chính phủ quy định, Bộ Tài chính hướng dẫn thì giá đất có thể thấp hơn bảng giá do UBND thành phố quy định. Điều này là đương nhiên vì bảng giá do UBND thành phố quy định cho các lô đất nhỏ có diện tích khoảng 100m2, mật độ xây dựng 100%, có cơ sở hạ tầng đầy đủ. Vấn đề này, Bộ Tài chính đã có ý kiến tại Điểm 1 và Điểm 3 Công văn số 11021/BTC-QLCS ngày 16/8/2012, cụ thể như sau: - “Việc Hội đồng liên ngành thẩm định giá đất tỉnh, thành phố căn cứ vào bảng giá đất hằng năm và các phương pháp xác định giá theo quy định của pháp luật (Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn) thực hiện xác định giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất, trình UBND cấp tỉnh quyết định là đúng quy định về thẩm quyền quyết định giá đất tính thu tiền sử dụng đất.”. - “Mật độ xây dựng theo quy hoạch xây dựng chi tiết đã được duyệt chỉ là một trong các căn cứ để xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất”. Riêng về vấn đề này, Ủy ban kiểm tra Trung ương cũng đã có kết luận hết sức cụ thể tại Mục 4 Kết luận số 94 ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng: “Việc bán khu đất 18.000m2 cuối tuyến đường Phạm Văn Đồng, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, khu Thương xá Vĩnh Trung, khu đất số 8 Phan Chu Trinh, khu đất tứ giác Phạm Hồng Thái – Nguyễn Chí Thanh – Nguyễn Thái Học – Yên Báy, khu đất bán cho ông Nguyễn Hữu Sinh, bán cho ông Nguyễn Hữu Bình, cho Công ty TNHH Đức Mạnh, bán cho Công ty TNHH Cafe Trung Nguyên, Công ty An Cư Đông Á. Qua xem xét Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nhận thấy việc bán các khu đất trên là có chủ trương của tập thể UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện theo mục đích thương mại du lịch, không phải giá nhà ở, mật độ xây dựng nhà cao tầng từ 50% – 60% diện tích khu đất. Đất còn lại phục vụ công cộng. Vì vậy, không thể so sánh giữa giá đất làm dịch vụ theo đúng quy hoạch của thành phố với giá đất bán nền hoặc giá đất ở mặt tiền các đường phố chính.” * Cụ thể ở từng dự án: 1. Dự án của Công ty Phúc Thiên Long: Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố, UBND thành phố đã phê duyệt với giá khởi điểm đấu giá lô đất là 2.570.000đồng/m2. Sau khi công khai đấu giá theo đúng quy định của pháp luật nhưng hết thời hạn nêu trên vẫn không có tổ chức, cá nhân nào tham gia đấu giá và chỉ có Công ty Phúc Thiên Long xin nhận quyền sử dụng đất. Lãnh đạo UBND thành phố thống nhất chủ trương giao đất cho Công ty Phúc Thiên Long là phù hợp với quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 181/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Về đơn giá giao quyền sử dụng đất đối với Công ty Phúc Thiên Long, UBND thành phố thống nhất phê duyệt giá đất giao quyền sử dụng đất theo đúng đề xuất của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố với đơn giá là 3.030.000đồng/m2 (cao hơn đơn giá phê duyệt để đấu giá là 1,2 lần). Việc phê duyệt đơn giá đất 3.030.000đồng/m2là đúng thẩm quyền của UBND thành phố, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm. Về việc không xác định lại giá đất và cho phép cho Công ty Phúc Thiên Long gia hạn nộp tiền sử dụng đất là vì: - Sau khi ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty Phúc Thiên Long, tình hình bất động sản cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng giảm sút và đóng băng, đồng thời các ngân hàng đồng loạt không cho vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, do đó vấn đề tài chính của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. - Khu đất này có nguồn gốc là đất quốc phòng nên quá trình làm thủ tục chuyển từ đất quốc phòng sang đất phát triển kinh tế xã hội có kéo dài, đồng thời hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực chưa được đầu tư đồng bộ vì vướng đất quốc phòng dẫn đến Thành phố chưa thể bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án cho chủ đầu tư để triển khai dự án. - Từ tháng 12/2007 đến tháng 9/2009 (từ thời điểm quyết định giá đất đến thời điểm Công ty nộp đủ tiền sử dụng đất), Bảng giá đất năm 2008 và 2009 ở thành phố Đà Nẵng không thay đổi; Thị trường bất động sản giảm sút và đóng băng, lạm phát kéo dài. Thời điểm này bão số 6 vừa đổ bộ vào thành phố Đà Nẵng đã tàn phá nhiều nhà cửa, công trình khu vực ven biển đã gây nên tâm lý e ngại đầu tư vào khu vực ven biển. Vì vậy giá đất khu vực ven biển thời gian này giảm sút. Mặt khác, khu đất này gần sân bay Nước Mặn, nhiều người e ngại chất thải dioxin trước đây trong sân bay còn tồn đọng, ảnh hưởng đến sức khỏe; liền kề khu đất này là vệt biệt thự dọc tường rào sân bay Nước Mặn đã giảm giá nhiều lần, thường xuyên quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng trong nhiều năm liền không có khách hàng liên hệ để nhận quyền sử dụng đất. Nếu tính theo giá chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm năm 2009 (áp dụng Bảng giá đất năm 2009 do UBND thành phố ban hành) thì đơn giá bình quân toàn khu đất là 2.691.319 đồng/m2. Như vậy, giá giao quyền sử dụng đất cho Công ty Phúc Thiên Long cao hơn đơn giá tính theo thị trường tại thời điểm là 338.681đ/m2 (3.030.000đồng/m2 - 2.691.319 đồng/m2) nằm trong khung giá đất của Chính phủ quy định. * Về việc chuyển nhượng giữa các tổ chức, cá nhân: Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất quy định: “Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là số tiền VND tính trên một đơn vị diện tích đất được hình thành từ kết quả của những giao dịch thực tế mang tính phổ biến giữa người cần chuyển nhượng và người muốn được chuyển nhượng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tăng giá do đầu cơ, do thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết thống.” UBND thành phố khẳng định đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức đối với khu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường, vì: - Sau khi Công ty TNHH Phúc Thiên Long được phép chuyển đổi tên sang ông Nguyễn Hữu Bình. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, ông Nguyễn Hữu Bình chuyển nhượng lại cho Công ty ATS (do bà Nguyễn Thị Thoa làm Giám đốc). Bà Thoa và ông Bình là hai chị em ruột (có quan hệ huyết thống). - Giao dịch này không mang tính phổ biến, mà trên thực tế đã chứng minh cho thấy việc tăng giá đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân trên nhằm mục đích nâng khống giá trị chuyển quyền sử dụng đất lên quá cao để được vay ngân hàng với số tiền lớn (Đây là thực trạng dẫn đến nợ xấu trong ngân hàng như hiện nay). - Ngoài mục đích nâng giá đất ảo nêu trên thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng, sang tên trước bạ theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc quyền hạn và trách nhiệm của UBND thành phố. Như vậy, việc Thanh tra Chính phủ kết luận: “Khu đất chuyển nhượng cho Công ty Phúc Thiên Long để xây dựng khu dịch vụ thương mại du lịch, đã được UBND thành phố xác định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2007, qua 4 lần gia hạn nộp tiền, đến tháng 9-2009 Công ty mới nộp tiền sử dụng đất nhưng thành phố không xác định lại giá (gây thất thu 120.172 triệu đồng), sau đó nhà đầu tư đã chuyển nhượng ngay cho đối tác khác thu lợi 498.442,206 triệu đồng” là không có cơ sở. 2. Khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng giao cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc (21.000m2): * Thanh tra Chính phủ có ý kiến: “Khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng. Năm 2006, UBND thành phố chuyển nhượng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc, với tổng giá trị hợp đồng là 84 tỉ đồng. Đến năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá chuyển nhượng là 581,526 tỉ đồng (thu chênh lệch 495,374 tỉ đồng). Năm 2009, ông Phạm Đăng Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá là 585 tỉ đồng. Hiện trạng khu đất vẫn bỏ trống, chưa được đầu tư.” * Về nội dung này, UBND thành phố có ý kiến: - Ông Phan Văn Anh Vũ là người đứng ra chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Hải, bà Ngọc theo hợp đồng ủy quyền; không phải là người nhận chuyển nhượng đất của ông Hải, bà Ngọc. - Ông Phạm Đăng Quan là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang. Như vậy, giữa Công ty này với cá nhân ông Quan là một. Điều này cho thấy đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa tổ chức và cá nhân này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường; - Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức nêu trên là quan hệ dân sự giữa các bên, được Cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng, trước bạ sang tên theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc quyền hạn và trách nhiệm của UBND thành phố. Tuy nhiên, qua thực tế thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố đã xảy ra nhiều trường hợp các tổ chức, cá nhân nâng khống giá trị chuyển quyền sử dụng đất lên quá cao nhằm mục đích để vay ngân hàng với số tiền lớn nhưng thực tế trên thị trường không phải giá trị như vậy mà thấp hơn nhiều. Thực tế đã diễn ra nợ xấu trong ngân hàng như hiện nay. 3. Khu A2, A3, đầu tuyến Sơn Trà – Điện Ngọc: * Về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân tạo ra sự chênh lệch lớn. Về vấn đề này, UBND thành phố có ý kiến. Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 88/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất quy định: “Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là số tiền VND tính trên một đơn vị diện tích đất được hình thành từ kết quả của những giao dịch thực tế mang tính phổ biến giữa người cần chuyển nhượng và người muốn được chuyển nhượng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tăng giá do đầu cơ, do thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết thống.” UBND thành phố khẳng định đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân đối với khu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường, vì: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính bà Phạm Thị Đông chuyển cho bà Trương Thị Chi, bà Lê Thúy Hương (Khu đất có ký hiệu A3). Bà Đông với 02 người này có quan hệ bà con trong gia đình, làm ăn với nhau, …. Đối với khu đất có ký hiệu A2 giao quyền sử dụng cho bà Phạm Thị Đông, được UBND quận Sơn Trà cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP986789 ngày 04/11/2009. Sau đó, bà Đông chuyển quyền cho bà Nguyễn Thị Xuân và được Cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng theo quy định. Đối với khu đất có ý hiệu A3, sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà Trương Thị Chi, bà Lê Thúy Hương chuyển nhượng cho ông Trương Đình Trung. Tiếp đó, ông Trương Đình Trung chuyển nhượng cho Công ty cổ phần bất động sản Phương Trang (ông Trung là Phó Giám đốc của Công ty cổ phần bất động sản Phương Trang). Ông Trung và Công ty cổ phần bất động sản Phương Trang có quan hệ, cùng chung quyền lợi nên đã nâng khống giá trị khu đất nhằm mục đích để vay ngân hàng với số tiền lớn nhưng thực tế trên thị trường không phải giá trị như vậy mà thấp hơn nhiều. Thực tế hiện nay đã diễn ra nợ xấu trong ngân hàng. Như vậy giá chuyển quyền sử dụng khu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường theo quy định. Ngoài những mục đích nâng giá đất ảo nêu trên, thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc quyền hạn và trách nhiệm của UBND thành phố. 4. Khu đất giao cho Công ty Tân Cường Thành: * Thanh tra Chính phủ kết luận: ”Khu đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Công ty Tân Cường Thành tính giá thấp hơn giá thành phố quy định là 67.323,064 triệu đồng” là không có cơ sở, bởi vì: Xét khu đất này ở khu vực gần đồi núi Phước Tường, cơ sở hạ tầng chưa đầu tư, đường Hoàng Văn Thái chưa được đầu tư nâng cấp mở rộng, khu dân cư nông thôn thưa thớt, gần khu vực khai thác đất, đá, gần bãi rác Khánh Sơn nên môi trường bị ảnh hưởng, UBND thành phố đã phê duyệt đơn giá đất sản xuất kinh doanh là 410.000 đồng/m2. Sau khi Công ty Tân Cường Thành đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở nông thôn, Hội đồng Thẩm định giá đất thành phố đề xuất giá chuyển mục đích sử dụng đất của khu đất này là 175.800 đồng/m2. UBND thành phố quyết định theo đúng đề xuất nêu trên của Hội đồng thẩm định giá đất. Theo đó giá đất ở nông thôn giao quyền sử dụng đất cho Công ty Tân Cường Thành là 585.800 đồng/m2 (410.000 đ/m2 +175.800 đồng/m2) là đúng thẩm quyền và phù hợp với giá thị trường tại thời điểm, có xét đến yếu tố chuyển mục đích sử dụng đất trong điều kiện Công ty này phải tự bỏ kinh phí di dời cơ sở sản xuất theo hiện trạng (Thành phố không đền bù nhà xưởng, vật kiến trúc, hỗ trợ di dời trang thiết bị, đầu tư hạ tầng, san lấp mặt bằng…) theo chủ trương của UBND thành phố tại Công văn số 4865/VP-QLĐTh ngày 25/11/2010. Đơn giá này nằm trong khung giá đất của Chính phủ quy định. 5. Hai khu đất ký hiệu A4, A5 khu đầu tuyến Sơn Trà – Điện Ngọc giao cho Công ty Phú Mỹ: * Thanh tra Chính phủ kết luận: “Khu đất A4, A5 (khu dân cư đầu tuyến Sơn Trà-Điện Ngọc). Năm 2007 chuyển nhượng cho Công ty cổ phần xây dựng thương mại Phú Mỹ để xây dựng chung cư, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê và khách sạn du lịch, lãnh đạo UBND thành phố và Hội đồng không xác định theo giá đất ở mà giữ nguyên giá theo giá đất SXKD (bằng 0,7 giá đất ở) gây thất thu cho ngân sách. Đến năm 2010, Công ty cổ phần xây dựng thương mại Phú Mỹ chuyển nhượng cho Công ty bất động sản Phương Trang với số tiền là 285.645.920.000 đồng. Chênh lệch so với giá của thành phố xác định năm 2007 là 22.680.432.000 đồng” là không có cơ sở, bởi vì: Hội đồng thẩm định giá đất thành phố đề xuất mức giá khởi điểm để đấu giá đất theo mục đích SXKD phi nông nghiệp là 2.570.000 đồng/m2 và được UBND thành phố quyết định theo đúng đơn giá nêu trên. Sau khi đăng báo công khai đấu giá theo quy định của pháp luật nhưng hết thời hạn quy định vẫn không có tổ chức, cá nhân nào tham gia đấu giá và chỉ có Công ty cổ phần xây dựng thương mại Phú Mỹ có đơn xin nhận quyền sử dụng đất và được UBND thành phố thống nhất giao quyền sử dụng 02 khu đất A4, A5 với đơn giá sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 2.570.000 đồng/m2. Sau khi Công ty này nộp toàn bộ tiền sử dụng 02 khu đất và được UBND thành phố cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo Giấy chứng nhận đã cấp cho Công ty Phú Mỹ (số AK280458 và AK280459) thì mục đích sử dụng các khu đất này là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Như vậy, UBND thành phố thu tiền sử dụng đất đối với Công ty Phú Mỹ là đất sản xuất kinh doanh, không phải là đất ở như ý kiến của Thanh tra Chính phủ. 6. Dự án Khu đô thị và sân Golf Đa Phước: * Thanh tra Chính phủ kết luận: “Khu đất 29 ha thuộc dự án Sân golf Đa Phước giao cho Công ty CP 79 thấp hơn giá thành phố quy định làm lợi cho Công ty CP 79 là 570.826,323 trđ.” là không có cơ sở, bởi vì: Ngày 16/11/2006, Công ty TNHH Daewon Cantavil và UBND thành phố Đà Nẵng ký Thỏa thuận nguyên tắc đầu tư dự án Khu đô thị phức hợp sân golf Đa Phước, cụ thể trên cơ sở giá thu tiền mặt nước được thống nhất trước đây là 300.000 đồng/m2 và đơn giá thu tiền thuê đất 0,1USD/m2/năm. Trong Thỏa thuận nguyên tắc này giao quyền sử dụng đất cho một Công ty Việt Nam liên doanh với Công ty Daewon với diện tích là khoảng 29ha với đơn giá là 300.000 đồng/m2. Dự án này Nhà nước giao mặt nước cho chủ đầu tư, chủ đầu tư phải bỏ ra 100% chi phí để làm kè, san lấp mặt bằng nên việc thành phố thu tiền sử dụng đất với giá 300.000 đồng/m2 là phù hợp với giá thị trường tại thời điểm. Đơn giá 300.000đ/m2 mặt nước với điều kiện nhà đầu tư phải bàn giao cho Thành phố khoảng 25 ha đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng thuộc dự án Khu đô thị Đa Phước để Thành phố xây dựng khu vực công ích công cộng với chi phí phải bỏ ra khoảng 05 triệu USD. Theo giá đất hiện hành của thành phố thì giá trị của khu đất 25ha này là 988 tỉ đồng. Như vậy, đối với khu đất 29ha, ngoài đơn giá giao mặt nước là 300.000đ/m2 thì giá trị thu được đối với 25ha nêu trên được phân bổ cho khu 29ha, theo đó tiền sử dụng đất 01m2 là 3.407.000đ/m2 (988 tỷ/29ha). UBND thành phố khẳng định giá đất giao cho Công ty Daewon là giá mặt nước. Ngoài ra, việc thu tiền sử dụng đất thực tế cho 01m2 của khu đất 29ha là 3.707.000đ/m2 (3.407.000đ/m2 + 300.000đ/m2). Đây là đơn giá tiền sử dụng đất mà thực tế Thành phố được hưởng lợi với khu đất 29ha đã giao cho Công ty Daewon với đối tác là doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế thành phố thu và hưởng lợi được là 1.075 tỉ đồng (988 tỉ đồng + 87 tỉ đồng), cụ thể: 988 tỉ là số tiền hưởng lợi từ 25ha và 87 tỉ là tiền thu mặt nước của 29ha. V. Vấn đề giảm 10% tiền sử dụng đất khi nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng: UBND thành phố xem việc giảm 10% là hình thức hỗ trợ, khuyến khích các hộ dân giải tỏa nộp tiền vào ngân sách và hỗ trợ lãi vay cho các nhà đầu tư khi chuyển quyền sử dụng đất. Mặt khác, việc giảm 10% tiền sử dụng đất sẽ huy động nhanh nguồn kinh phí vào ngân sách để tái đầu tư phát triển thay vì ngân sách Thành phố phải đi vay với mức lãi suất bình quân thấp nhất là 12%/năm. Điều này phù hợp với khoản 2, Điều 14, Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất “Người sử dụng đất nộp đủ tiền sử dụng đất một lần theo thông báo của cơ quan thuế thì được giảm 20% số tiền sử dụng đất phải nộp” và vận dụng khoản 2, Điều 9, Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở:“… Nếu trả hết một lần ngay khi ký hợp đồng thì được giảm 10%….”; phù hợp với Quyết định số 13/2006/QĐ-TTg ngày 16/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối với thành phố Đà Nẵng và Thông tư số 34/2006/TT-BTC ngày 19/4/2006 của Bộ Tài chính. Vì vậy, thẩm quyền quyết định là của UBND thành phố. Thành phố cân nhắc, thấy có hiệu quả thiết thực mới quyết định. Đây là khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100%, không phân chia tỷ lệ với ngân sách Trung ương và nguồn thu này chỉ được dùng để chi đầu tư phát triển. Vì vậy, theo Luật ngân sách thì địa phương có quyền quyết định giảm 10% tiền sử dụng đất, UBND thành phố khẳng định việc thực hiện chính sách này là một trong những vận dụng linh hoạt, sáng tạo của Thành phố mang lại hiệu quả thiết thực, nguồn thu ngân sách tăng lên hằng năm. Tính đến tháng 01/2013 người dân và doanh nghiệp còn nợ tiền sử dụng đất với Thành phố khoảng 04 nghìn tỉ đồng. Nếu tính lãi suất của việc người sử dụng đất dây dưa không nộp tiền và yếu tố trượt giá với việc thu được tiền ngay thì mới thấy hiệu quả thế nào (?!). Năm 2011 do khó khăn chung của nền kinh tế nên Thành phố không thu được nợ tiền sử dụng đất; năm 2012 vẫn không thu được do Chính phủ có Nghị quyết 13/NQ-CP; năm 2013 Chính phủ cũng tiếp tục cho giãn nợ theo Nghị quyết 02/NQ-CP và khả năng năm 2014 cũng không dễ thu được số nợ tiền sử dụng đất này. Nếu tính lãi suất 12%/năm thì trong 04 năm đó lãi suất là 48%. Từ đó cho thấy Thành phố giảm 10% thấp hơn rất nhiều so với lãi suất 04 năm nêu trên. Kết quả thu tiền sử dụng đất trong 10 năm qua (2002-2011) là 24.617,61 tỉ đồng, để đưa vào cân đối chi XDCB, chiếm tỷ lệ 73,81%/ tổng nguồn vốn chi XDCB (33.353,79 tỉ đồng). Tóm lại, khi xác định giá để giao quyền sử dụng đất, Thành phố đã căn cứ vào Bảng giá đất do UBND thành phố ban hành hằng năm, có tính các hệ số theo quy định như: hệ số phân vệt chiều sâu lô đất, hệ số che khuất, mật độ xây dựng, hệ số đối với khu đất có vị trí thuận lợi, hệ số thị trường… theo đúng phương pháp xác định giá đất do Chính phủ quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ. Đơn giá UBND thành phố quyết định cụ thể đối với từng khu đất nằm trong khung giá đất và cao hơn nhiều lần so với giá tối thiểu do Chính phủ quy định. Các cá nhân, tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng đất với nhau này là một (là anh em ruột thịt, hoặc là người của công ty và công ty)…. Ví dụ giá trị thực của khu đất là 100 tỉ đồng thì họ chỉ vay được 60 tỉ đồng (60%), nhưng khi làm hợp đồng chuyển nhượng thì họ nâng khống giá trị lên 600 tỉ đồng để vay ngân hàng được 360 tỉ đồng nhằm đầu tư vào dự án khác. Trường hợp Công ty TNHH Phúc Thiên Long mà trong kết luận Thanh tra Chính phủ nêu là một ví dụ. Thực ra hai chị em ruột chuyển nhượng cho nhau theo cách này. Vì thế không thể mang giá trị khống đó so với giá trị mà UBND thành phố phê duyệt có chênh lệch để quy kết thất thoát. Từ phân tích nêu trên, UBND thành phố khẳng định: 1. Việc giảm 10% tiền sử dụng đất là chủ trương của thành phố có vận dụng quy định của pháp luật, mang lại hiệu quả thiết thực, nguồn thu ngân sách Thành phố tăng lên hằng năm, đồng thời hạn chế yếu tố trượt giá làm tăng suất đầu tư, có lợi cho ngân sách khi đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, an sinh xã hội, quốc phòng-an ninh… Mặt khác, UBND thành phố xem việc giảm 10% là hình thức hỗ trợ, khuyến khích cho nhân dân vùng giải tỏa nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Thành phố và hỗ trợ lãi vay cho các nhà đầu tư khi nhận quyền sử dụng đất. 2. Việc xác định, quyết định giá giao quyền sử dụng đất được bàn bạc tập thể Lãnh đạo UBND thành phố là đúng thẩm quyền, có căn cứ theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm. Vì vậy, Thanh tra Chính phủ kết luận gây thất thu ngân sách 3.434.254.712.950 đồng là không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục. Kết luận này làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào cách mạng của Thành phố và quá trình thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong hơn 16 năm qua, với sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thành phố và sự hỗ trợ giúp đỡ của Trung ương, Đà Nẵng đã có những thay đổi toàn diện về bộ mặt đô thị, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thành phố đã tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình mang tính nhân văn như Chương trình “thành phố 5 không” với mục tiêu “Không có hộ đặc biệt nghèo, không có học sinh bỏ học, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người để cướp của”; Chương trình “thành phố 3 có” với các mục tiêu “có nhà ở, có việc làm và nếp sống văn minh đô thị”, xây dựng thành phố môi trường…. Đấy là những tiền đề để Thành phố tiếp tục xây dựng thành trung tâm phát triển, là một trong những Thành phố đầu tàu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tham gia tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế của miền Trung. Cái quý nhất là Đà Nẵng đã tạo được sự đồng thuận cao của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trong việc thực hiện các chủ trương của Thành phố. Lâu nay Đà Nẵng cũng được Trung ương đánh giá là nơi có phong trào tốt, có những cách làm mới, hiệu quả. Thanh tra là để chỉ ra những khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo nhằm rút kinh nghiệm để làm tốt hơn chứ không phải quy kết thiếu tính thuyết phục, làm ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của Thành phố. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1930/VPCP_VI ngày 19/11/2012 thì hiện nay, UBND thành phố đang làm việc với Đoàn Công tác của Bộ Công an và đã chủ động có Công văn số 475/UBND-NCPC ngày 16/01/2013 đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm sắp xếp thời gian vào làm việc với Thành phố để xác minh làm rõ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trên đây là nội dung phản hồi của UBND thành phố Đà Nẵng đối với kết luận thanh tra Chính phủ tại Thông báo số 160/TB-TTCP ngày 17/01/2013./. Theo báo LĐ