Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

TRUYỀN THUYẾT 1/TỨ CHỨNG NAM Y !




Chuyện ở bên Tàu
Bệnh Giang Mai
Theo truyền thuyết tên bệnh Dương Mai (Giang Mai) là do hai họ của tên Dương Quí Phi và Mai Uyển ghép lại với nhau mà thành.
Dương Quí Phi là một tuyệt sắc giai nhân, tục danh là Dương Ngọc Hoàn, sinh ra ở tỉnh Tứ Xuyên vào khoảng năm 719. Nàng được tiến cung hầu Hoàng Thọ vương Lý Dục. Lý Dục là con thứ 18 của vua Đường Minh Hoàng tức Huyền Tông, lúc ấy hãy còn nhỏ nên đã ba năm vẫn chưa có chăn gối với Ngọc Hoàn.
Các cung phi được Huyền Tông sủng ái sinh cả thảy 59 người con. Trong số các cung phi, có một nàng được sủng ái đặc biệt hơn cả tên là Vũ Huệ Phi. Huê Phi mất Huyền Tông ngày đêm thương nhớ. Nội giám muốn cho nhà vua nguôi buồn đã chọn nhiều cung tần mỹ nữ đưa đến hầu hạ, nhưng không một ai làm cho ngài khuây khỏa nỗi lòng nhớ thương người cũ.
Một hôm Cao Lực sĩ đi qua phủ Thọ vương trông thấy Ngọc Hoàn là một tuyệt sắc giai nhân bèn mật tâu với Huyền Tông rồi truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài nói thác ra là để trông coi nhang đèn cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi. Cao Lực sĩ lại chọn con gái của Vị Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ Vương Lý Dục.
Vua Huyền Tông trông thấy vẻ đẹp chim sa cá lặn của Ngọc Hoàn đem lòng say mê ngay. Bèn cướp lấy, làm vợ mình. Hình ảnh Huệ Phi phai mờ dần, nỗi buồn rầu tiêu tan. Từ đó, ngày đêm Huyền Tông cứ quấn quít với Ngọc Hoàn, đắm say còn hơn Huệ Phi nữa, nên lập Ngọc Hoàn làm quí phi. Ba người chị của Ngọc Hoàn cũng được phong làm phu nhân. Anh họ của Quí Phi là Dương Xuyên được phong làm tể tướng và được đổi tên là Dương Quốc Trung.
Huyền Tông gặp Dương Quí Phi bấy giờ đã ngoài 50 tuổi, cơ thể suy nhược vì trải qua những thú vui sắc dục ngày đêm thái quá.
An Lộc Sơn còn có tên là Mai Uyển, là một võ tướng, người nước Phiên, cao lớn, trắng trẻo, đẹp trai, đem dâng cho vua một thứ linh đan gọi là “Trợ tình hoa” để vua có nhiều sức khoẻ vui say cùng mỹ nhân. Nhờ có công như vậy nên được Huyền Tông tin dùng, giao cho phần chỉ huy nửa lực lượng quân sự triều đình.
An Lộc Sơn lại được Dương Quí Phi nhận làm con nuôi, mặc dù lớn hơn nàng 4 tuổi, được tự do ra vào cung cấm để thông dâm với nàng. Vì quá tin dùng An Lộc Sơn nên Huyền Tông không nghi ngờ chi cả.
Anh họ của Dương Quí Phi là Dương Quốc Trung nắm giữ toàn quyền binh lực cùng hai con trai là Dốt và Huyên có ý định phản nghịch. Thấy An Lộc Sơn như cái gai trước mắt nên muốn mưu hại trước. An Lộc Sơn biết được, bỏ trốn.
Năm 755, Sơn cử binh từ quận Ngư Dương đánh thẳng vào kinh đô Trường An. Binh triều đại bại. Đường Huyền Tông lúc bây giờ đã 70 tuổi cùng Dương Quí Phi và một số quần thần bỏ chạy vào đất Thục. Dọc đường hết lương thực, quân sĩ khổ nhọc, đói khát mà cha con Dương Quốc Trung và gia quyến lại luôn được no đủ nên họ oán hận và nổi lên làm loạn giết chết cả nhà. Vẫn chưa hết phẫn uất đối với họ Dương, loạn quân bắt ép vua đem thắt cổ Dương Quí Phi vì họ cho đó là cái mầm sinh đại loạn, thì họ mới chịu theo phò. Huyền Tông đành phải nhắm mắt hy sinh nàng Quí Phi, một quốc sắc thiên hương, giữa xuân xanh 38.
Khi An Lộc Sơn chiếm được Tràng An, nghe tin người yêu đã chết, tức giận sinh cuồng, ra lịnh cho quân lính đốt phá kinh đô, tàn sát nhân dân. Lính Phiên tha hồ chém giết. Sử chép: “Có 36 vạn sinh linh chết trong cơn loạn ấy. Rợ Phiên gặp ai cũng giết, thực là một cuộc đổ máu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Hoa, mà nguyên nhân sâu xa là do cái sắc của một người đàn bà dâm loạn”.
Tương truyền rằng, khi tìm được xác Dương Quí Phi, sắc diện nàng vẫn hồng hào giống như còn sống, đang nằm ngủ vậy. An Lộc Sơn quá yêu đắm cái sắc đẹp ấy nên đêm đêm ôm xác Dương Quí Phi để ngủ và làm tình. Thời gian sau, khắp thân thể của An Lộc Sơn bỗng phát sinh ra nhiều vết lở loét trông rất khủng khiếp. Nhất là ở bộ phận sinh dục, hậu môn và miệng.
Từ đó bệnh lây truyền trong dân gian. Ai ai cũng khiếp sợ, đặt tên nó là bệnh Dương Mai, một trong bốn bệnh nan y không thuốc chữa.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

11/12/2009 BÁO TRUNG QUỐC : VN CHUẨN BỊ CHIẾM LẠI HOÀNG SA !



Việt Nam thay đổi chiến lược quốc phòng

Hoạt động quốc phòng sôi nổi của Việt Nam khiến Trung Quốc chú tâm
Thông tin Việt Nam tăng cường hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng thời gian gần đây không thể không thu hút chú ý của nước láng giềng Trung Quốc.
Diễn đàn Trung Hoa võng (China.com) ngày 11/12/2009 có bài tựa đề 'Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách –chuẩn bị dùng vũ lực chiếm Nam Hải' phản ánh một quan điểm về chủ đề này.
Bài trên Trung Hoa võng viết: "Trung Quốc và Việt Nam vừa giải quyết xong vấn đề phân định biên giới trên đất liền và Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc như cất được nỗi lo âu, cuối cùng thì cuộc đàm phán đã hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn".
Tuy nhiên, dù vất vả nỗ lực như thế, "Việt Nam: một mặt cả nước tỏ ra vui mừng, mặt khác lại mài dao xoèn xoẹt trước các vùng tranh chấp khác".
Bài báo lược qua các sự kiện chính trong lĩnh vực quốc phòng-quân sự của Việt Nam như:
1. Ngày 08/12/2009, Việt Nam công bố Sách Trắng quốc phòng, trong đó nêu bật trọng tâm vấn đề chủ quyền ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông), chỉ thiếu nước về câu chữ chưa nói rõ là tranh chấp lãnh thổ với nước lớn phương Bắc nào đó;
2. Ngày 23/11/2009, Việt Nam thông qua Luật dân quân tự vệ, quy định 86 triệu dân toàn quốc, nam từ 18-45 tuổi, nữ từ 18-40 tuổi phải tham gia nghĩa vụ dân quân ;
3. Ngày 01/12/2009, vùng 2 hải quân Việt Nam và 7 tỉnh thành phía Nam ký hiệp ước bảo vệ biển đảo và khu vực phụ cận Nam Sa (Trường Sa), huấn luyện ngư dân phối hợp với hải quân ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài xâm nhập lãnh hải;
4. Truyền thông Việt Nam gần đây cho biết, Việt Nam đã động viên toàn dân tham gia xây dựng quốc phòng, phát huy tính tích cực của vùng biển rộng lớn đặc biệt là của dân chúng vùng phụ cận Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa);
5. Việt Nam mua của Nga 12 chiếc SU-30MK2 và 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo, xây sân bay ở Nam Sa và bố trí thêm 1 trung đoàn tăng cường, đồng thời điều 4 binh đoàn chiến lược tới biên giới Trung-Việt.
Mạng Trung Quốc đặt câu hỏi: "Một đường biên giới Trung-Việt vừa mới phân định xong, tại sao trong chớp mắt lại trở nên nhạy cảm và nguy hiểm như vậy?"
Và kết luận: "Xem ra sau khi nếm của ngọt, Việt Nam muốn tiện tay giành thêm quyền lợi hải dương ở Nam Hải."
Chiến lược của Việt Nam với Trung Quốc
Bài báo trên Trung Hoa võng nhận định rằng nhân dân Việt Nam, kinh qua mấy chục năm chiến tranh, là "một lực lượng không thể xem thường".
Việt Nam đang củng cố quốc phòng
"Nếu thông qua thao túng chủ nghĩa dân tộc hoặc kích động được lòng hận thù dân tộc, chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể trong thời gian ngắn động viên được 40 triệu dân quân và nhân viên dự bị chiến đấu, đồng thời có thể tổ chức được 1 triệu bộ đội tác chiến chính quy và 500 nghìn quân dã chiến."
Tác giả viết bài cho rằng kế thừa tư tưởng của Mao Trạch Đông, trong hơn 60 năm vừa qua, Việt Nam luôn theo đường lối quốc phòng toàn dân.
"Một khi chiến tranh giữa chúng ta (Trung Quốc) và Việt Nam nổ ra, liệu chúng ta có đảm bảo chắc thắng?"
"Một khi Trung Quốc cứng rắn trong vấn đề Nam Hải, Việt Nam có dám xé bỏ hiệp ước biên giới để không tuyên chiến mà đánh hay không?"
Mạng Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam đột kích phòng tuyến trên đất liền của Trung Quốc, tất sẽ tạo ra sự biến động lớn và những tranh chấp lãnh thổ mới.
Tuy Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải, song với vị trí địa lý đặc thù ở đây, "các đảo nhỏ ở Nam Hải dễ công khó giữ".
Trung Quốc, theo tác giả bài báo, hoàn toàn có thể sử dụng tên lửa và máy bay thẳng tay tiêu diệt quân địch, nhưng tổn thất cũng sẽ rất lớn.
Còn Việt Nam đứng trên thế “địa lợi”, có thể liên tục quấy rối quân ta trên đảo.
"Do vậy, chỉ có tiến hành cuộc chiến tranh đồng thời trên cả đất liền và trên biển, thì mới có thể chiếm giữ vĩnh viễn toàn bộ Nam Hải và khống chế được Việt Nam."
Thương lái chiến tranh
Bài trên Trung Hoa võng cho rằng, trong trường hợp nổ ra chiến tranh tại Biển Đông, nhất định nhiều nước khác cũng sẽ "dây máu ăn phần".
"Tính chất nhạy cảm của Nam Hải không chỉ ở chỗ nó liên quan tới nhiều quốc gia, mà quan trọng là một số lái buôn chiến tranh cũng muốn thọc tay vào."
Trung Quốc đã ở vào ranh giới chiến tranh, đánh hay không đánh đều có khả năng. Vấn đề là đã lâu Trung Quốc không có chiến tranh. Chỉ cần Trung Quốc phân tâm một chút là sẽ xảy ra tranh chấp biên giới trên diện rộng.
"Mỹ, Ấn Độ, thậm chí Nga đều ngầm ủng hộ VN phát động chiến tranh trên Nam Hải. Và một số nước phương Tây như Anh, Pháp cũng muốn được chia phần ở Nam Hải."
Bài báo phân tích nếu Trung Quốc và Việt Nam có xung đột tại Nam Hải, các quốc gia này này nhất định nhảy ngay vào.
"Thậm chí, Việt Nam và Mỹ còn câu kết với nhau, mỗi nước dựa vào nhu cầu của mình mà tuyên chiến với Trung Quốc."
Tác giả cảnh tỉnh người Trung Quốc phải có chuẩn bị tâm lý, "củng cố lại lòng tin và quyết tâm" cho khả năng chiến tranh xảy ra.
"Trung Quốc đã ở vào ranh giới chiến tranh, đánh hay không đánh đều có khả năng. Vấn đề là đã lâu Trung Quốc không có chiến tranh."
"Chỉ cần Trung Quốc phân tâm một chút là sẽ xảy ra tranh chấp biên giới trên diện rộng."
Kết luận trên trang mạng bán chính thức của Trung Quốc là: "Việt Nam điều chỉnh gấp chính sách, Trung Quốc phải đối phó".
"Chỉ có thay đổi chính sách ngoại giao, thực hiện chiến tranh toàn dân mới có thể nắm chắc chiếc cung chiến tranh, buộc kẻ địch không ra tay hoặc ra tay muộn hơn."
(ST)
st)

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

AI LÀ THẦY ?


Nguyễn Mạnh Hùng Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Thái Hà Books


Bài học từ người quét rác
“Nếu không gặp được Allen - người quét rác 10 năm về trước có lẽ giờ này, tôi đang quay cuồng trong vòng quay vô tận của đồng tiền”, Giám đốc Thái Hà Books - Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ quan điểm sống của mình.
Học là việc của cả đời. Ngày tốt nghiệp đại học tôi mới mới bắt đầu sự nghiệp học hành của chính mình - học từ cuộc sống. Biết bao người thầy sau này đã dạy cho tôi vô vàn kiến thức. Họ là các giáo sư, tiến sĩ, các chủ tịch, tổng giám đốc của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Tuy nhiên tôi không thể nào quên được một người thầy đặc biệt của mình - thầy Allen.
Hằng ngày từ ký túc xá trên phố Mountain - Sydney (Australia), tôi khoác ba lô đi học hay lên thư viện. Mỗi buổi sáng, tôi đều bắt gặp một anh công nhân vệ sinh thu dọn quanh khu nhà. Anh luôn tươi cười và kèm theo là lời chào rất thân thiện “Hello, how are you” (Chào bạn, bạn khỏe chứ?). Anh làm như vậy ngay khi gặp tôi. Về phần mình tôi luôn lẳng lặng bước đi, khuôn mặt lạnh tanh và khó chịu. Trong đầu tôi lúc đó chỉ hiện lên một ý nghĩ duy nhất “Thằng cha này thấy sang bắt quàng làm họ. Hắn thấy tôi có chức vụ, có tiền bạc, có học thức nên muốn bắt quen đây. Hắn thì có khác gì mấy cô công nhân vệ sinh hay đi dọn rác trước cổng nhà mình ở phố Thái Hà, Hà Nội”.
Ngày tiếp theo, anh công nhân vệ sinh vẫn cười tươi, vẫn chào tôi hết sức niềm nở. Tôi vẫn khó chịu và đút hai tay vào túi quần đi thẳng. Khuôn mặt vênh váo. Ngày thứ ba vẫn vậy, anh quét rác lại chào tôi rất vui vẻ, khuôn mặt và thân hình thể hiện sự thân thiện với tôi. Tuy nhiên, trong lần này, để cho xong chuyện tôi đã trả lời anh ta một cách miễn cưỡng: “I am fine, thank you. And you?” (Tôi khỏe, cám ơn anh. Thế còn anh?) Tôi nói xong và chợt nhận thấy rằng mình đã cười. Tôi đã cười mà không biết, điều này không như trong kế hoạch ban đầu của một người coi thường anh công nhân dọn vệ sinh. Thú vị hơn tôi phát hiện ra khuôn mặt tươi tỉnh của chính mình, rằng hình như mình vui hơn, dễ chịu hơn, hạnh phúc hơn, thư giãn hơn.
Vừa đi tôi vừa nghĩ về mình rồi lẩm bẩm: “Ta thật là ngu dốt”. Quả thật, từ trước đến nay, trong suốt bao nhiêu năm qua tôi đã có một suy nghĩ không đúng, rằng khi cười với ai đó tôi mang lại niềm vui cho họ. Khi bắt tay ai tôi luôn nghĩ mình ban ơn cho họ. Khi gần gũi ai, tôi luôn nghĩ họ được lợi từ tôi. Và, tôi thấy mình thật sai lầm. Bởi, khi tôi cười với anh công nhân quét rác này người được lợi đầu tiên không phải là anh ta mà là chính tôi.
Và tôi chợt nhận ra rằng anh ta đâu có biết tôi là ai. Anh không hề biết tôi có bao nhiêu tiền, làm chức vụ gì, có học thức đến đâu. Trong mắt anh ta tôi từ ký túc xá bước ra tức tôi là sinh viên, là người đi học. Dù có học tiến sĩ, thạc sĩ hay đại học vẫn là người đi học, là sinh viên. Mà thậm chí anh cũng chẳng quan tâm tôi có là sinh viên hay không.
Chủ tịch hội đồng quả trị Thái Hà Books - Nguyễn Mạnh Hùng từng học đại học và sau đại học tại Nga (Liên Xô cũ). Ông từng đảm nhận vị trí quan trọng của nhiều doanh nghiệp và tổ chức lớn.
Ông Hùng từng học tập, công tác, tham quan, làm việc tại 39 quốc gia trong đó có Nga, Mỹ, Pháp, Australia, Anh, Nhật, Trung Quốc, Ai Cập, Thụy Điển, Italy... Biết 4 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung trong đó 3 ngoại ngữ đầu thành thạo cả nghe, nói, đọc, viết. Tổng số thời gian sống ở nước ngoài là trên 16 năm.
Ông bắt đầu giảng về quản trị kinh doanh từ 2003 sau khi từ Sydney, Australia về VN. Nơi giảng là: Tổ chức InWent (Đức), Hội Doanh nhân trẻ Hà Nội, Hiệp hội Nữ Doanh nhân Hà Nội; Các công ty và Trung tâm đào tạo: Đào tạo và Tư vấn ngân hàng BTC, PTI, Vitoria, VCCI, Viện quản lý Châu Á, Công ty chứng khoán Thăng Long, Chứng khoán Đại Dương, Công ty Thành Nam, Công ty Hà An, Ngân hàng Quân đội MB, Ngân hàng nhà Habubank, ngân hàng An Bình, Techcombank, Tổng công ty Phát hành sách TP HCM Fahasa, Công ty Vinapay, Kiều Gia… và rất nhiều doanh nghiệp khác.
Trên thực tế tôi chỉ là một người châu Á da vàng, mũi tẹt. Nhưng anh ta cũng chẳng để ý đến chuyện ấy. Anh chỉ cười và chào tôi như đã và đang làm việc đó với tất cả những ai từ ký túc xá bước ra. Tất cả mọi người là bình đằng. Tất cả chúng ta là con người. Tôi thấy xẩu hổ và, tôi đã nhận ra vấn đề. Tôi đã được học một bài quý giá. Từ đó đi đâu, gặp ai tôi cũng chào và cười. Không chỉ cười mà là cười rất tươi. Cười từ trái tim mình, từ đáy lòng mình.
Một bữa nọ khi từ thư viện về tôi phát hiện ra Allen - người quét rác đang ngồi uống cà phê trong quán. Anh ăn mặc rất lịch sự, vừa nhấm nháp ly café vừa đọc sách. Ngạc nhiên và tò mò, tôi lại gần làm quen, cùng uống café, cùng nghe nhạc với anh. Tôi không ngờ rằng người mặc bộ quần áo bảo hộ, đi lau nhà, quét rác mỗi sáng bây giờ lại biến thành một người lịch lãm, trí tuệ thế này. Anh đọc sách say sưa và đọc khá nhanh. Bài học nữa tôi đã học được: Mỗi lúc chúng ta đang đảm nhận vai diễn nào đó, lúc đóng vai nào phải làm tốt vai đó. Hơn nữa, không nên coi thường người công nhân quét rác. Anh ấy cũng đọc sách, cũng nghe nhạc, cũng thưởng thức café và các món ăn.
Allen đã kể cho tôi nghe vanh vách về Kim Tự Tháp ở Ai Cập, về những gì còn sót lại từ vườn treo Babillon ở Iraq, về vùng đất lạnh và băng giá Siberie của nước Nga. Anh nói về thời kỳ La Mã, về chiến tranh Nam Bắc của nước Mỹ, về cuộc sống của người Eskimo. Đặc biệt anh nói về Việt Nam khi biết tôi là người Việt (Sau này anh kể rằng anh cứ ngỡ tôi là người Thái hay Indonesia).
Hóa ra Alen đam mê đi du lịch. Anh đi du lịch qua sách. Những hiểu biết của anh làm tôi kinh ngạc. Hóa ra anh rất hiểu biết và có trí nhớ và sự tưởng tượng tuyệt vời. Allen hỏi tôi khu vực Hạ Long có bao nhiêu hòn đảo? Khi đó, vì không biết, tôi đã nói đại rằng quãng 1.000 hòn. Allen đã giảng giải về các hòn đảo, về đại lý, khí hậu, thảm thực vật và thủy sản cũng như tính chất vùng biển của 1.960 hòn đảo, (chứ không phải con số 1.000 như tôi nghĩ) trong vùng diện tích 1.553 km2 này. Nhờ Allen mà tôi, có lẽ, đến chết không quên được những con số này.
Allen đề nghị tôi phân tích về nhạc Việt Nam, nhất là vấn đề đặc biệt của loại nhạc 5 nốt này. Tôi ngạc nhiên vì chưa bao giờ biết đến nhạc của đất nước mình lại chỉ có 5 nốt. Tôi luôn nghĩ nhạc gì thì nhạc, đã là nhạc thì phải là 7 nốt chứ. Cuối cùng tôi đã phải há miệng ra nghe Allen nói về chèo, về cải lương, về chầu văn, và về các loại nhạc cụ của Việt Nam, đất nước nơi tôi sinh ra và lớn lên. Allen đã dạy cho tôi bài học quý giá về tính tìm tòi khám phá, rằng tôi phải đọc nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn, quan sát và ghi nhớ nhiều hơn.
Chính từ bài học quý giá này mà ngay sau khi về Việt Nam tôi đã quyết định lái xe làm một chuyến xuyên Việt. Tôi cũng quyết đi tham quan toàn bộ đất nước mình, không bỏ sót tỉnh nào. Tôi chợt nhận ra rằng mình đã bỏ qua rất nhiều điều quan trọng, rằng tôi đã đi đến tận 39 quốc gia nhưng lại chẳng hiểu được nhiều thứ đang diễn ra ngay tại đất nước mình.
Ngày tôi đến thăm nhà của Allen, tôi lại học thêm được một bài học quý giá nữa. Allen có khoảng gần 1.000 cuốn sách. Là người học nhiều, đi nhiều, thường xuyên mua và đọc sách nhưng tủ sách của tôi cũng chỉ có quãng 3.000 cuốn. Còn Allen, một công nhân vệ sinh đã có một tủ sách quá vĩ đại. Anh đam mê sách và đã bỏ một khoản tiền lớn ra mua, trưng bày sách. Anh nói đã đọc hết những cuốn sách này. Thậm chí có những cuốn đọc đến 2-3 lần. Tôi nhớ khi đó tôi có mong muốn quỳ dưới chân anh xin nhận anh làm thầy.
Cũng tại những lần đến thăm anh, tôi đã được học cách nấu ăn. Làm sao nấu đơn giản, đủ chất, ngon miệng mà không quá cầu kỳ. Một tình bạn thân thiết đã nảy mầm giữa một doanh nhân với một anh quét rác. Chuyện này tôi không thể tưởng tượng được trước đó một vài năm. Từ ngày gặp Allen tôi bỏ hẳn các tính xấu của mình: kiêu ngạo, soi mói, coi thường người khác. Tôi cũng trở nên điềm đạm hơn, nói nhỏ hơn, ít nóng tính hơn. Tôi cũng không còn “bệnh” nhìn hình dáng bên ngoài mà kết luận con người nữa. Tôi luôn niềm nở và giúp đỡ mọi người. Tôi quyết định chọn sứ mệnh “sẻ chia” của mình từ ngày đó.
Cũng nhờ Allen và những người thày khác sau này tôi đã hiểu và thực hành nguyên tắc “cho mà không đòi hỏi, cho mà không cần nhận”. Tôi cũng đã triển khai mỗi ngày, mỗi giờ cách sống “pay it forward” - đáp đền tiếp nối. Cũng từ ngày đó cuộc đời của tôi luôn hạnh phúc, bình an và chan chứa yêu thương.
Gần chục năm đã trôi qua. Bây giờ nghĩ lại, nếu không gặp được Allen, chắc tôi vẫn đang quay cuồng trong vòng quay vô tận của đồng tiền, không chút nghỉ ngơi, không dành thời gian để hiểu và sống hạnh phúc với những người xung quanh, trong đó có các bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm. Tôi thật biết ơn thầy tôi, bạn tôi - Allen.
Nguyễn Mạnh Hùng Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Thái Hà Books

SAO 200.000 ĐỘ


Vị trí tinh vân Bug trong chòm sao Bọ Cạp. Ảnh: Đại học Manchester.

Ngôi sao siêu nóng bị che khuất bởi một đám mây bụi và băng ở giữa tinh vân. Ảnh: Đại học Manchester.


một thiên hà xoắn ốc điển hình trong hôn mê chòm sao Berenices, là khoảng 56.000 năm ánh sáng và ánh sáng có đường kính khoảng 60 triệu năm xa



Ngôi sao nóng gấp 36 lần mặt trời
Các nhà thiên văn vừa phát hiện một ngôi sao có nhiệt độ bề mặt lên tới 200.000 độ C trong Ngân hà.


Daily Mail cho biết, ngôi sao siêu nóng đang ở giai đoạn cuối trong vòng đời và thuộc tinh vân Bug. Các chuyên gia thiên văn của Đại học Manchester (Anh) chụp được ảnh nó nhờ kính viễn vọng không gian Hubble.
"Ngôi sao này rất khó quan sát vì nó bị che khuất bởi một đám mây bụi và băng ở giữa tinh vân", Albert Zijlstra, giáo sư thiên văn của Đại học Manchester, phát biểu.

Theo Zijlstra, những tinh vân giống như Bug hình thành khi một ngôi sao sắp chết phun phần lớn vật chất ra không gian xung quanh. Tinh vân Bug cách trái đất khoảng 3.500 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Bọ Cạp.
Mặt trời - có nhiệt độ bề mặt vào khoảng hơn 5.500 độ C - cũng trải qua những giai đoạn tương tự như sao siêu nóng. Giới khoa học cho rằng mặt trời sẽ nguội dần và chết trong vòng 5 tỷ năm nữa.


Vị trí của ngôi sao (được khoanh tròn) trong tinh vân Bug. Ảnh: Đại học Manchester.
"Nghiên cứu những tinh vân hành tinh giống như Bug là việc rất quan trọng, bởi chúng giúp con người hiểu rõ sự tồn tại của chúng ta trên trái đất", Zijlstra bình luận.
Những bức ảnh về ngôi sao sẽ được đăng trên tạp chí Astrophysical vào tuần sau.

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2009

NỮ CA SĨ PHI NHUNG XINH ĐẸP !




Phi Nhung: Chuyện chồng con nên để... kiếp sau
Thứ ba, 01/12/2009 - 4:40:39 PM

Sinh ra không biết mặt bố, mới 8 tuổi mẹ lại từ giã cõi đời, một mình Phi Nhung lăn lộn đủ thứ nghề nuôi 6 đứa em cùng mẹ khác cha. Đến giờ, ở cái tuổi mà đáng lẽ đã yên bề gia thất, được hưởng hạnh phúc làm mẹ nhưng chị vẫn cứ thui thủi một mình. "Kiếp này tôi không cần một người đàn ông ở bên cạnh", nữ ca sĩ tâm sự.

- Lâu lâu mới có dịp hát cho khán giả ở các tỉnh phía Bắc, mọi người đón nhận chị thế nào?

- Đi diễn ở đâu tôi cũng được sự ưu ái và nhiều tràng vỗ tay của mọi người nhưng tôi không cảm thấy vui vì chỉ trình diễn các ca khúc cũ. Tôi muốn mỗi lần về nước lại có bài hát mới, lạ dành cho khán giả. Nói thực khi thể hiện lại những ca khúc đã quá quen thuộc, tôi buồn lắm. Thế nhưng, biết sao được khi đa số người nghe lại chỉ yêu cầu tôi hát chúng.

Tôi cũng đang hoàn thành nốt CD đầu tiên phát hành tại Việt Nam như một món quà dành cho những người luôn yêu mến giọng hát của tôi trong từng ấy năm. Thị trường âm nhạc trong nước bây giờ rất sôi động, khán giả lại khó tính nên tôi phải suy nghĩ thật kỹ để chọn lựa những gì đặc biệt nhất cho quê nhà. Nếu khán giả kiều bào cho tôi một thương hiệu thì khán giả trong nước lại là một sức ép lớn bắt tôi sáng tạo, tìm tòi, lao động nhiều hơn để vừa lòng họ.

Làm bất cứ cái gì tôi cũng chắc chắn sẽ thành công và lần ra CD này, khán giả sẽ càng thương tôi nhiều hơn. Tuy nhiên, tôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm các sáng tác mới ưng ý của các nhạc sĩ Việt.



- Nếu chỉ nghe giọng hát chất chứa đầy nỗi niềm, ai cũng đoán chị là người mềm yếu. Vậy chị lấy sức mạnh ở đâu để vượt qua khoảng thời gian cực khổ thời thơ ấu và trở thành giọng ca hải ngoại được yêu thích như bây giờ?

- Tôi rất nam tính. Nếu không có sự mạnh mẽ thì làm sao tôi có được ngày hôm nay. Mẹ mất từ khi tôi mới lên 8 nên tôi phải đi làm nuôi 6 đứa em cùng mẹ khác cha ăn học. Để làm được điều đó tôi buộc bản thân dần dần trở nên cứng rắn. Nhưng bây giờ, thực sự tôi cũng thấy hơi mệt mỏi. Tuy nhiên, còn chút hơi thở nào tôi vẫn cố gắng mang lại niềm vui cho mọi người. Kể cả đến khi tôi chết thì cái tên Phi Nhung vẫn đọng trong lòng khán giả.

Lúc sống, nếu có tiền người ta có thể xây bao nhiêu lâu đài tùy thích nhưng khi chết thì chỉ nằm trong một ngôi mộ thôi. Vì vậy, trong lúc còn sống mình phải làm tốt những việc mình có khả năng. Tôi nghĩ thế nên cứ làm việc theo những gì mình cho là đúng.

- Nhưng cũng phải đến thời điểm chị nghĩ đến hạnh phúc cho riêng mình chứ?

- Tôi nghĩ kiếp sau tôi sẽ được là chính mình, sống sung sướng và hạnh phúc, còn kiếp này tôi làm cho mọi người nhiều hơn. Ông Trời dường như đã sắp đặt cho tôi số phận như thế rồi, tôi đành chấp nhận. Tôi đi hát, dành tiền làm từ thiện giúp đỡ những bà con đang hàng ngày đối mặt với cuộc sống thiếu thốn.

Còn chuyện chồng con của bản thân, tôi nghĩ nên dành cho kiếp sau, kiếp này tôi không cần một người đàn ông ở bên cạnh. Nói vậy thôi chứ lúc cái duyên đưa đẩy, gặp người phù hợp tôi cũng không thể tránh được. Bây giờ, tôi chỉ mong những người xung quanh hiểu tấm lòng của tôi dành cho họ.

- Chị tin vào duyên số ông Trời sắp đặt nhưng người ta vẫn nói, mỗi người đều có thể tự thay đổi số phận của mình, chị thấy sao?

- Tôi không ham bói toán, mê tín dị đoan, cũng không phải con nhà Phật nhưng tôi tin vào số phận. Mẹ sinh tôi ở trong chùa nên từ bé tôi hay vào đây để tâm hồn mình được thanh tịnh. Tôi không làm theo lời người khác, tôi chỉ làm theo những gì mình nghĩ và trái tim mình mách bảo.


Phi Nhung từng hai lần yêu nhưng đều tan vỡ, theo cô đó là "vì tôi quá yêu nghề nên người ta bỏ tôi".
- Chị nói gì nếu có người cho rằng chị là người phụ nữ đa đoan?

- Người con gái nào theo nghiệp cầm ca cũng đều đa đoan hết, có chăng họ cố tình giấu, không cho mọi người biết thôi.

- Nhưng trong làng giải trí không hiếm những nữ ca sĩ vừa có sự nghiệp thành công, lại có gia đình hạnh phúc đó thôi?

- Cái đó là giả tạo, người ca sĩ hết mình vì khán giả thì cuộc đời họ chỉ có nỗi khổ chứ không hề sung sướng. Nếu bạn đi hỏi 10 người thì 9 người sẽ thật lòng nói với bạn câu này. Nhưng tôi vẫn chấp nhận điều đó để mang lại niềm vui cho người khác.

- Từng hai lần yêu và chung sống như vợ chồng, bây giờ tình yêu với chị có ý nghĩa như thế nào?

- Cả hai người đàn ông không ai phụ bạc tôi cả mà chỉ vì tôi yêu nghề quá nên người ta bỏ tôi. Chắc kiếp trước tôi mắc nợ và làm khổ nhiều người quá nên kiếp này tôi phải chịu cảnh cô đơn.

- Có thể sống không chồng nhưng một đứa con vẫn là nỗi khao khát của không ít người phụ nữ, chị thì sao?

- Con thì tôi có nhiều lắm vì tôi có cả một trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi ở Bình Phước. Tôi thành lập nơi này được gần một năm cùng với người bạn thân là một sư cô trong chùa. Sư cô có trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy còn tôi đi hát đế kiếm tiền nuôi bọn trẻ.

- Chị lành tính nhưng lại hoạt động trong làng giải trí vốn đã có quá nhiều xô bồ. Khi đối mặt với những cạm bẫy của nghề, chị xử lý thế nào?

- Chẳng ai có thể lừa được tôi, trừ khi tôi cho họ lừa. Cũng có nhiều người lừa gạt tôi lắm nhưng tôi nghĩ, người đi lừa mới tội nghiệp vì họ phải suy nghĩ, làm sao có thể lừa được Phi Nhung, chứ tôi thì không sao. Cái bụng tôi không xấu nên tôi không quan tâm đến chuyện người ta nói gì về mình. Tôi muốn sống thật thoải mái.

- Mỗi lần hát các ca khúc buồn, đôi mắt chị luôn đong đầy nước. Những giọt nước mắt ấy chị dành cho khán giả hay chính bản thân mình?

- Tôi là người rất dễ rơi nước mắt trước những số phận giống mình. Có lẽ cho đến khi chết tôi mới không rơi nước mắt nữa. Khi đứng trên sân khấu nhập tâm vào một ca khúc tự dưng nước mắt tôi cứ chực trào ra. Tôi khóc cho những nỗi niềm ẩn sâu bên trong mỗi người khán giả đang ngồi dưới chứ tôi không khóc cho tâm sự của chính mình. Nếu người ta cho rằng tôi đang hát và khóc cho bản thân thì chưa đúng, họ chưa hiểu tôi mà thôi.

- Không chỉ ca hát, chị còn tấu hài, đóng phim. Chị cảm thấy mình hợp với lĩnh vực nào nhất?

- Làm bất cứ việc gì tôi cũng đều tự tin nên nghề nào tôi cũng thấy mình hợp. Mấy tháng trước tôi có sang Trung Quốc đóng phim Trạng sư Trần Mộng Cát. Mới đầu tôi thấy mình đúng là đang leo lên lưng cọp vì diễn viên thoại bằng tiếng Trung mà tôi lại nói bằng tiếng Việt. Tôi mắc cỡ vì không hiểu họ nói gì. Nhưng rồi, tôi quen dần và nhập vai tốt hơn.

- Nếu có lời mời chị đóng phim ở Việt Nam thì sao?

- Tôi luôn sẵn sàng nếu như có đạo diễn nào đưa ra lời mời nhưng tôi chỉ sợ người ta phân biệt tôi là con lai. Tôi sinh ra ở Việt Nam, người thân cũng ở đây, chỉ có mặt cha đẻ là tôi không biết. Nhiều lúc tôi muốn tìm cha để xem ông là người như thế nào nhưng đến giờ kết quả vẫn chỉ là số 0. Tôi không hận cha, chỉ thương mẹ thôi. Vì mẹ, tôi nuôi cả 6 đứa em, cũng vì mẹ mà tôi hát nhạc quê hương, dòng nhạc mẹ thích nghe nhất khi còn sống. Có thể nói, mẹ là người có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời tôi.

ANH HÙNG ĐÔNG HỒ !




Còn một "Người muôn năm cũ"
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Chưa có một tài liệu sử học mang tính khoa học nào nói về sự tồn tại của nghề vẽ tranh của Đông Hồ là bao nhiêu năm nhưng nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, một trong những người còn nặng nợ với duyên nghiệp của tổ tiên thì khẳng định với tôi, ít nhất phải có trên năm trăm năm. Theo gia phả dòng họ, ông Chế cho biết, từ thế kỷ 15, đời vua Cảnh Hưng, gia đình ông đã có truyền thống làm tranh. Làng Đông Hồ ngày xưa nằm trong xã Tú Hồ, trong bốn thôn của xã chỉ duy nhất có người thôn Đông Hồ là làm được tranh. Cũng là thôn duy nhất không có ruộng cày cấy. Người dân chỉ chuyên tâm vào làm vẽ tranh. Và ở thời hoàng kim của làng, không có gia đình nào là không có người tham gia vẽ tranh. Nhưng mỗi gia đình có một thế mạnh và những bức vẽ khác nhau nên tạo ra được những nét đa dạng và phong phú của loại hình nghệ thuật này. Từ tháng 8 âm lịch, người dân đã bắt đầu làm tranh, đợi đến tháng 12 âm sẽ đem bán ở đình Đông Hồ, phục vụ người dân và du khách thập phương. Ngày đó, chợ đình cũng chỉ họp một tháng 5 phiên, những bức tranh như: Đám cưới chuột, Đàn lợn âm dương, đánh ghen, trèo dừa... là được người dân ưa chuộng nhất. Nhà ai ít nhất cũng phải có một vài bức tranh treo trong nhà. Nó là dấu hiệu cho năm mới.
So với các loại hình nghệ thuật khác, tranh Đông Hồ là một loại hình mang đậm dấu ấn của văn hoá dân gian. Các bức tranh đều khuyết danh, được nhiều thệ hệ bồi đắp, phong phú thêm dần vào nội dung các bức vẽ. Cũng không ai có thể đưa ra một câu khẳng định chính xác. Tranh Đồng Hồ có bao nhiêu loại, bao nhiêu nội dung... Đến một người bỏ cả đời ra làm tranh, nhằm vực lại nét văn hoá của tổ nghiệp như ông Chế bây giờ có trong tay 180 bản vẽ các loại tranh. Cũng chẳng biết đã đủ hay không, nhiều hay ít? Dù ông Chế có nói rằng, phát hiện bất kỳ một bản vẽ nào, dù có phải mua với giá bao nhiêu, ông cũng sẽ cố gắng có được để thu về một mối.

Một bức tranh Đông Hồ được hình thành bởi năm màu sắc. Màu trắng của giấy Điệp, đỏ của son, vàng của hoa hoè, đen lá tre và xanh của chàm. Tức là hoàn toàn màu và chất liệu tự nhiên có trong dân gian. Không bị chi phối của hoá chất. Và, mỗi bức tranh đều là những bài học ý nghĩa được đúc rút từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống. Ví như Đám cưới chuột, họ hàng nhà chuột muốn cưới vợ, rước chú rể cùng lá cờ ghi chữ “Nghênh hôn” thì bên cạnh lại phải có một bộ phận khác mang quà cáp đến cho ‘ông mèo” với lá cờ “Thủ lễ”. Đó là bức tranh nhằm đả kích tầng lớp thống trị thời phong kiến. Hay bức tranh “Hứng dừa” lại là lời ca về lòng chung thuỷ, thuận vợ thuận chồng với hai câu thơ: “Trong như ngọc trắng như ngà/Đây trèo đấy hứng cho vừa lòng nhau”. Bức “Đánh ghen” có vẽ cây đa, một ông chồng và hai bà vợ là một ngụ ý lên án chế độ đa thê. Bà vợ hai được chồng yêu chiều nên thách thức bà vợ cả, ông chồng khó xử chẳng biết can ngăn ra sao nên các tác giả dân gian cho thêm vào hai câu thơ: “Thôi thôi nuốt giận làm lành/Chi đừng sinh sự nhục mình nhục ta”. Tranh Đông Hồ là những bức tranh phản ánh về cuộc sống, văn hoá, tình cảm và tín ngưỡng... Được các tác giả khuyết danh nghĩ ra nhưng nhìn vào những phân tích ở trên thì chúng ta có thể thấy, dù khuyết danh nhưng đó phải là sản phẩm của những người trí thức, được đọc sách vở thánh hiền. Hàng trăm năm nay, vẽ tranh đã tạo nên cho Đông Hồ một tên gọi, một sự nhắc nhớ về cội nguồn văn hoá. Câu ca này đã có rất lâu, nhưng nhiều người già vẫn thuộc: “Cô kia mà thắt lưng xanh/Có về làng Mái với anh thì về/Làng Mái có lịch có lề/Có sông tắm mát có nghề làm tranh”. Làng Đông Hồ, ngày xưa còn có tên gọi là làng Mái
Một người muôn năm cũ...
Bây giờ vào làng Đông Hồ hỏi thăm gia đình ông Chế thì ai cũng biết. Ông cũng chẳng nổi tiếng gì nhưng ở cái làng mà một thời nhà nhà vẽ tranh cho đến bây giờ những người còn theo nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó có gia đình ông, thì mọi người phải biết. Có một thời gian dài làm giảng viên của trường ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp, rồi cán bộ của NXB Mỹ Thuật thì có thể nói chất “nghệ”, nhu cầu được gắn với giấy điệp, bản khắc... trong ông còn đậm lắm. Đấy chưa kể, ông còn là hậu duệ đời thứ 22 của một dòng họ vẽ tranh Đông Hồ nức tiếng xứ Kinh Bắc một thời.
Năm nay đã 73 tuổi, từ khuôn mặt cho đến dáng đi chẳng khác một lão nông tri điền nhưng được mục sở thị những ngón tay ông múa trên tấm giấy điệp rất mực tài hoa thì mới hiểu tại sao, ở người đàn ông đã thất thập cổ lai hi này lại đam mê và còn đắm đuối với nét văn hoá của cha ông đến vậy. Về hưu năm 1995, sau bao nhiêu năm mải mê với công việc của viên chức nhà nước, có tuổi trở về làng. Bước vào mảnh đất sản sinh ra nghề vẽ tranh mà như bước vào nơi xa lạ, ông Chế đã khóc nức nở. Dấu tích của một thời chẳng còn mấy, ông Chế đã ba ngày ba đêm ra thắp hương lên phần mộ của tổ tiên để làm sao các bậc tiền nhân soi đường chỉ lối cho ông có thể vực lại nghề truyền thống của dòng họ, làng xã, chứ cứ thế này thì chẳng bao lâu nữa từ tranh Đông Hồ có lẽ sẽ biến mất thực sự. Mà như thế thì những thế hệ đi sau như ông và lớp con cháu quả thật có tội với bậc tiền nhân. Ông viết đơn đi khắp nơi, run rủi thế nào, nhà văn hoá Hữu Ngọc cũng biết chuyện, ông Ngọc ngồi nói chuyện với ông Chế suốt một buổi chiều rồi từ giã ra về, chẳng biết ý tứ thế nào nhưng ông Chế bảo, những tâm tư tình cảm cũng như trăn trở ông kể hết. Ở tuổi của ông, để làm kinh tế hoặc vụ lợi gì cho mình thì không có lý. Ba ngày sau, Quỹ văn hoá Thuỵ Điển và nhà văn hoá Hữu Ngọc lại xuống Bắc Ninh. Lúc này con đường của ông Chế ít nhiều đã bớt đơn độc. Chút tài sản tích góp được mấy chục năm làm công chức, ông Chế bỏ hết ra tìm mua những bản khắc cổ đang còn rải rác trong nhân gian. Mấy đứa con ông phát hoảng nhưng giờ thì ít nhiều chúng đã hiểu tấm lòng của ông.

Hiện nay ông Chế đang có trong tay 26 bản khắc cổ. Có những bản đã tồn tại gần 10 đời, những bức tranh tồn tại hàng trăm năm... Hai người con thấy ông đắm đuối quá, cũng tình nguyện bỏ nghề làm hàng mã đang phát triển để quay lại cùng bố làm tranh. Để có thể có đất gây dựng lại nghề truyền thống, được sự giúp đỡ của một số tổ chức phi chính phủ, UBND Huyện Thuận Thành đã cho gia đình ông thuê 5500m2 đất để ông có thể hoạt động như mục đích đề ra: sưu tầm, bảo tồn, phục chế và phát triển tranh Đông Hồ. Còn sức còn làm. Cái mong muốn mà ông Chế bảo ông còn có thể thực hiện được là đào tạo những nghệ nhân làm tranh. Nhưng thấy vẫn còn mông lung lắm. Vì ở làng, bây giờ chỉ còn gia đình ông và một hộ nữa là vẫn đang theo nghề vẽ tranh. Với một làng nghề truyền thồng có hàng trăm năm như Đông Hồ thì có thể nói đây là những hộ gia đình đang đơn thương độc mã. Cũng chẳng biết họ sẽ xoay xở như thế nào với cơ chế thị trường…
Hướng đi nào cho tranh?
“Đúng là với một làng nghề có truyền thống lâu đời như Đông Hồ mà chỉ còn hai hộ gia đình làm thì qủa là buồn và đáng lo.” Ông phó chủ tịch xã Song Hồ, Nguyễn Như Điều cũng phải cám cảnh nói với chúng tôi như vậy. Theo lời ông Điểu, với những nét văn hoá độc đáo không chỉ của Bắc Ninh mà còn mang tính quốc gia như tranh Đông Hồ mà bây giờ ở vào một hoàn cảnh như vậy thì không ổn. Nhưng ở thẩm quyền của xã thì xã chịu. “Người dân không tìm được đầu ra. Mà cấp xã như chúng tôi thì liên hệ giao dịch để tạo một hướng đi cho những nghệ nhân là rất khó. Cũng mong làm sao các cơ quan báo chí, rồi các tổ chức xã hội nêu ra được thực trang để biết đâu qua đó có những hướng giải quyết, vực dậy chưa nói nhưng bảo tồn và lưu giữ những nét văn hoá phi vật thể này thì rất cần. Có chủ trương là chúng tôi thực hiện ngay. Thậm chí đào tạo cho con em bằng việc mở các lớp học chúng tôi cũng sẵn sàng.”

Có dịp tiếp xúc với một số người nước ngoài đến thưởng ngoạn tranh ở nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, họ cũng tỏ ra rất thú vị và yêu mến những nét hoạ từ bức tranh đã tồn tại trên đất nước Việt Nam hàng mấy thế kỷ. Ông Chế bảo ngày nào cũng có khoảng 8 đến 10 đoàn khách quốc tế đến thăm và thưởng ngoạn tranh. Cuối năm 2007 vừa qua, ông Lê Doãn Hợp, uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch cũng đã có dịp đến thăm và viết lưu niệm tại gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế: “Chúc bác Nguyễn Đăng Chế tiếp tục phát huy truyền thống gia đình trong việc tôn vinh văn hoá dân tộc từ nghề làm tranh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và chấn hưng văn hoá dân tộc, đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế thắng lợi.” Với ông Chế, những ghi nhận đó là nguồn động viên để ông tin vào con đường mình đang đi. Nhưng ông cũng buồn, vì tuổi đã cao, mà con đường thì còn xa quá...
(ST)

PHẠM TIẾN DUẬT



Cố nhà thơ Phạm Tiến Duật

Tiểu sử nhà thơ Phạm Tiến Duật
Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 1, 1941 - 4 tháng 12, 2007, ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và chữ Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ.

Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Năm 1970, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt nam. Hiện nay, ông sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng là người dẫn chương trình của một chương trình dành cho người cao tuổi của kênh VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký lệnh tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8h50, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi.

Đóng góp

Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái "tinh nghịch" nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây".

Những tập thơ chính:

• Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
• Thơ một chặng đường (thơ, 1971)
• Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
• Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
• Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
• Nhóm lửa (thơ, 1996)
• Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
• Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng)

Ông được ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", "cây săng lẻ của rừng già”, "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn".

ĐIỆN KÍNH THIÊN ( HÀ NỘI )



Điện Kính Thiên

Hoàng thành Thăng Long qua các triều đại có thể to nhỏ khác nhau, vòng thành có thể rộng hẹp khác nhau, nhưng trên trục hoàng đạo nối từ Cửa Bắc đến Cửa Nam có một địa điểm không khi nào thay đổi, đó chính là Điện Kính Thiên.

Từ khi triều Nguyễn rời đô vào Huế, đã đổi cả tên lẫn đơn vị hành chính của Kinh thành Thăng Long ra Bắc Thành rồi tỉnh Hà Nội, thành quách bị phá đi xây gọn nhỏ lại.(CÓ TIN NÓI DO NGUYỄN ÁNH TRẢ THÙ TRIỀU TRƯỚC ĐÃ GIẾT CHA NGUYỄN ÁNH MÀ THÀNH QUÁCH BỊ PHÁ ĐI) Không gian của Điện Kính Thiên xưa, nay được làm nền xây Hành Cung để mỗi lần Hoàng đế ngự giá Bắc Hà làm nơi Ngài ngự và tiếp kiến quần thần.

Điện Kính Thiên đương nhiên không còn như xưa, duy nhất còn mấy đôi rồng đá rất đặc trưng của nghệ thuật tạo hình thời Lê là còn nguyên vẹn, trừ mấy đôi rồng nhỏ phía sau đã bị mất. Toà Hành Cung vẫn hiện diện khi quân Pháp mới chiếm thành nên ta mới có hính ảnh toà nhà xây trên nền Điện cũ khá hoành tráng. Ảnh này được chụp nhưng để in họ phải chuyển sang hình thức khắc đồng (iconographie) (ảnh 1).

Nhưng rồi toà kiến trúc ấy cũng biến mất, thay bằng những bức tường dày xây gạch làm công trình phòng thủ của đội quân chiếm đóng khi chiến sự chưa chấm dứt (ảnh 2).

Hình bóng những tên lính đánh thuê ngoại quốc lố nhố trên nền điện linh làm ta liên tưởng đến câu ca trong áng văn vần “Hà Thành thất thủ” nói lên cái nỗi nhục của một dân tộc bị mất nước :

“Kính Thiên ngai ngự thiếp vàng
Tây ngồi đánh chén với đoàn thanh lâu”

Đến năm 1887, khi công cuộc bình định của người Pháp đã hoàn thành, trên nền điện cũ, thực dân xây một kiến trúc hoàn toàn Tây phương làm Đại bản doanh lực lượng Pháo binh thuộc địa (Direction d’ Artillerie)

Sau ngày ta tiếp quản Thủ đô (1954), khu vực thành cũ trở thành doanh trại quân đội ta và Toà nhà trên Điện Kính Thiên được củng cố tầng hầm để trở thành “Tổng hành dinh” chỉ huy cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Vì thế ngày nay, không gian này trở thành một di tích “kép” cho cả hai thời đại, Điện Kính Thiên của Hoàng thành Thăng Long xưa (đang được đệ trình UNESCO công nhận quần thể Hoàng thành là Di sản Văn hoá Thế giới) và Bộ Tổng chi huy Quân đội Nhân dân, di tích lịch sử quan trọng của Lịch sử hiện đại Việt Nam.

HỘI ĐÀM MỸ TRUNG 18/11/2009



Xét trong bối cảnh thế giới hiện nay, phát triển quan hệ Trung – Mỹ là nhu cầu của cả hai bên, đều xuất phát từ lợi ích riêng mỗi nước. Với Mỹ, Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, tỉ giá quốc tế của đồng USD trên mức độ rất lớn đã chịu hạn chế của Trung Quốc, ngoại tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình khôi phục kinh tế sau khủng hoảng của Mỹ. Ngoài ra, hiện nay Mỹ đang rất cần sự ủng hộ và phối hợp của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân ở I-ran và Triều Tiên. Chính vì thế, trong ngày thứ hai thăm Trung Quốc, Tổng thống Ô-ba-ma đã cam kết không tìm cách “kìm hãm Trung Quốc”. Còn về góc độ của Trung Quốc, hiện tại sự phát triển kinh tế của Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc nhất định vào Mỹ, có mối quan hệ cùng chung lợi ích với Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã không ngại ngần cho rằng quan hệ Trung-Mỹ tốt đẹp đáp ứng lợi ích cơ bản của hai nước.

Sau khi Tổng thống Ô-ba-ma lên cầm quyền, chính sách đối với Trung Quốc đã được điều chỉnh từ “phức tạp” dưới thời người tiền nhiệm Bu-sơ sang “toàn diện”. Nhưng điều chỉnh đến đâu lại là một vấn đề khác. “Vực thẳm” nghi kị và lo ngại vốn tồn tại lâu nay giữa hai nước đã thực sự được xóa bỏ hay chưa vẫn là điều chưa ai dám khẳng định. Trên bình diện ngoại giao, hai nước đều tỏ thái độ mềm mỏng và thiện chí, nhưng chưa làm thay đổi hoàn toàn bản chất hợp tác và cạnh tranh vốn có trước đây trong quan hệ giữa hai nước.

Tổng thống Ô-ba-ma nói rằng, với tất cả những gì xảy ra trên thế giới ngày nay, sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết. Có lẽ ông Ô-ba-ma nhận ra rằng, một Trung Quốc với tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi khu vực đã bắt đầu có bước biến chuyển tới vị thế cân bằng với Mỹ. Với nhiều lợi thế, Trung Quốc đã buộc Mỹ phải xem xét lại khái niệm “Trung Quốc - đối thủ” để tiến tới “Trung Quốc – đối tác”. Tuy nhiên, trong bối cảnh mà sự nghi kị và lo ngại lẫn nhau vẫn tồn tại thì điều quan trọng nhất lúc này là hai nước cần phải làm yên lòng nhau vì những mục tiêu chiến lược của mình.

NỀN KINH TẾ MỚI


MỘT NGÔI SAO CHỔI LƯỚT NGANG TRỜI !


Các nền kinh tế mới nổi châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Inđônêsia, và Singapore) công bố tổng sản phẩm quốc nội GDP quí II/2009 tăng bình quân trên 10%. Trung Quốc được đánh giá là quốc gia đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng, bởi vì:
Thứ nhất, nhờ kết hợp thành công nền kinh tế thị trường với hơn 30 năm mở cửa, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc liên tục đạt từ 9%;
Thứ hai, chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách tiền tệ linh hoạt, đây là điều mà các nền kinh tế mới nổi khác chưa thể chuẩn bị được;
Thứ ba, Trung Quốc có thị trường tiêu thụ nội địa lớn, điều này các quốc gia khác không thể có và dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới (hơn 2 nghìn tỉ USD) và có thể đạt 2,7 tỉ USD vào cuối năm 2009. Sản xuất công nghiệp trong tháng 7/2009 của Trung Quốc tăng trưởng 11%, đầu ra của sản phẩm điện tử và ô tô đạt cao kỷ lục. Gói kích thích kinh tế khổng lồ 586 tỉ USD đã có tác động quyết định đến sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Trong khi ngành công nghiệp ô tô của thế giới đang lao đao thì doanh số xe hơi của Trung Quốc vẫn tăng 30% trong 8 tháng đầu năm 2009. Trung Quốc vượt Mỹ và trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản trong nửa đầu năm 2009. Trong bối cảnh tiêu dùng giảm mạnh trên thế giới, Trung Quốc chuyển hướng sang kích cầu nội địa, lĩnh vực có tiềm lực lớn. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự đoán sau 2 năm Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vói tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 12% năm 2012.

Việt Nam là thị trường mới nổi có sức hấp dẫn nhất châu Á do chi phí sản xuất thấp và số dân trong độ tuổi lao động tương đối nhiều. Việt Nam nằm trong top 10 nước có tốc độ tăng trưởng cao. Các nền kinh tế mới nổi châu Á bật nhanh nhờ có 3 yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, do ngành chế tạo ở những nước này chiếm tỉ trọng lớn trong ngành kinh tế. Ngành điện tử và ô tô là 2 ngành công nghiệp có tính tuần hoàn cao, nhu cầu giảm nhanh nhưng cũng tăng nhanh khi kinh tế có dầu hiệu phục hồi;

Thứ hai, do mức giảm xuất khẩu đã chậm lại trong những tháng đầu năm 2009;

Thứ ba, do chương trình chấn hưng nền kinh tế có qui mô lớn hơn so với các nước phương tây, hiệu quả nhanh hơn dẫn đến nhu cầu tiêu thụ ở thị trường nội địa khôi phục nhanh hơn.

Theo báo cáo của Hội đồng Tình báo quốc gia Mỹ (NIC), các nền kinh tế mởi nổi châu Á sẽ có triển vọng sáng sủa nhờ thị trường tiêu dùng rộng lớn, hứa hẹn nhanh chóng vượt cả Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cộng lại. Năm 2025, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; năm 2035 tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc và Ấn Ðộ vượt Mỹ; Giai đoạn 2040-2050, GDP của BRIC bắt kịp G-7. Ngân hàng Thương mại Mỹ Goldman Sachs đánh giá, tài sản của BRIC sẽ vượt của Mỹ, Ðức, Pháp, Anh, Italy và Nhật Bản gộp lại vào năm 2040. Công ty Tài chính toàn cầu Barclays ước đoán, vào năm 2017 Ấn Ðộ có 411.000 triệu phú USD (hiện có 100.000 người), đứng thứ tám thế giới về số người có tài sản trên 1 triệu USD vào năm 2017. Trung Quốc hiện có số tỉ phú lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ) với khoảng 260 người. Tổng tài sản của 1000 người giàu nhất Trung Quốc trong Báo cáo thường niên của Tạp chí Hurun ngày 14/10/2009 có giá trị 571 tỉ USD, tăng 130 tỉ USD so với năm 2008.

Những nền kinh tế mới nổi có sức hút đầu tư nước ngoài (FDI) lớn.

Với 3 tỷ dân và sở hữu phần lớn dự trữ ngoại hối trên thế giới, các nền kinh tế mởi nổi châu Á sẽ trở thành nơi đầu tư được lựa chọn vì có đủ điều kiện phát triển và khá ổn định về chính trị. Tình hình các nước BRIC lành mạnh, tiềm lực tài chính tốt, tỷ lệ giới trẻ cao sẽ là những nhân tố hỗ trợ tăng trưởng lâu dài nên càng thu hút giới đầu tư quốc tế.

Tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu Hàn Quốc đạt 14,8 tỉ USD (tháng 6/2009) và dự báo xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục ổn định nhờ những xử lý lính hoạt và hiệu quả của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) trong việc giải quyết nợ nước ngoài nhưng vẫn duy trì dự trữ ngoại tệ ở mức trên 210 tỉ USD (đứng thứ 6 trên thế giới). Đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm 2009 tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc đang tiếp tục tạo dựng môi trường "ngoại thương thân thiện" thông qua nhiều biện pháp khuyên khích đầu tư nước ngoài. Cụ thể, chính phủ miễn hoàn toàn thuế thuê đất cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vật liệu và phụ tùng máy móc.

Trong số 5 địa điểm thu hút FDI lớn nhất thế giới, thì các nền kinh tế mới nổi chiếm tới 4, đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga. Ba thị trường đang nổi là Brazil, Trung quốc và Ấn Độ thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, bởi vì, Thứ nhất, đối với Trung quốc, nhờ có chính sách tài khóa linh hoạt và mức dự trữ lớn 2 nghìn tỷ USD; Thứ hai, thị trường chứng khoán của Ấn Độ có giá cao hơn chứng khoán ở các nước châu Á khác do các công ty của Ấn Độ làm ăn tốt hơn và tạo cơ hội thu lời chứng khoán cao hơn; Thứ ba, trong khi nhu cầu dầu và nguyên liệu cơ bản giảm mạnh thì hàng hóa nông nghiệp được sản xuất tại Brazil lại ít bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế. Hệ thống ngân hàng của Brazil vững chắc với mức nợ trong tầm kiểm soát và tăng trưởng trong cho vay nội địa. FDI vào Trung Quốc mỗi năm đạt khoảng 87 tỷ USD và chiếm khoảng 6% tổng FDI toàn cầu giai đoạn 2007-2011. Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu cho FDI đứng trên cả Mỹ, Brazil và Nga.

Các nền kinh tế mới nổi có tiềm năng lớn về thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ

Dân số đông và thị trường rộng lớn là những điểm hấp dẫn khác nữa của các nền kinh tế mới nổi. Trong khi dân số của các nước phát triển chỉ khoảng 960 triệu người năm 2008 thì dân số của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chiếm tới 5.721 triệu người. Riêng nhóm BRIC đã chiếm 42% dân số thế giới và 13% khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu năm 2008. Dân số ở các nền kinh té mới nổi và đang phát triển trẻ hơn (chiếm 46,8%) so với 29,7% ở các nước phát triển. Các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ phụ thuộc nhiều vào tiêu dùng nội địa. Giới trẻ sẽ là những người tiêu dùng nhiều nhất, giúp cho nền kinh tế trụ vững chắc. Một khi đã trụ vững và vượt qua khỏi khủng hoảng thì thị trường tiêu thụ ở các nền kinh tế mới nổi này sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư ở tất cả các lĩnh vực.

Các nền kinh tế mởi nổi sẽ giữ vai trò lãnh đạo mới trong xu hướng kinh tế toàn cầu.

Các nền kinh tế mởi nổi châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Ðộ, sẽ định hướng nền kinh tế thế giới trong tương lai và có sức mạnh ngày càng lớn. Về tốc độ phát triển, BRIC có thể bắt kịp G-8. BRIC sẽ bù đắp sự giảm sút tiêu dùng ở các nước phát triển (riêng ở Mỹ chiếm 21% GDP toàn cầu). Các nền kinh tế mới nổi sẽ cung cấp không chỉ nguyên vật liệu và nhân công rẻ, mà quan trọng hơn, là cung cấp khả năng và tính sáng tạo của con người.

Hàn Quốc đã vươn lên thành nước xuất khẩu lớn thứ 10 trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 104,9 tỉ USD (4/2009) vượt Canada. Chỉ số lòng tin tiêu dùng của người dân Hàn Quốc và của giới doanh nghiệp liên tục tăng. Hàn Quốc vượt qua khủng hoảng và phục hồi nhanh nhờ thặng dư cán cân vãng lai và những yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, chính phủ Hàn Quốc đã thúc đẩy thực hiện các chính sách ổn định tài chính và tài chính mở rộng từ cuối năm 2008; Thứ hai, Hàn Quốc có lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào, lên đến 240 tỉ đô-la Mỹ, tỉ lệ lãi suất và tỉ giá hối đoái ổn định giúp cho nền kinh tế phục hồi nhanh; Thứ ba, công nghiệp ô tô đóng tàu và công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc có tính cạnh tranh cao, giữ vững sức mạnh cho xuất khẩu ổn định của quốc gia, Với nền tảng chính trị vững chắc, Hàn Quốc sẽ không gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các biện pháp can thiệp tài chính mạnh mẽ. Theo OECD, Hàn Quốc sẽ là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng GDP cao (khoảng 4,9%) trong giai đoạn 2011 -2017.

Với tiềm năng tăng trưởng, sự năng động trong kinh doanh, tỷ lệ tiết kiệm cao, dân số lao động chăm chỉ và một loạt các biện pháp đối phó với khủng hoảng, các nền kinh tế mới nổi đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện 2/3 thế giới sống trong các nền kinh tế mới nổi, vì vậy, nếu các nền kinh tế mởi nổi có vai trò hơn nữa và cùng hợp sức lại, cùng cố gắng để giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội thì sẽ làm cho các nền kinh tế mới nổi hấp dẫn hơn và ít rủi ro hơn.
(st)

CHỮ TÂM LÀ GÌ ?


BOM NGUYÊN TỬ ĐƯỢC MỸ THẢ 1945,NHỜ VẬY NHẬT ĐẦU HÀNG, CHẤM DỨT THẾ CHIẾN THỨ II ?
Chữ Tâm

Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:
- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù.
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …
Cho nên , ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:
- Đặt trên tay để giúp đỡ người khác.
- Đặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.
- Đặt trên trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
- Đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
- Đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
- Đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.
Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

KẺ THAM NHŨNG LÀ AI ?


Kiến trúc sư Lý Trực Dũng

Tượng " Tự nặn mình " của Lý Trực Dũng


"Tôi cũng là kẻ tham nhũng!"
Tác giả: BÙI DŨNG

Mỗi người trong cuộc đời, một lúc nào đó, đều là "họa sĩ biếm" - tức là người không chỉ biết giễu nhại đời mà còn phải biết tự trào chính mình. Như cây bút biếm lão làng Lý Trực Dũng, người tự làm tác phẩm trào lộng bản thân; dũng cảm, bộc trực, giống cái tên đã "vận" vào đường công danh của mình.
Biếm họa = hiểm họa
Trong triễn lãm tranh biếm họa mới đây nhất của mình tại Viện Geothe (56-58 Nguyễn Thái Học - Hà Nội, từ 21/11 đến 25/11/2009), kiến trúc sư kiêm họa sĩ Lý Trực Dũng làm hẳn một bức tranh - tượng để công khai "tố cáo" mình là kẻ tham nhũng!
Bức tượng đúng là khuôn mặt anh, với cái mũi hơi hếch lên của "người ưa ton hót, nịnh bợ". Anh ta đội cái mũ bê-rê và vẻ mặt thì ra chiều vênh lên, kiêu căng lắm. Phía trước chỉ tay oai phong là thế nhưng mặt sau thì ngược lại tất cả.
Cái tay anh ta thì luồn về sau, "tóm gọn" một tờ dollar xanh của một người đàn bà ở phía sau, cố nhoái người lên để "đút" cho bằng được. Trớ trêu là anh lại đứng trên bục cao, như một bức tượng đồng!
Lý Trực Dũng bảo: "Tác phẩm này tôi tự trào chính mình, rằng tôi cũng là một kẻ tham nhũng!". Yêu cầu giải thích rõ hơn: "Anh "tham nhũng" ở chỗ nào?!", Lý Trực Dũng diễn đạt một cách logic, nghiêm túc pha lẫn dí dỏm, sâu cay:
"Tham nhũng đang là vấn nạn toàn cầu, không chỉ ở riêng nước nào. Với tham nhũng, chúng ta vừa là quan tòa, là nạn nhân và cũng là tòng phạm. Đó là khi chúng ta hèn nhát. Để chống lại nó, chỉ có chúng ta là cứu tinh cho chúng ta thôi, đừng mong ngóng ai cứu giúp!".
Lý Trực Dũng nói mình "tham nhũng" là theo cách đó. Nghe thấy sự trào lộng đi kèm với mỉa mai, đau đáu. Cười mình đấy, nhưng là cười ra nước mắt. Nếu trong một xã hội mà tham nhũng xuất hiện nhan nhản, đến nỗi người ta trở nên "vô cảm" trước nó thì sẽ là đại họa.

Đã trào lộng mình thì tất yếu sẽ có sự dũng cảm để trào lộng xã hội mình đang sống. Lý Trực Dũng từng vẽ một bức họa với những cái xẻng nhỏ và những cái xẻng lớn mà người ta vứt hết xẻng nhỏ để tất cả mang xẻng lớn. Bức tranh vốn ban đầu có tên "Sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa", đến khi lên báo, để tránh những hiểu lầm đáng tiếc, đã được biên tập lại thành "Một kiểu sản xuất lớn".
Nói thiên chức của họa sĩ biếm là hoàn thiện xã hội mình đang sống là ở chỗ đó và nói trên toàn thế giới, biếm họa là nghề nguy hiểm, biểm họa gần với hiểm họa cũng là ở chỗ đó. Mỗi bức biếm họa đều mang những thông điệp riêng, có tính chất đối thoại cởi mở; tuy nhiên, ở một số nơi, biếm họa không được coi trọng vì nó là thứ vũ khí sắc bén quá, mà người ta cầm vào dễ đứt tay.
Hơn 30 năm theo nghiệp biếm họa, đã cho ra đời hàng ngàn bức tranh có tính chất đả kích, góp ý, xây dựng, phê bình thì Lý Trực Dũng đã trải qua không ít phen sóng gió. "May mà tôi vẫn còn được ngồi đây, để tiếp tục "đối thoại" với người xem tranh. Nếu có mệnh hệ gì thì tôi chỉ sợ không có bút và giấy để tiếp tục vẽ", anh nói.
Thông điệp có tính đối thoại
Hàng chục năm qua, biếm họa Việt Nam, tuy chưa có nhiều thành tựu nhưng vẫn bền bỉ song hành cùng cuộc sống. Khó có thể phủ nhận được tính xây dựng của nó, khi nói như Lý Trực Dũng là từ hồi đầu, báo chí mới rón rén đăng những bức họa bé bằng hai đốt tay, nay đã được 1/2 trang báo, tức nửa khổ giấy A4.
Có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20, với đặc thù về tính báo chí, truyền thông và bám sát đời sống nên có thể nói biếm họa là một trong những nguồn tư liệu quan trọng phản ánh hiện thực lịch sử của từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân lý giải: "Ngay từ thuở ban đầu, người họa sĩ biếm vừa đóng vai trò chủ thể vừa đóng vai trò là nhân vật biếm họa. Người nghệ sĩ dũng cảm đưa ra ý tưởng của mình, bắt đầu biếm họa chính mình, đấu tranh cho quyền tự do cá nhân. Họ đưa ra những góc nhìn trào lộng có tính xây dựng cho nhu cầu thay đổi. Lớn hơn tự do cá nhân là những nỗ lực thể hiện ý muốn, thông điệp về sự canh tân, đổi mới thể hiện qua tranh vẽ".
Người Việt rất hay cười. Chẳng phải có người đã thống kê Việt Nam có hơn 30 kiểu cười. Hình ảnh người Việt trong mắt nhiều người nước ngoài đã được khái quát là ăn nhanh, đi chậm và hay cười. Vậy mà không phải ai cũng sẵn sàng cười với... họa sĩ biếm!
Có thể nhiều người VN chưa hiểu hết biếm họa, chưa có thói quen tự trào bản thân hoặc chưa sẵn sàng cho việc bị người khác "châm biếm", "sửa gáy"; nhưng chắc chắn rằng có không ít người Việt thích xem tranh biếm họa quốc tế, thậm chí là xem chính khách xứ người bị "biếm" trên Time, trên Newsweek... thế nào!
Rõ ràng biếm họa cho chúng ta một kiểu cười và "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ", vậy nên chẳng có lý gì không dành "đất" cho việc tôn vinh tiếng cười vừa có tính chất sinh học vừa có tính chất xã hội như cách mà biếm họa mang tới! Năm nay, giải thưởng biếm họa có tên "Rồng tre" (lấy từ vở kịch cùng tên của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nền biếm họa báo chí VN) tiếp tục được tổ chức, xem ra là một sự kiện đáng mừng.
Biết khúc khích cười người thì cần biết cười mình, như cách Lý Trực Dũng đã làm trong câu chuyện kể trên. Đó chắc chắn là hành vi văn minh và có tính văn hóa của một người tự tin, luôn mong muốn hoàn thiện bản thân. Biết cười mình cũng là một kiểu cười có đẳng cấp.
Có câu chuyện về bà đầm thép M. Thatcher của nước Anh từng "bị" các họa sĩ biếm dành "tặng" một vài bức tranh "có tính xây dựng". Bà Thatcher chỉ cười (chắc cũng giống nhiều ngườI Việt Nam... cười) và bảo: "Chẳng có ai trên đời là hoàn thiện. May mà nhà biếm họa giúp tôi biết mình chưa hoàn thiện ở điều gì."

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

ĐÊM ĐÔNG CHÍ


Đêm đông chí
Lưu Quang Vũ
12

Nhang tàn lả tả rơi lưng cốc
Nhà lạnh trần cao ngọn nến gầy
Chăn rách chiếu manh quần áo lạ
Chuyện dài đêm vắng rượu buồn say

Gió hú ầm ào qua gạch vỡ
Người chết vùi thân dưới hố bom
Kẻ sống vật vờ không chốn ở
Lang thang trẻ ốm ngủ bên đường

Cơ sự làm sao đến nỗi này
Mông lung không đoán được ngày mai
Máu chảy thành sông thây chất núi
Bè bạn tan hoang mình rã rời

Thơ Khánh buồn như lòng đất nước
Thơ hay đời loạn chẳng đâu dùng
Vườn cũ cây tàn chim chết cả
Người chơi đàn nguyệt có còn không

Mọi chuyện thiêng liêng thành nhảm nhí
Khắp nơi trí trá lọc lừa nhau
Nước Pháp khôn ngoan nước Nhật giàu
Nước Mỹ lắm bom mà cực ác
Nước Nga hiềm khích với nước Tàu
Nước Việt đói nghèo thân cơ cực
Đất hẹp trụi trần vạn khổ đau

Tối đen thành phố đêm lưu lạc
Máy bay giặc rít ở trên đầu
Ba thằng da vàng ngồi uống rượu
Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu

Chúng mình không có bom nguyên tử
Chỉ có thuốc lào hút với nhau
Thương nhà thương nước thương cho bạn
Không khóc mà sao cổ nghẹn ngào

Thôi nhé mai này tiễn Khánh đi
Đường xa bom phá tàu không về
Lênh đênh ai hát ngoài song cửa
Bài ca thanh bình đêm cũ
“Hoa lá quên giờ tàn
Mây trắng bay tìm đàn”
Ngày xưa yên ấm quá
Trẻ hát đồng dao trên phố
Con trai xách điếu đi cày
Con gái quang liềm gặt lúa
Bao giờ hết loạn người ơi
Cạn cùng nhau chén nữa
Tàn canh là xa xôi
Lòng như vầng trăng nhọn
Chém giữa trời không nguôi.

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

NHỚ


Nhớ


Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây.

Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.

Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt
Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời
Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực
Chúng ta yêu nhau cháy bỏng làm người.

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

10 người quyền lực hiện nay - 11/2009


Forbes hôm qua vừa công bố danh sách những người quyền lực nhất thế giới, bao gồm 67 gương mặt là lãnh đạo quốc gia, tài phiệt, các nhà hảo tâm và cả tội phạm.
Dưới đây là chân dung của 10 người đứng đầu.
Barack Obama, 48 tuổi, Tổng thống Mỹ, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, sở hữu kho hạt nhân với hơn 5.000 đầu đạn. Ông vừa được trao tặng giải Nobel Hòa bình.
Hồ Cẩm Đào, 66 tuổi, Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới đang vươn lên về cả sức mạnh kinh tế, quân sự và ảnh hưởng văn hóa. Trung Quốc được dự đoán sẽ thay thế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 25 năm tới.
Vladimir Putin, 57 tuổi, Thủ tướng, cựu tổng thống Nga, người được coi là ngôi sao hành động, làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Ông luôn luôn nhận được tỷ lệ ủng hộ rất cao của dân chúng - khoảng 74% trong suốt 10 năm qua - cao hơn cả mức dành cho vị tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev.
Ben S. Bernanke, 55 tuổi, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), người nắm giữ vị trí quan trọng chèo lái nền kinh tế Mỹ vượt qua cuộc suy thoái hiện nay.
Sergey Brin và Larry Page, 36 tuổi, cặp đôi sáng lập ra Google. Tổng tài sản của cả hai người là 30,6 tỷ USD.
Carlos Slim Helu, 69 tuổi, ông chủ tập đoàn viễn thông Telmex lớn nhất châu Mỹ Latinh. Ông là người giàu thứ ba thế giới, tài sản cá nhân tương đương với 2% GDP của Mexico.
Robert Mudoch, 78 tuổi, Chủ tịch tập đoàn News Corp. Đế chế truyền thông của ông bao gồm: tờ The Times, The Australian, The Wall Street Journal, New York Post, The Sun, hãng phim 20th Century Fox, nhà xuất bản HarperCollins, hãng truyền hình Fox, BSkyB, mạng xã hội My space.
Michael T. Duke, 59 tuổi, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart, doanh thu hàng năm là 401 tỷ USD, 2 triệu nhân viên, hệ thống 8.000 cửa hàng. Wal-Mart là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc và là người sử dụng lao động khu vực tư nhân lớn nhất nước Mỹ.
Abdullah bin Abdul Aziz al Saud, 85 tuổi, vua của Ảrập Xêút, quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Công ty sản xuất dầu mỏ thuộc sở hữu nhà nước Saudi Aramco là công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới với hơn 200 tỷ USD một năm, có trữ lượng 260 tỷ thùng dầu, chiếm 25% nguồn cung của hành tinh.
William Gates III, 54 tuổi, Chủ tịch tập đoàn Microsoft, hiện nay dành toàn bộ thời gian cho Quỹ Bill & Melinda Gates do ông sáng lập. Đây là quỹ từ thiện lớn nhất thế giới với số vốn 34 tỷ USD. Quỹ dành cho việc giảm nghèo, cải tiến giáo dục và chống các căn bệnh như sốt rét, lao và AIDS.

Nơi xa



Không đề (II)

Lưu Quang Vũ

Phố Hàng Buồm không còn một cánh buồm
Phố Hàng Lược chẳng còn ai bán lược
Phố Hàng Bạc những người thợ bạc
Đã chết cùng đêm hội ngày xưa
Chợ Mơ không còn mơ
Cửa Hà Khẩu đã trở thành phố xá
Qua Ngõ Trạm chẳng còn ai đổi ngựa
Đường Cựu Lâu lầu cũ cháy lâu rồi
Người ta uống bia hơi
Dưới tấm dù xanh đỏ
Phố Hàng Bài bán giầy da dép nhựa
Đông Bộ Đầu thành bến ô tô

Trên thềm rêu điện cũ những triều vua
Lũ trẻ lấm lem đùa nghịch
Bao quyền uy chót vót
Nay đã thành đất bụi lãng quên
Tiếng nấc Nguyễn Du giọt lệ Xuân Hưng
Những câu thơ buồn khổ yêu thưng
Ngày ấy chẳng ai cần
Bây giờ ta nhớ mãi
Ngọn gió của ngàn đời
Chiều nay ùa trở lại

Nơi xa
Một con tàu xuyên bóng tối
Đi về miền núi đá vôi
Một vùng nước trắng xa xôi
Một nhà ga cô quạnh
Một người đàn bà ướt lạnh
Đứng chờ anh.

Mùa thu ấy


Mùa thu ấy vẫn còn nguyên ở đó

Lưu Quang Vũ

Ta sẽ qua bao năm tháng rộng dài
Mùa thu đó vẫn còn nguyên ở đó
Sẽ đến lúc em không còn e sợ
Trước những gì sẽ tới trước tình anh
Ta sẽ qua bao cánh cửa nhọc nhằn
Qua lửa ấm của những mùa đông lạnh
Qua gió ngợp của những bờ sông nắng
Qua sóng bồi cát lở của buồn vui
Cát vô biên che phủ dấu chân người
Thành phố mới chắc ta không kịp tới
Trang giấy hết vầng trăng vừa khép lại
Hết nhà ga chỉ còn có con tàu
Mưa trên sông tóc trắng ở trên đầu
Anh sống hết bài thơ anh đã viết
Em thương ơi khi đó em hiết hết
Điều anh không biết nói hôm nay
Ta ngoảnh đầu nhìn lại tháng năm dài
Mùa thu ấy vẫn còn nguyên ở đó.

Nói với mình và các bạn




Nói với mình và các bạn

Lưu Quang Vũ

1
Chúng ta tụm năm tụm ba
Họp hành giễu nhau uống trà đọc thơ đi thực tế
Ta viết những suy tư ngây ngô vờ là trí tuệ
Những câu nhạt phèo chiếu lệ
Những lời nhàm tai ai cũng quen rồi
Mọi người quanh ta mang nỗi khổ cằn vai
Ngược đất nước tai ương xé rách
Ta viết mãi những điều vô ích
Vô duyên sao ta cứ nhoẻn miệng cười
Như phường bát âm thánh thót
Mong cuộc đời xuôi tai

Tôi không muốn viết những lời như thế
Tôi không thể viết những lời như thế
Chẳng muốn ai vui lòng khi đọc thơ tôi
Tôi viết những bài thơ chống lại chính tôi
Chống lại bóng đen trì trệ của đời
Chống lại những bài thơ tôi đã viết cùng những ai ưa thích nó
Làm sao đọc thơ tôi anh giận dữ băn khoăn xấu hổ
Cãi lại tôi hay ghét tôi đi nữa
Nhưng anh thôi hờ hững sống bình yên
Tôi xé đi vòng hoa giầy bức màn sương
Những niềm vui dại khờ những nỗi buồn yếu đuối
Cuộc sống còn dở dang
Cần đóng góp không cần ngồi ca ngợi

2
Thơ không phải là chứng minh
Không phải hào quang phản chiếu của tấm gương
Thơ là bó đuốc đốt thiêu là bàn tay thắp lửa
Thơ sinh sự với cuộc đời không cho ai dừng bước cả
Càng thương yêu càng không vừa ý với mọi điều
Đã qua cái thời nhà thơ nhìn đời bằng con mắt trong veo
Con mắt xanh non ngỡ ngàng như mắt trẻ
Hát cái lá mùa xuân ca lời chim son sẻ
Thơ tươi mát cuộc đời và an ủi lòng ta
Nhưng đến nay tất cả đã vỡ ra
Giữa tàn bạo hư vô giữa đấu tranh khốc liệt
Thơ phải dạy ta nhìn bằng con mắt thật
Đập vào ngực ta không cho ta cúi mặt
Không cho ta lảng tránh
Đập cửa mọi nhà
Đứng ở mọi ngã ba
Không hát ta say mà lay ta thức
Dù ngày mai đời có trăm lần đẹp
Thơ vẫn gọi mọi người vươn đến tưng lai

3
Ta đã làm gì như lũ viết thuê
Chạy theo những biển hàng ngắn ngủi
Những khuôn phép những trang in những hư danh một buổi
Ta nịnh người để người lại khinh ta
Sớm già cỗi cố quên đi phẩm cách
Muốn yên thân ta trở thành hèn nhát
Nhân dân có cần thơ của ta đâu
Các bạn tôi hiền lành trong sạch
Là bạn nhau thôi chắc là bạn tốt
Nhưng bạn ơi ta là những nhà thơ
Lòng tốt ở đây chẳng đáng một xu
Càng có tài tội lọc lừa càng nặng
Để yên ổn lưng tâm ta tìm đến nhau thở than bực dọc
Rồi lại về cần cù ngồi viết nhảm
Ta an ủi mình đang thời buổi khó khăn
Nhưng nào có thời buổi nào không khó
Và nếu dễ cần gì thơ ta nữa
Nhân dân quá hiền nhân dân chưa xé bỏ
Những ngọt ngào hoa cỏ của ta
Những nụ cười ngộ nghĩnh của ta
Những trầm tư về thế kỷ của ta
Lắm kiểu nói mà giống nhau đến thế
Nịnh đời dễ chửi đời cũng dễ
Chỉ dựng xây đời là khó khăn thôi

Đừng hiểu sai lòng tôi
Làm việc cô đơn thật là quá sức
Sau những lúc bông phèng bên các bạn
Tôi càng thêm buồn chán đến rùng mình
Đã quá nhiều người làm tôi thất vọng
Tôi chỉ còn các bạn nữa thôi
Hạnh phúc của tôi là được các bạn mến yêu
Là được mến yêu và tin các bạn
Thế hệ mình cần những người dũng cảm
Dũng cảm yêu thương dũng cảm căm thù
Ta đã hẹn cùng nhau đi tới đích
Nay rất buồn nếu phải chia xa

Nước lũ qua sẽ còn lại phù sa
Những tình yêu những ước vọng thiết tha
Dẫu bay đi không một lời đáp lại
Dẫu trơ trọi trong lạnh lùng bóng tối
Dẫu đường dài xa ngái
Đừng phút nào mệt mỏi thơ ta ơi.

1970

Đến phòng em chiều thu



Đến phòng em chiều thu

Lưu Quang Vũ

Người con giai đến phòng em chiều thu
Mặc áo mưa lính rách rưới
Hắn buồn và nói huyên thuyên
Người con giai đi tìm em mười năm
Hắn từ mặt trận trở về
Từ quán rượu từ phố đông huyên náo
Từ những câu thơ tuyệt vọng trở về
Bị lừa dối, bị lăng nhục
Rách rưới, bơ phờ, cô độc
Hắn ngồi trước mặt em

Bây giờ sắp hết năm
Đường vào ô lem luốc bụi than
Những mái nhà xám đen
Những người đẩy xe gầy guộc
Tiếng chim tring veo trên đỉnh thông chiều
Anh muốn nói những lời thầm kín
Như men trắng lên màu trong lòng nung
Những đường nét hiện hình
Phút hồi hộp lạ lùng
Chỉ riêng lửa biết
Phút khát vọng thành màu trên khung vải
Phút tình yêu đậu cánh xuống trang thơ
Điều anh không nói ra
Riêng lòng em hiểu biết.

Em bảo cuộc đời này thảm hại lắm xấu xa lắm
Tất cả đều buồn cười vô nghĩa lý
Mà khổ sở mà chết người
Nhưng em ơi đâu đã là tuyệt vọng
Nếu mọi người tốt đều lặng im
Giữ riêng bàn tay sạch
Ai là người đi dọn bùn rác
Ai là người gieo hạt
Cho ban mãi tươi lành?
Người con giai nói với em
Hắn không phải là tấm hình trong sách
Hắn chỉ là dẫy phố nghèo lấm đất
Không giấu che sự thật của lòng mình
Chỉ là bờ đê nhiều khói và than
Là con thuyền
Luôn luôn kiếm tìm luôn luôn từ bỏ
Với cuộc đời thường em còn bao mối dây gắn bó
Em đi được với hắn không ?

NHÀ NHỎ



Nhà chật

Lưu Quang Vũ

Nhà chỉ mấy thước vuông sách vở xếp cạnh nồi
Nếu nằm mơ em quờ tay là chạm vào thùng gạo
Ô tường nhỏ treo tranh và phơi áo
Ta chỉ có mấy thước vuông cho hạnh phúc của mình

Nhà chật như khoang thuyền hẹp nhỏ giữa sông
Vừa căng buồm để đi vừa nấu cơm để sống
Phải bỏ hết những gì không cần thiết
Ta chỉ có mấy thước vuông cho hành lý của mình

Khoảng không gian của anh và em
Khi buồn bã em không thể quay mặt đi nơi khác
Anh không giấu em một nghĩ lo nào được
Ta chỉ có mấy thước vuông để cùng khổ cùng vui

Anh ngẩng lên là ở cạnh em rồi
Bạn thuyền ơi ngoài kia chiều lộng gió
Bên cửa sổ của gian phòng nhỏ
Mắt em xanh thăm thẳm những chân trời.

Suy tưởng



Suy tưởng

Lưu Quang Vũ


Xưa anh như lá thư không địa chỉ
Con tàu không lửa than con thuyền cũ không buồm
Anh nghĩ quá nhiều về những khoảng vô biên
Những đảo lạ trong khói mờ ẩn hiện
Nay anh chỉ tin
Những nhành cây trong tầm hái của con người
Những nguồn suối có thể cho nước uống
Những mảnh ruộng có thể sinh quả ngọt
Những ngôi nhà sống được ở bên trong

Xưa anh thích những lời nói đẹp
Nay anh thích những lời nói đúng
Anh hiểu lại từ đầu những chân lý giản đơn
Con người cần đến nhau con sông về biển rộng
Muốn gặt hái phải tự mình gieo hạt
Không làm người thua cuộc ở trong đời

Xưa anh tưởng chỉ cần can đảm
Nay anh hiểu phải làm người chiến thắng
Anh không tin kẻ buồn nản cô đơn
Anh đã chán những anh hùng thất bại

Trước anh tự hào thấy mình chẳng giống ai
Nay anh vững tâm thấy mình với mọi người
Chung nỗi khổ niềm vui chung ước vọng

Hôm qua đời anh chẳng có ích cho ai
Như cái vỏ diêm ướt lạnh giữa trời
Anh đo niềm vui bằng những gì anh nhận được
Nay bằng những gì anh mang cho người khác
Chẳng khoanh tay chờ đợi ở ngày mai
Anh nhập vào hơi thở lớn hôm nay
Anh có lại niềm vui và sức lực
Nhờ em cho em đời sống của anh ơi.

1978

CHIỀU CHUYỂN GIÓ


Chiều chuyển gió

Lưu Quang Vũ

Chân bước vội em về từ phố rộng
Mang mùa hè xanh biếc trên vai
Chiều mênh mông gió lớn thổi từ trời
Em bỏ nón, tóc lòa xòa trên má.

Ngày thường nhật, chẳng có gì lạ cả
Sao suốt chiều anh cứ đợi mong em
Anh hồi hộp vào ra, anh xếp sách dọn bàn
Và gió cứ đập hoài ngòai cửa sổ

Chỉ gió chuyển chứ có gì khác lạ
Hè sắp qua, thu sắp trắng bên trời
Sống bên em thấm thoát tháng năm trôi
Lòng sao vẫn ngỡ ngàng như mới gặp

Anh nghe tiếng những vòm cây gió động
Lá chập chờn muôn chấm nắng rung rinh
Nắng tan ra như hơi thở vô hình
Hơi thở lớn ào ào trên phố xá

Những mái nhà trập trùng như biển cả
Sự kỳ diệu của trời đất mông mênh
Sự kỳ diệu của tia nắng mong manh
Sự kỳ diệu của cuộc đời mạnh mẽ

Vừa bí ẩn vừa rõ ràng đến thế
Không cho ai được sống nửa vời
Có em, anh hiểu lại cuộc đời
Có em, anh bắt đầu tất cả

Bắt đầu con đường, bắt đầu nhịp thở
Mùa hạ đầu tiên, ngọn gió đầu tiên
Muốn trao em gương mặt đến tâm hồn
Đều trong trắng, tràn đầy, thuần khiết nhất

Niềm vui sống như dòng sông mãnh liệt
Mỗi sớm mai một cảng mới để lên đường
Đất đai thành xứ lạ lúc trăng lên
Còn bao chân trời mình chưa tới được

Bao hy vọng, khổ đau, nụ cười, nước mắt
Mỗi con đường lại có những ngã ba
Dẫn đến vô biên bao chuyện bất ngờ
Bao bài hát mình chưa nghe kịp

Trang giấy rộng ngòi bút đưa gấp gấp
Quyển sách hay cuống quýt lật trên tay
Muốn đọc hết trang kia, sợ bỏ sót trang này
Anh là kẻ suốt đời tất bật

Suốt đời vội đi, suốt đời nóng ruột
Em tới nơi mùa đã gặt xong rồi,
Nhưng cốc rượu đầy uống mãi chẳng hề vơi
Sau mùa hạ đến mùa thu lá đỏ

Sau mùa cúc lại mùa hoa vạn thọ
Sau cửa gương là đôi mắt thương yêu
Ôi vai em mềm ấm biết bao nhiêu
Em ngoảnh lại nhìn buổi chiều lộng gió

Tim anh đập như quả chuông bé nhỏ
Dưới hồi chuông vô tận của trời xanh.

GIÃ TỪ



(Bài thơ của Lưu Quang Vũ viết chia tay Tố Uyên - người vợ đầu tiên)

Thôi nhé em đi
Như một cánh chim bay mất
Phòng anh chẳng có gì ăn được
Chim bay về với những mái nhà vui

Nghĩa gì đâu kỉ niệm tháng năm dài
Lời thương mến nghĩ lại thành chua chát
Lòng ta cạn hay tại đời quá hẹp
Nghĩ cho cùng nào dám trách chi em

Tháng ngày qua đâu thể dễ nguôi quên
Em lạc đến đời anh tia nắng rọi
Anh thuở ấy lòng thơm trang giấy mới
Mối tình đầu tóc dại thuở 15

Anh làm sao quên được những con đườngg
lá vàng rơi trên cỏ
Nhớ vai em chập chờn hoa gạo đỏ
Nhớ vầng trăng xẻ nửa lúc chia đôi
Nhớ lời yêu trong những lá thư dài
sao em muốn anh quên nhanh chóng thế
Anh cũng lạ cho mình se cát bể
Lấp đời anh vào với cánh buồm em
Anh giặt áo cho em, anh dọn bếp sửa buồng
Anh cứ nghĩ thương nhau là tất cả
Nhưng khi em cười, anh chẳng thể vui

hai ta đi không một ngả đường dài
Không chung khổ đau, không cùng nhịp thở
Những gì em cần anh chẳng có
Em không màng cơn gió mát anh trao
Chiếc cốc tan không thể khác đâu em
Anh nào muốn nói những lời độc ác
Như dao cắt lòng anh, như giấy nát
Phố ngoài kia ngột ngạt những toa tàu
Tiếng bán mua, tiếng cãi chửi ồn ào
Những đường phố tối đen, những mặt người bụi bẩn

Cảnh chim vàng lạc đến đỉnh rừng hoang
Nay trở về với cỏ mềm hoa ngọt
Thật ra mà nói, hay chẳng có gì để nói?
Giã từ

1972

MÂY TRẮNG


LƯU QUANG VŨ

Những ngọn lửa vô hình chưa kịp có tên
Dòng nhựa trong cây, mùa xuân trong dòng nhựa
Cơn gió ẩn sau buồm, chân trời sau biển cả
Những nhịp cầu
Nối hạt cát với ngôi sao
Bánh ăn và giấc mộng
Đưa tôi tới những bến bờ chưa tới được
Vượt khỏi mình, tôi nhập với trăm phương.

Nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn
Sau đêm tối, một ban mai mới mẻ
Dẫu ngắn ngủi bừng tia chớp loé
Đủ cho anh nhìn thấy mặt em rồi.

Trên mái nhà, cao vút rừng cây
Trên rừng cây, những đám mây xô giạt
Trên ngày tháng, trên cả niềm cay đắng
Thơ tôi là mây trắng của đời tôi.

Những dòng thơ thao thức khôn nguôi
Những dòng thơ người viết cho người
Trên bãi bể thời gian, tôi viết tiếp
Những dòng thơ như móng tay day dứt
Trên vỏ dưa xanh thắm của mùa hè
Cho kẻ xa nhà mái lá chở che
Cho ngưng lại nhịp đồng hồ quên lãng
Sợi dây mỏng nối liền ta với bạn
Và ban mai trong mắt những con gà...

HOA TIGÔN


HOA TIGÔN

Lưu Quang Vũ


(Tặng Giang)
Nhà văn xưa tôi yêu mến mê say
Nay già lão được chính quyền sủng ái
Lưng còng xuống quên cả lời mình nói
Phản bội những điều trong cuốn sách thiêng liêng
Bác tôi chỉ huy trinh sát trung đoàn
Người anh hùng tuổi thơ tôi thán phục
Nay thủ trưởng một văn phòng lớn
Suốt ngày lau xe đạp chữa đèn pin
Cô bé tôi yêu giờ đã lấy chồng
Béo tốt càu nhàu tẻ nhạt
Thằng bạn nhỏ cùng vui đùa thưở trước
Cụt hai chân từ mặt trận lê về
Chỉ lũ chim xưa vẫn đập cánh bên hè
Hoa tigôn đẫm nước
Hoa tigôn của TTKH
Bài thơ thời đi học nhớ không em
Bài thơ đắng cay tuy điệu mà buồn
Nay đọc lại chẳng còn rơi nước mắt
Hoa tigôn như trái tim vỡ nát
Chết âm thầm dưới những bước chân quen.

CHÂN TÌNH


DÂNG TặNG

Diệp Minh Tuyền

Anh chẳng có ngai vàng để tặng em
Chẳng có đất đai, đền đài, dinh thự
Chẳng tiền tài và danh vọng hão
Chỉ có tấm thân gầy và tim đập cuồng si

Anh đã gieo trồng cật lực năm mươi năm
Và hôm nay đến ngày ra quả
Dẫu quả chua nhiều hơn quả ngọt
Quả vẫn là quả của lòng anh

Dẫu có lần tặng em những quả xanh
Lòng tiếc nuối quả sao lâu chín
Mong một rạng đông hồng thức dậy
Ngọt ngào mùi hương trái ngọt trĩu cành

Giờ lang thang đi giữa đời thường
Làm " thằng ngốc" nghêu ngao anh hát
Chỉ có cây đàn đứt dây và bài thơ tình nhàu nát
Nếu chẳng bị chối từ anh sẽ dâng tặng đời em.

7/12/1992.

TRĂNG VẪN ĐẤY ! EM XA QUÁ !


Hai nửa vầng trăng
Hoàng Hữu

Tình cờ anh gặp lại vầng trăng
Một nửa vầng trăng thôi, một nửa
Trăng vẫn đấy mà em xa quá
Nơi cuối trời em có ngóng trăng lên?

Nắng tắt đã lâu rồi, trăng thức dậy dịu êm
Trăng đầu tháng có lần em ví
Chữ D hoa như vầng trăng xẻ nửa,
Tên anh như nửa trăng mờ tỏ
Ai bỏ quên lặng lẽ sáng lên trời.

Ơi vầng trăng theo con nước đầy vơi
Trăng say đắm dào trên cỏ ướt
Trăng đầu tháng như đời anh chẳng thể nào khác được
Trăng cuối tháng như đời anh hao khuyết
em đã khóc
Trăng từng giọt tan vào anh mặn chát

Em đã khóc
Nhưng làm sao tới được
Bến bờ anh tim dội sóng không cùng
Đến bây giờ trăng vẫn cứ còn xanh

Cứ một nửa, như đời anh, một nửa
nhưng trăng sẽ tròn đầy, trăng sẽ...

Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ?
Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau./.