Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

NGỒI MÁY TÍNH QUÁ 4G/NGÀY CÓ HẠI

Tại sao ngồi máy tính nhiều có nguy cơ tử vong sớm? Thứ bảy, 22/06/2013, 14:40 (GMT+7) Những người ngồi máy tính trên 11giờ/ngày có nguy cơ tử vong cao hơn gần gấp đôi so với người ngồi dưới 4giờ/ngày. Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo“Sức khỏe của đơn vị là trách nhiệm của nhà lãnh đạo” do Bệnh viện đa khoa MEDLATEC tổ chức ngày 21/6. Tại hội thảo, PGS-TS Hoàng Công Đắc – Chuyên ngoại khoa, Bệnh viện MEDLATEC cho biết: “Thói quen ít vận động của dân công sở sẽ gây ra nhiều bệnh tật. Người ta nhận thấy, người ngồi nhiều một tư thế, ngồi lâu mỏi nên thường xuyên phải thay đổi nhiều tư thế khác nhau. Trong đó, có nhiều tư thế ngồi không chuẩn dẫn tới mắc nhiều bệnh của nhiều cơ quan. Có thể là một bệnh hoặc nhiều bệnh kết hợp nhau. Khi ngồi, chân của chúng ta ngừng hoạt động, cứ mỗi phút tiêu thụ thì giảm 1 calo, lượng enzym chống béo phì giảm 90%, ngồi trên 24 giờ, lượng cholesterol có lợi giảm 20%. Tất cả diễn biến trên kéo theo nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngồi liên tục 24giờ, hoạt tính của Insulin trong cơ thể giảm 24% dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hoặc có rối loạn đường huyết. Vậy làm thế nào để hạn chế bệnh tật khi ngồi lâu? Bạn nên tìm cách cân bằng giữa ngồi, đứng, đi bộ và các hoạt động khác. Hoạt động được cho là tốt nhất với người hay ngồi là gập thân, đi bộ và nhảy tại chỗ”. Còn GS-TS Trần Văn Sáng – Chuyên khoa hô hấp, bệnh lao phổi, Bệnh viện MEDLATEC phân tích: Làm việc nơi công sở, có nguy cơ mắc nhiều bệnh về đường hô hấp. Nguy cơ cao, vì môi trường văn phòng thường kín, mật độ nhân viên đông, ngồi sát nhau. Bệnh lây qua đường hô hấp có thể do vi khuẩn, siêu vi khuẩn (virus) hoặc phối hợp cả vi khuẩn và virus như lao, cúm, SARS… Người này ốm, khi ho, nói chuyện có thể làm lây vi khuẩn, virus qua người khác rất dễ dàng. Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng với những người làm việc văn phòng. Theo PGS TS Nguyễn Xuân Ninh, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, người làm việc văn phòng có thể tự tính toán cân nặng của mình để đưa ra được lượng thức ăn cho phù hợp. Tại hội thảo, PGS-TS Nguyễn Xuân Ninh – Chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra công thức tính cân nặng phù hợp, đưa ra phương pháp xác định lượng mỡ trong cơ thể… Từ đó, PGS – TS Nguyễn Xuân Ninh tư vấn cụ thể về lượng protein, chất béo, chất xơ… cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày. (HTCS)

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

NÔNG DÂN KHI KHÔNG CÒN RUỘNG !

Thụy My Tại Việt Nam, khoảng 70% trong tổng số đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai. Thái độ và bản lĩnh trong việc sẵn sàng đối đầu với chính quyền của những người dân mất đất đang có chiều hướng bùng phát, bởi cho tới nay, hình như vẫn chưa có gì thay đổi đáng kể sau vụ Tiên Lãng. Tạp chí cộng đồng hôm nay được thực hiện với sự tham gia của Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn trường đại học Cần Thơ ; kỹ sư Nguyễn Thể Hà, chuyên gia về cơ giới hóa nông nghiệp ở Long An và ông Đàm Văn Đồng, nông dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII khẳng định mục tiêu của Đảng và Nhà nước là xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện và bền vững, giữ vững an ninh lương thực quốc gia, cải thiện đời sống người nông dân, đổi mới bộ mặt nông thôn… Thế nhưng vào cuối tháng 5/2013 và cùng thời gian với cuộc họp Quốc hội, báo Nông nghiệp Việt Nam viết về tình cảnh phân hóa trong các gia đình nông dân với bài “Vỡ làng”. Bài báo cho biết xã Tam Cường (huyện Tam Nông, Phú Thọ) là một điển hình cho sự “vỡ làng” đau đớn ấy. Do phản đối chính sách lấy đất ruộng, 20 đảng viên bị khai trừ hoặc cảnh cáo, một số người bị cách chức, thậm chí bị giam trên huyện. Có người đi bệnh viện huyện cũng bị bác sĩ hỏi đã ký bán ruộng chưa. Loa phóng thanh ra rả suốt ngày rằng những người không ký bán ruộng là kẻ xấu, là thoái hóa biến chất, là lầm đường lạc lối… Người cày phải có ruộng Đầu năm 2012, vụ ông Đoàn Văn Vươn và gia đình ở Tiên Lãng, Hải Phòng bị cưỡng chế đất đai đã gây xôn xao trên cả nước. Hiện tượng người dân khiếu kiện tập thể về đẩt đai diễn ra khắp nơi. Các chủ đầu tư mua chuộc chính quyền địa phương để chèn ép người dân, có khi sử dụng cả công an và quân đội để cưỡng chế, thậm chí cả bọn côn đồ để hăm dọa, hành hung người dân, như trường hợp ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Ông Đàm Văn Đồng, nông dân Văn Giang cho biết sơ qua tình hình tại chỗ hiện nay : Bà con ở Văn Giang thì lúc này cũng đang trên đường đi khiếu kiện, đến các cơ quan chức năng ở trung ương nhưng chưa thấy một cơ quan nào hồi âm cả. Thứ hai là bà con đã giành lại được số ruộng đã cấy được hai vụ lúa, trong lúc này bà con vừa phải thu hoạch, vừa phải đi gởi đơn lên các cơ quan chức năng. Vừa rồi chúng tôi mới thu hoạch có hơn một buổi thôi, giành lại được một tí đất mà được hơn chục tấn thóc. Ruộng nương ở đây rất phù hợp. Chúng tôi tìm lại được cái băng hình ngày khởi công năm 1958 đào sông Văn Hải đến mức độ như thế nào thì đến bây giờ dòng sông Văn Hải nó phục vụ cho cánh đồng của ba xã chúng tôi rất là màu mỡ, thuận tiện. Đất của chúng tôi không phải là đất ngập úng mà đất rất là đẹp, chính vì thế mà chúng tôi lúc nào cũng tâm niệm rằng với người nông dân thì người dân phải có ruộng cày.Cho nên chúng tôi vẫn tiếp tục yêu cầu các cấp chính quyền giải quyết trả lại ruộng cho chúng tôi. Thứ hai là việc thực hiện dự án đô thị thương mại du lịch Ecopark này là trái hoàn toàn pháp luật. Dân không có đất thì không sống được, mà cái đất này làm ra rất nhiều của cải vật chất cho chúng tôi. Nói chung là trồng lúa tốt mà trồng cây cảnh, trồng cây ăn quả cũng tốt. Như gia đình tôi có hơn 900 mét vuông đấy, kể cả tôi không làm, tôi cho họ thuê trồng cây cảnh một năm tôi cũng được mấy chục triệu. Phải bán cho nhà đầu tư được có 43 nghìn đồng một mét vuông, mà mất trắng. Họ chỉ lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhà nước mà họ lấy đất của dân một cách trắng trợn như thế này. Một sào của chúng tôi ở đây là 360 mét vuông, thì một năm riêng 360 mét vuông này nếu trồng cây cảnh là phải làm ra tới mấy trăm triệu trên một sào. Năm trăm triệu trên một sào. Bán cho họ thì nếu tính về tiền đất thì mới được có 20 triệu. Vì đến bây giờ đấu tranh như thế họ mới giả lên tới 75 nghìn đồng một mét, mà nhân với 360 mét. Quá rẻ mạt ! Một mét vuông mới mua được một cái quần đùi. Thì bảy nhăm nghìn đồng một mét. Trong khi đó, khi họ lấy được của dân họ bán được bao nhiêu triệu một mét. Thôn quê và thành thị : Quá cách biệt Còn ở miền Tây, Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn trường đại học Cần Thơ trước hết có nhận xét chung về đời sống của người nông dân : Cùng với đà phát triển kinh tế chung của đất nước thì đời sống có được cải thiện hơn so với những năm trước đây. Tuy nhiên so với các thành phần kinh tế khác, và so với mức đóng góp của nông dân mình với sự phát triển kinh tế chung của đất nước, thì quá chậm. Có thể nói là đời sống người nông dân ở nông thôn thua kém rất là nhiều thành phần khác. Cơ bản là vì lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp quá thấp. Theo số liệu mới đây, trong sản xuất lúa của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong gần hai thập niên vừa qua, tính trên tỉ lệ lời so với tiền vốn người ta bỏ ra, thì nó không thay đổi. Vả lại diện tích đất cho mỗi hộ nông dân càng ngày càng thu hẹp, do tỉ lệ gia tăng dân số ngày càng lớn. Cho nên tính ra thu nhập bình quân trên hộ ở nông thôn rất là thấp. Đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình tiêu thụ nông sản hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là ở thị trường đầu ra, khâu điều tiết, xuất khẩu hoặc là phân phối trong nội địa chưa được tốt. Thành thử giá cả nông sản rất bấp bênh, nhiều trường hợp là lỗ. Thí dụ như lúa năm nay cho tới thời điểm này, cái giá nông dân bán ra dưới giá thành người ta sản xuất. Tỉ lệ đất đai bình quân trên đầu người hoặc trên hộ ở nông thôn ngày càng đã thu hẹp rồi, tại vì dân số ngày càng nở ra, mà đất thì nó không nở. Trong khi kèm với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa thì một số lượng lớn diện tích bị chuyển sang làm khu công nghiệp hoặc đô thị. Thành thử diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp cũng thu hẹp nữa. Mà nguy hiểm hơn nữa là những vùng đất phì nhiêu ven sông, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thì lại bị đô thị hóa với công nghiệp hóa đẩy vô những vùng sâu khó khăn hơn. Do đó sức sản xuất của đất cũng bị sút giảm, tại vì vô những vùng phèn, trũng hoặc là ngập úng…làm cho năng suất có phần sút giảm. Tất cả những yếu tố đó cộng lại làm cho thu nhập của người nông dân ở nông thôn rất là khó khăn. Thêm nữa, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, điện và những phương tiện sinh hoạt kém rất xa so với thành thị. Cho nên vấn đề tiếp cận với thị trường, tiếp cận với thông tin cũng là yếu tố giới hạn cho sự vươn lên làm giàu của người nông dân. Nỗi khổ của người nông dân mất đất Mảnh đất là nơi sinh nhai của người nông dân, một khi mất đất, họ sinh sống như thế nào ? Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ cho biết : Thông thường những người bị mất đất thì Nhà nước cũng có đền bù theo quy định. Kèm theo đó Nhà nước cũng có chánh sách tái định cư cho người ta. Nhưng mà có cái khó là nông dân hồi trước tới giờ chỉ biết làm ruộng, vườn, rẫy thôi. Bây giờ đất mất rồi, có chỗ ở khác thì lại không có phương tiện sản xuất. Họ chuyển đổi nghề nghiệp cũng gặp khó, tại vì người ta chưa hề có kinh nghiệm trong kinh doanh hoặc làm dịch vụ các thứ. Vả lại cái cơ hội để mà họ chen vào những thị trường kinh doanh, dịch vụ này rất là khó khăn. Tại vì cái lượng lao động dôi ra ở các khu cư dân tập trung tái định cư thì phương tiện, điều kiện sinh sống của người ta không được bảo đảm. Mặc dầu họ có nhận được phần tiền đền bù về đất đai, nhưng dần dần một thời gian sau thì không có chuyện gì làm, cho nên ăn vô đó, rồi cuối cùng cũng trở nên trắng tay hà. Phần lớn rất là khó khăn. Nhà nước cũng có đưa ra chương trình dạy nghề kèm theo. Nhưng mà dạy nghề xong rồi là chưa hết. Học nghề thì ai cũng học, nhưng mà đâu phải là ai cũng có thể tổ chức cuộc sống mình theo cái ngành nghề đó được. Tại vì số lao động dư thừa hiện có đã lớn rồi, bây giờ mình lại gia nhập vô cái đội quân đó, với tư cách là lính mới ngơ ngác thì làm sao mà cạnh tranh lại được với những cơ sở, những người đã có nghề nghiệp ổn định rồi ? Cho nên vô vàn khó khăn cho những nông dân bị mất đất đó. Ông Đàm Văn Đồng cũng nói lên một thực tế : Đất đã nuôi sống bao nhiêu đời, từ xưa đến nay những người nông dân như chúng tôi và kể cả mãi mãi sau này đời con em chúng tôi cũng phải sống bằng đất. Bây giờ thực tế cứ nói là đô thị hóa rồi công nghiệp nhưng con em chúng tôi bây giờ không có tiền thì không xin được việc. Vì cái chế độ bây giờ xin đâu cũng phải tiền. Thế mà những kẻ dốt nát lại là con nhà giàu, nó có tiền thì nó lại được vào làm. Con em như chúng tôi có trình độ mà không có tiền cũng không làm gì được, cho nên là rất bất công ! Đành vẫn phải tiếp tục giữ ruộng để làm. Khi làm dự án người ta có nói song song đó sẽ tạo công ăn việc làm cho bà con không ? Đấy là trò lừa bịp của các cơ quan và các nhà đầu tư thôi. Chứ khi thu hồi ruộng của dân xong, con em chúng tôi có vào làm đi chăng nữa thì dăm bữa nửa tháng họ sẽ thải hồi, cho là không có trình độ. Lúc đầu chưa lấy được ruộng thì họ lừa bịp dân như thế thôi. Vùng đất Văn Giang của chúng tôi trước kia chưa có dự án, sống bằng đồng đất thì dân chúng tôi rất giàu có. Bất cứ ai về đến đất Văn Giang cũng phải thấy rằng làng mạc của chúng tôi rất trù phú. Toàn nhà cao tầng, mà từ đất mà lên. Chính từ những năm có dự án đến bây giờ đã làm xáo trộn cuộc sống của nhân dân, mất an ninh trật tự, xã hội đen thì mỗi ngày nhiều lên, con em nghiện ngập lại càng nhiều, giai gái đĩ điếm. Tất cả là do dự án mang đến hết. Chứ còn trước kia, những năm chưa có dự án là đất chúng tôi rất yên bình. Nhiều người lạ tới, chính bản thân họ cũng phải dùng đến lực lượng xã hội đen này để dằn mặt những người cương quyết đấu tranh để giữ lại đất. Thanh niên làng bây giờ là không công ăn việc làm. Những hộ đã lấy tiền đền bù ruộng rồi bây giờ không việc làm cũng chỉ nhong nhóng đi chơi thôi. Mất ruộng rồi là không công ăn việc làm duy nhất bây giờ còn những gia đình chưa thực hiện dự án giành giật lại được ít ruộng cấy để chúng tôi lấy hạt thóc ăn thôi. Tự dưng mắc nợ ! Đất nông nghiệp bị tịch thu cho những dự án kinh tế và công nghiệp, nhưng bên cạnh đó lại có một nghịch lý là khi người nông dân cần một diện tích đất để sấy và tồn trữ lúa, tránh tổn thất sau thu hoạch, thì lại phải đóng một số tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất lớn. Kỹ sư Nguyễn Thể Hà, nhà khoa học độc lập chuyên nghiên cứu về cơ giới hóa nông nghiệp cho đây là vấn đề phi lý : Tức là nông dân thì làm lúa, nhưng mà người nông dân thì trồng lúa thôi, còn đất để cho nông dân tồn trữ lúa và sấy lúa không phải là đất nông nghiệp. Nông dân không có để làm kho tồn trữ lúa và để máy sấy lúa, bởi vì làm cái đó thì Nhà nước gọi là đất dịch vụ, đất khác, không phải đất nông nghiệp. Mà muốn làm đất công nghiệp thì phải chuyển đổi mục đích. Phải đóng một số tiền rất lớn, mà nông dân thì không có tiền để đóng. Tôi thì cũng có miếng đất như vậy, cũng bốn, năm công gì đó. Đất hồi đó ở cũng mấy trăm năm nay rồi. Cả mấy chục năm nay không trồng lúa được, nhưng mà Nhà nước quy định đất lúa. Khi mà không trồng lúa được, Nhà nước mới kiểm tra lại thì nói đất này là đất thổ cư. Nếu mà tôi nhận sổ đỏ về thì tôi phải đóng mấy trăm triệu đấy. Thế là cả xóm tôi không ai dám nhận cả. Đất của mình ở, tự nhiên giao cho mình cái sổ đỏ rồi mình mắc nợ. Tự nhiên mình mắc nợ, kỳ vậy ? Tôi cũng là người kháng chiến, đi mấy năm về rồi tự nhiên mình thiếu nợ Nhà nước, rồi tiền đâu tụi tôi trả ? Nông dân cũng vậy. Nếu họ chuyển đổi đất để làm nơi sấy lúa, tồn trữ lúa thì họ phải đóng thêm số tiền rất lớn. Cái này không hợp lý trong chánh sách đất đai. Đất của mình hồi đó tới giờ vậy rồi không trồng lúa được thì họ chuyển thành đất thổ. Bây giờ nếu mình nhận số đỏ thì mình chịu lãi, 0,5%/ ngày, nghe người ta tính là 18%/năm. Thì có nhiều người ở Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi họ không dám nhận giấy tờ quyền sử dụng đất, bởi vì họ sợ rằng tự nhiên mắc nợ. Mà đất của mình mình ở. Nhà tôi ở đó hằng 300 năm rồi, từ trước khi Gia Long vào đây lận, tới đời tôi là đời thứ sáu, thứ bảy rồi. Mà nếu tôi nhận sổ đỏ về thì tôi lại phải thiếu nợ tới mấy trăm triệu. Không nhận, có nghĩa là chúng tôi không tán thành chánh sách đất đai như vậy. Đóng tiền thì cũng có khả năng đóng được, nhưng không thể đóng bởi vì đất này của mình, tự nhiên mình mắc nợ sao được ! Bây giờ thì nông dân cũng rất cần đất để sấy lúa và tồn trữ lúa. Nông dân mình hiện nay thì ở nhà cũng đơn chiếc lắm. Người nông dân thì lớn tuổi rồi, không thể chở lúa từ ở ngoài ruộng rồi về nhà, làm khô ở nhà rồi mới chở tới nhà máy xay lúa. Thành ra phải chở tập trung lại một cái chỗ để làm khô, xong rồi mới xay xát. Có những người nông dân không có kho chứa lúa. Sản lượng lúa mình tăng nhanh. Một người một hecta họ có thể làm được một vụ tới sáu, bảy tấn ; ba vụ họ làm được 20 tấn thì nhà họ đâu có chỗ chứa. Họ phải bán lúa ngay tại ruộng. Bán lúa tại ruộng là lúa tươi, về phải sấy ngay để cho nó không có sinh nhiệt. Cái đó cần có chỗ sấy và chỗ chứa công nghiệp. Và tôi nghĩ rằng ý dân là ý trời mà, thì cũng không cản được dân đâu. Người dân Nam Bộ sẽ dùng đất của mình để sấy lúa và tồn trữ lúa, điều này chắc chắn sẽ thực hiện được. Không thể cản trở được nông dân giành lại chủ quyền đất của mình đâu. Tôi nghĩ rằng tới đây nông dân làm lúa tốt hơn, thì đời sống sẽ khá hơn thôi. Hãy cứu lấy lũy tre và cánh đồng… Từ việc tổ chức phi chính phủ Global Witness tháng vừa rồi cáo buộc Hoàng Anh Gia Lai và Tổng công ty Cao su Việt Nam, liệu có thể nghĩ đến việc có những tổ chức phi chính phủ Việt Nam chuyên hỗ trợ khiếu tố đất đai, có mối liên kết với các tổ chức phi chính phủ quốc tế hay không ? Trả lời RFI Việt ngữ qua email, bà Josie Cohen, phụ trách vấn đề đất đai của Global Witness cho biết, do nhân sự hạn chế nên tổ chức này chỉ chọn lựa những quốc gia họ hiểu biết nhiều như Cam Bốt để tác động. Nhưng bên cạnh đó cũng có những tổ chức khác có hoạt động liên quan đến đất đai ở Việt Nam như Land Nature, Oxfam. Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, trả lời phỏng vấn báo Nông nghiệp Việt Nam đã lo lắng: “Tôi không biết các nhà lãnh đạo nghĩ thế nào, nhưng tôi nghĩ nông thôn là vấn đề chính trị quan trọng nhất. Nếu xử lý không tốt thì chúng ta sẽ nhổ rễ dân tộc chúng ta ra khỏi nền văn hóa của nó, biến dân tộc mình thành một cái chợ và bán tất. Trong đó việc bán đầu tiên là bán con người. Mất lũy tre, mất cánh đồng, mất con cò, mất tiếng ru, mất cả tiếng dế. Bây giờ Tô Hoài có bỗng nhiên trẻ lại cũng chẳng cách gì có thể viết lại “Dế mèn phiêu lưu ký”. Chúng ta bảo chúng ta yêu tiếng chim hót véo von, nhưng chúng ta sẵn sàng ăn trứng chim và phá tổ chim. Văn hóa của chúng ta là tiếng hót của con chim, mà nông thôn là cái tổ. Hãy để ý đến nông thôn, hãy cứu lấy nền văn hóa của chúng ta. Hãy cứu lấy cái tổ chim để duy trì tương lai của giọng hót”. Khi luật pháp làm ngơ Còn ông Đàm Văn Đồng nói lên quyết tâm của người nông dân chiến đấu để giữ đất : Chủ đầu tư hiện nay thì vẫn cứ thuê côn đồ để đứng trông nom san lấp mặt bằng. Nhưng dân chúng tôi cương quyết giữ, vẫn đuổi được lũ côn đồ đi ra khỏi khu ruộng chúng tôi cấy. Chúng tôi giành được độ năm bảy chục mẫu rồi. Bây giờ chúng tôi không nhận tiền đền bù thì trước tiên là tạm thời dân tập trung cấy cày trên thửa ruộng chúng tôi giành lại đó. Và như vụ này là được gần 20 tấn thóc, thì ý định của chúng tôi là chia cho các gia đình khó khăn, nhưng mà các gia đình đã đồng tình là bán đi để lấy tiền tái đầu tư cho vụ tới. Hiện nay chúng tôi đã sắm được máy làm ruộng, máy tuốt thóc…nói chung là chúng tôi đã sắm để trở thành một hợp tác xã nông nghiệp thực sự. Và chúng tôi có ý định sẽ thành lập hợp tác xã. Trong giai đoạn này thì chúng tôi vẫn cứ đưa đơn khởi kiện ra tòa thì tòa huyện Văn Giang không dám giải quyết. Đưa đơn lên Quốc hội thì Quốc hội cũng làm ngơ, đưa lên chính phủ cũng thế. Cho nên chúng tôi bây giờ buộc phải giành lại đất, buộc phải một mất một còn với họ thôi. Bản thân tôi bị đánh bao nhiêu lần đấy thì về pháp luật cũng đã trừng trị những kẻ gây án. Nhưng hực tế nó che mắt thế gian thôi, chứ chưa phải là xử đúng tội, còn bỏ sót nhiều tội. Thậm chí nghị quyết của Tỉnh ủy là Đảng còn nói là những kẻ cầm đầu như chúng tôi là có những thế lực xúi giục đứng đằng sau. Nhưng thực chất chúng tôi là những người có một chút hiểu biết pháp luật. Khi hiểu biết luật thì chúng tôi làm theo luật, thì các cơ quan chính quyền lại làm ngơ, không dám giải quyết với chúng tôi bằng luật pháp, mà phải dùng xã hội đen để giải quyết với nhau. Thì chính bây giờ cũng buộc chúng tôi phải trở thành ngược lại, và chúng tôi cũng dám cầm vũ khí, để chúng tôi sẽ đánh ! RFI xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn trường đại học Cần Thơ ; kỹ sư Nguyễn Thể Hà, chuyên gia về cơ giới hóa nông nghiệp ở Long An, và ông Đàm Văn Đồng, nông dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay của chúng tôi.

THĂM TQ THÁNG 6 / 2013 -

Chủ tịch nước trả lời báo chí Trung Quốc Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc Phát triển bền vững quan hệ Việt Nam – Trung Quốc Chủ tịch nước lên đường thăm cấp nhà nước Trung Quốc Nhân chuyến thăm Trung Quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc thường trú tại Hà Nội. VOV xin giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn: PV: Xin Chủ tịch nước đánh giá về quan hệ Trung - Việt hiện nay và triển vọng của quan hệ hai nước trong tương lai? Chủ tịch nước có kiến nghị gì nhằm thúc đẩy tăng cường hơn nữa hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt? Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị lâu đời. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của mỗi nước, nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự ủng hộ quý báu và hiệu quả. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Trong những năm qua, với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển và đi lên của mỗi nước. Giao lưu chính trị không ngừng được thúc đẩy, các chuyến thăm, gặp gỡ và trao đổi giữa Lãnh đạo hai nước diễn ra thường xuyên. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch... có nhiều bước phát triển mới. Hợp tác giữa các Bộ, ngành, giao lưu giữa các địa phương, đoàn thể quần chúng và trong các lĩnh vực văn hoá, thể thao, nghệ thuật, giáo dục đào tạo… ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiện nay, công cuộc xây dựng và phát triển của Việt Nam và Trung Quốc đều đang đứng trước những thời cơ mới cũng như đang gặp phải những thách thức mới. Hơn bao giờ hết, cả hai nước đều cần môi trường quốc tế và khu vực hòa bình, ổn định để tập trung phát triển đất nước. Tháng 3 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm hết sức quan trọng, đưa ra nhiều ý kiến chỉ đạo về việc không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Tại phiên họp lần thứ 6 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc tháng 5 vừa qua, hai bên cũng đã đạt nhiều thỏa thuận cụ thể nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực. Để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đi vào chiều sâu, tôi cho rằng hai nước cần cùng nhau nỗ lực làm tốt một số việc sau đây: Một là, tăng cường tin cậy chính trị, trong đó quan trọng nhất cần duy trì và đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao, cũng như giữa các Bộ/ngành, địa phương hai nước. Lãnh đạo cấp cao hai nước cần thường xuyên đi thăm nhau, gặp gỡ, trao đổi với nhiều hình thức linh hoạt, phong phú để kịp thời định hướng về những phương hướng lớn thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước. Hai là, củng cố và mở rộng cơ sở hợp tác cùng có lợi giữa hai bên trên mọi lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, du lịch... Hai bên cần tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực. Ba là, không ngừng kế thừa và phát huy tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, làm phong phú thêm nội dung giao lưu hợp tác hữu nghị giữa các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, tăng cường tuyên truyền về công cuộc phát triển mỗi nước cũng như tình hữu nghị Việt - Trung. Bốn là, xuất phát từ quan hệ láng giềng hữu nghị Việt - Trung, trên cơ sở nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước và luật pháp quốc tế, kiên trì thông qua các biện pháp hòa bình, hiệp thương hữu nghị, xử lý thỏa đáng mọi bất đồng và những vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước, duy trì cục diện ổn định của quan hệ hai nước. Có thể thấy, hai nước có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tăng cường hơn nữa hợp tác trong tương lai. PV: Hợp tác Trung - Việt trong lĩnh vực kinh tế thương mại không ngừng phát triển với kim ngạch thương mại song phương đạt trên 40 tỷ USD và mục tiêu tới năm 2015 đạt mức 60 tỷ USD. Xin Chủ tịch nước cho biết tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, những vấn đề tồn tại và những biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại nâng lên tầm cao mới? Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hai nước đều coi hợp tác kinh tế, thương mại là bộ phận quan trọng trong tổng thể quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại, giữa hai nước là rất lớn và chúng ta cần cùng nhau khai thác những lợi thế của mỗi nước. Việt Nam và Trung Quốc là hai thị trường quan trọng của nhau, lượng hàng hóa lưu thông hai nước rất đa dạng và ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc hiện nay còn lớn, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bền vững của thương mại song phương. Trong thời gian tới, bên cạnh việc thúc đẩy thương mại song phương tăng trưởng ổn định, hai bên cần cùng nhau áp dụng những biện pháp quyết liệt, có hiệu quả để sớm giảm nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc. Mặt khác, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Tôi cho rằng, các ngành chức năng hai nước cần cùng nhau đánh giá kỹ những nguyên nhân cũng như bài học kinh nghiệm về việc tại sao đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua còn khiêm tốn, để từ đó có những biện pháp hiệu quả đẩy mạnh hợp tác đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới. Việt Nam hoan nghênh các dự án đầu tư lớn, mang tính tiêu biểu, với công nghệ hiện đại và thiết bị tiên tiến của Trung Quốc vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, chế tạo, công nghiệp phụ trợ... Và Việt Nam cũng mong muốn đưa thêm nhiều hàng hóa hơn nữa sang Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực nông sản, thủy hải sản... Trong thời gian tới, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để tìm ra những phương hướng và biện pháp hữu hiệu thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, trong đó trước mắt cần thực hiện tốt những thỏa thuận đã ký, nhất là Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012-2016..., nhằm đưa kim ngạch thương mại hai nước phát triển bền vững hơn, cân bằng hơn, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung ngày càng phát triển. PV: Xin Đồng chí Chủ tịch nước cho biết ý kiến trong việc xử lý và giải quyết những vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc? Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta đã có nhiều nỗ lực và kinh nghiệm quý báu trong xử lý các vấn đề gay go, phức tạp trong quan hệ hai nước, đáng kể nhất là việc hai nước đã giải quyết xong vấn đề biên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Bộ. Cũng trên tinh thần đó, lãnh đạo hai nước đã nhiều lần trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn và đạt nhiều nhận thức chung quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2011, hai nước đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, trong đó hai bên nhất trí cần nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, kiên trì giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tuy nhiên, có thể khẳng định việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc, của người dân. Tôi cho rằng, thời gian tới, Lãnh đạo cấp cao hai nước cần duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên, từ tầm cao chiến lược và quan hệ hữu nghị hai nước, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Có như vậy mới không ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị, tin cậy chính trị hai nước cũng như tình cảm của người dân hai nước. Tôi trông đợi trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới sẽ cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi thẳng thắn, chân thành, tiếp tục có thêm những giải pháp để giải quyết thỏa đáng những bất đồng trên biển giữa hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Ngoài ra, đối xử nhân đạo với ngư dân, xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá phù hợp với quan hệ hữu nghị hai nước cũng là một trong những nhận thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Tôi đã đi thăm nhiều vùng ven biển của Việt Nam, đã gặp gỡ nhiều ngư dân, họ đều là những người lao động chăm chỉ và còn rất nhiều khó khăn, đời sống gia đình nhiều đời nay chỉ dựa vào nghề đánh bắt cá truyền thống trên biển Đông. Do vậy, trong thời gian tới chúng ta cần quan tâm đầy đủ đối với ngư dân, giúp họ có cuộc sống ngày càng tốt đẹp, yên ổn và bền vững hơn. Điều này cũng là phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. PV: Trung Quốc và Việt Nam đều đang thúc đẩy sự nghiệp cải cách mở cửa và đổi mới, nhân dân Trung Quốc đang phấn đấu để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”, nhân dân Việt Nam cũng đang nỗ lực thực hiện mục tiêu tới năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng chí Chủ tịch nước đánh giá thế nào về sự phát triển của mỗi nước? Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hai nước, hai dân tộc đều có mong muốn là xây dựng đất nước hòa bình, ổn định, thịnh vượng. Công cuộc cải cách, đổi mới vừa qua ở cả Trung Quốc và Việt Nam đã đưa hai nước phát triển mạnh mẽ, mang lại đời sống ngày càng tốt đẹp cho người dân, đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng chung của khu vực và thế giới, mang lại vị thế quốc tế ngày càng cao cho hai nước. Để tiến xa hơn nữa, Việt Nam cũng như Trung Quốc cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đổi mới, nhận diện và vượt qua những thách thức, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, như khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, biến đổi khí hậu, môi trường, tăng trưởng bền vững… Bên cạnh những nỗ lực của mỗi nước, việc chúng ta xây dựng được quan hệ hợp tác hữu nghị ngày càng tốt đẹp có ý nghĩa quan trọng, tạo ra những cơ hội cho hai nước cùng phát triển, biến ước mơ, mục tiêu hòa bình, thịnh vượng của mỗi nước trở thành hiện thực. Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang nỗ lực quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Tôi cũng chúc Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc giành được những thành tựu to lớn hơn nữa, sớm hoàn thành xây dựng một xã hội khá giả toàn diện. PV: Đồng chí Chủ tịch nước từng nhiều lần thăm Trung Quốc, là người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc. Nhân dịp Đồng chí sắp sang thăm lại Trung Quốc, Đồng chí có muốn gửi gắm điều gì tới nhân dân Trung Quốc? Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản chung vô cùng quý giá của nhân dân hai nước do các thế hệ lãnh đạo tiền bối và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Chúng ta đều có trách nhiệm giữ gìn, kế thừa và phát huy. Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, tôi sẽ đến thăm Quảng Châu, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối của Việt Nam đã sinh sống và hoạt động cách mạng. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Có thể nói, chúng tôi hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, coi đây là chính sách cơ bản, nhất quán, lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Thực tiễn chứng minh, chỉ có hữu nghị, hợp tác và cùng nhau phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi mới là sự lựa chọn duy nhất đúng của quan hệ hai nước, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước. Nhân dịp này, qua các bạn phóng viên, tôi xin gửi tới nhân dân Trung Quốc lời thăm hỏi chân thành và hữu nghị. Chúc quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước chúng ta đời đời bền vững./.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

CÁI ÁC

Jun 20, 2013 Cái ác Một vài nhà phê bình văn học, không hiểu vì lý do gì, có thể chẳng vì lý do gì hoặc do nội tâm thiếu thốn tình yêu, lâu nay cứ duyên dáng kiên nhẫn và nhảm nhí nhắc đi nhắc lại rằng văn chương không có tình yêu là văn chương vứt đi. Nhiều nhà phê bình khác thì bảo văn chương không có tư tưởng lớn là văn chương thời vụ, chẳng đáng tính đến. Lại có cả một lý thuyết rất nghiêm chỉnh chứng minh văn chương có thể không cần câu chuyện nhưng nhất định tác giả phải miêu tả, không miêu tả cái này thì miêu tả cái khác. Tức là, dường như mọi thứ đang minh họa một cách phong phú cho lời nhận xét rất nhiều độc địa của Milan Kundera, đại khái theo đó nghệ thuật thì có thể chết, nhưng những làm xàm về nghệ thuật thì lại bất tử. Nhưng Georges Bataille đã xuất hiện, và đơn giản nói rằng cái ác, bởi gắn liền với cái chết, “là một nền tảng của con người”, do vậy, một cách bắc cầu, văn chương không thể thiếu cái ác. Nhận xét trầm trọng này đẩy lui mọi nhận xét kiểu “văn chương không thể thiếu…” khác vào bóng râm của sự lịch lãm trộn lẫn hời hợt. Trong tác phẩm kinh điển “Văn học và cái ác”, Georges Bataille cho thấy lịch sử văn chương có thể thấm đẫm tình yêu hoặc thiếu hụt tình yêu trầm trọng, có thể có rất nhiều câu chuyện, miêu tả và tư tưởng, chẳng quan trọng mấy, nhưng các thời khắc văn chương bùng lên mãnh liệt một ngọn lửa khủng khiếp, là khi có những nhà văn lớn dám đương đầu với cái ác, tự lấy sự hung bạo của mình đối chiếu với sự hung tợn của cái ác, đem đầu óc hiểm hóc của mình để đo với sự nham hiểm, ma mãnh của cái ác (con quỷ thường được tái hiện là một kẻ “ma lanh”). Trên “bảng phong thần” của Bataille (bản thân cũng là tác giả của không ít tác phẩm “mang mầm ác” dữ dội) có những nhân vật như: Baudelaire chán chường với những “bông hoa ác”, Blake u tối, Hầu tước de Sade hung hiểm hay Proust và Kafka. Nhìn chung, có thể tưởng tượng giản dị về sự lan tràn hiển nhiên của cái ác như thế này: ngay cả ở trong một câu chuyện tình chân phương nhất, giả dụ như một câu chuyện tình tay ba, thì khi một cặp đôi được hình thành, hạnh phúc của họ cũng đã gây hẫng hụt ở đâu đó, đã gieo mầm ác hóa thân trong nỗi sầu tình của một hoặc vài người. Đấy là còn chưa nói đến tiểu thuyết lịch sử có nhiều cuộc chiến tranh hay những câu chuyện án mạng. Cái ác không chỉ là “một nền tảng” như Georges Bataille nói, nó còn là một sự cám dỗ thường trực. Đến Chúa Jesus còn bị quỷ tìm cách dụ dỗ hết lần này đến lần khác, nên ta có thể nói ngay là phàm nhân đâu có thể tránh được những mơn man của ý nghĩ xấu xa, những giấc mơ tệ hại về phương diện đạo đức, những khoái trá trước hoặc sau khi làm điều gì đó không hay cho người khác (hoặc hi hữu hơn, cho chính mình). Đẩy suy nghĩ đi xa hơn, không chỉ ở trong bất kỳ con người nào cũng tồn tại tiềm năng về cái ác, mà nếu gắng gượng can đảm hết mức, có lẽ còn phải công nhận rằng chỉ khi nào mang trong mình đầy đủ tiềm năng của một sát nhân, một Raskolnikov, thì con người mới thực sự là con người. Cái đẹp thì (có thể) cứu rỗi thế giới, nhưng cái đẹp ấy hoàn toàn nên coi cũng có khả năng là vẻ đẹp của cái ác. Vậy nên, khi bàn về Eichmann “ở Jerusalem” nghĩa là hậu kỳ thời diệt chủng Do Thái, triết gia Hannah Arendt đã tạo ra cụm từ đáng sợ nhưng vẫn không thôi ám ảnh chúng ta suốt bao năm qua: “sự tầm phào của cái ác”. Lars von Trier thì vẫn không thôi sản xuất ra những bộ phim tuy rằng lúc hay lúc không được hay cho lắm nhưng nhất quyết ấn vào đầu óc khán giả rằng chúng ta rất khó tránh việc tiếp tay cho những điều ác tập thể. Cũng còn may ở chỗ, tác phẩm văn chương nằm ở phía tuyệt cùng của cái ác lại không thực sự hấp dẫn đại chúng: thơ Baudelaire hiếm ai đọc hết nổi, và Georges Bataille cũng chỉ ra rằng tác phẩm của de Sade, con người lừng danh về thói bạo dâm, lại “xám xịt và buồn chán” khác với phong cảnh đa dạng của văn chương “thông thường” có “sông suối ao hồ, đồng ruộng”. Điều này thật ra cũng hao hao quá trình tâm lý của sự tiếp nhận mọi thứ: tình yêu nhỏ bé, “qua đường” thì dễ hơn tình yêu vĩ đại, “love of my life”, một chút ác độc thì vẫn dễ hơn cái ác ở dạng nguyên khối. Và cuối cùng, nhà văn “chuyên trị” cái ác, rất khó nói họ đứng về “phe” nào. Hoàn toàn có thể họ chẳng đứng về phe thiện mà cũng không đứng về phe ác, họ chỉ đứng ở chỗ của mình. Khi trên môi Hầu tước de Sade nở một nụ cười thân thiện, thì đó có thể là hài kịch hay bi kịch? Nhị Linh -----------

THÁI LAN ?

Thứ năm, ngày 20 tháng sáu năm 2013 Hôm nọ mình ngồi chuyện phiếm với mấy cậu trẻ trẻ, kể chuyện Thái Lan, mình bảo mình đã sang Thái, đã chứng kiến nhà có 2 vợ chồng nhưng vợ 1 đảng chồng 1 đảng, tối ngủ với nhau, sáng ăn sáng xong là 2 người 2 ngả đi... biểu tình. Tối lại về ăn, ngủ với nhau, sáng mai lại đi. Mình cũng bảo rằng báo chí nước mình cứ thổi phồng chứ mình sang Thái thấy rất thanh bình vân vân, mấy cậu gân cổ lên: yên ổn như nước mình không muốn, ông lại muốn biểu tình lộn xộn, chính trị rắc rối như Thái Lan... mình im thít rút khỏi cuộc tranh luận... Thực ra cái điệp khúc Thái Lan lộn xộn, mất ổn định chính trị, đất nước phức tạp, cả thủ đô Băng Cốc là bãi hố xí tập thể (hồi biểu tình ấy, té ra không phải thế, rất ngăn nắp văn minh vệ sinh) vân vân... mình được nghe thường xuyên, nhưng lạ cái là, nó vẫn phát triển, nhân dân vẫn no đủ, em thủ tướng cứ xinh tươi, đất nước cứ phơi phới... nhiều người VN mơ ước: bao giờ chúng ta bằng... Thái Lan, trong khi ta cứ sốt sắng đi lo cho họ, huhu... Hôm nay đọc bài này của GS Nguyễn Văn Tuấn, khoái quá, đưa về đây để ngẫm thêm. Té ra nó lộn xộn, bất ổn, thối nát... là do có tay họa sĩ xứ ấy ví thủ tướng như đĩ, và thủ tướng, thay vì bắt bỏ tù, thì khởi kiện ra tòa... Đúng là dân chủ kiểu... tư sản. THỦ TƯỚNG...VÀ ĐĨ GS Nguyễn Văn Tuấn Hôm nọ, ngồi nói chuyện với một em nghiên cứu sinh Việt Nam ở Bangkok, và em đưa ra một nhận xét hay. Em nói rằng báo chí Việt Nam có xu hướng tô vẽ sinh hoạt chính trị ở Thái Lan hỗn loạn, nhưng trong thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy. Chính trị ở đây phong phú hơn nhiều so với Việt Nam. Tôi thấy em này nói đúng, và cá nhân tôi cho rằng sinh hoạt chính trị ở đây cũng có vẻ dân chủ hơn VN. Câu chuyện một hoạ sĩ chuyên vẽ tranh biếm hoạ so sánh bà Yingluck với đĩ điếm, và bà Yingluck kiện ông hoạ sĩ cho thấy tính dân chủ và thượng tôn pháp luật ở đây. Họa sĩ Somchai Katanyutanan (gọt tắt là Chai) là một cây biếm hoạ danh tiếng của Thái Lan. Chai từng là hoạ sĩ vẽ tranh mô tả hoạt động của hoàng gia. Có lẽ nói không quá đáng rằng Chai, cũng như bao nhiêu người Thái khác, rất sùng kính hoàng gia. Những người này thường không ưa bà đương kim thủ tướng Yingluck Shinawatra và người anh của bà là Thaksin Shinawatra. Trong một entry trên facebook, Chai viết rằng: "Hãy hiểu rằng những con điếm không phải là những phụ nữ xấu; họ chỉ bán thân, nhưng có một phụ nữ xấu đi lang thang cố tình bán đứng xứ sở.” Những dòng chữ trên kèm theo bức hình của bà Yingluck đang phát biểu trong một hội nghị dân chủ ở Mông Cổ vào ngày 29/4/2013. Trong hội nghị đó, bà Yingluck có một bài phát biểu, trong đó bà nói về tình hình đấu tranh cho dân chủ ở Thái Lan, về cuộc lật đổ chính quyền được dân cử năm 2006 mà ông anh của bà nay phải lưu vong; bà nhắc đến sự kiện đàn áp người biểu tình năm 2010. Bà nói thẳng rằng trong vụ đàn áp đó, nhiều người vô tội đã bị các tay súng bắn tỉa sát hại, các lãnh đạo phong trào dân chủ bị bỏ tù cho đến ngày nay. Nhưng cuối cùng thì dân chủ cũng chiến thắng, vì khi tổ chức bầu cử nghiêm chỉnh thì bà được đắc cử lớn. Bài diễn văn nói chung có thể nói là hay, nhưng không xuất sắc. Nhưng những phát biểu của bà làm cho không ít người Thái nổi giận vì họ cho rằng bà nói xấu Thái Lan, rằng bà đang “bán” nước! Mới đây có tin tặc còn hack trang web của thủ tướng và treo hình bà làm trò đùa. Những thành phần elite trong xã hội bắt đầu phản ứng với những phát biểu đó. Thật ra, thời gian gần đây bà Yingluck đã làm mất cảm tình của không ít người từng ủng hộ bà. Còn những người trong tầng lớp trung lưu và elite thì không ưa bà từ lâu. Do đó, khi có dịp, những người này bắt đầu phản ứng mạnh. Cách ví von bà Yingluck với đĩ điếm là một phản ứng có thể nói là quá cảm tính, và vượt qua những phép lịch sự trong chính trị; nó trở thành xúc phạm. Hàng loạt tổ chức đấu tranh cho nữ quyền lên tiếng. Một nữ giáo sư của Đại học Chiangmai viết một bài luận dài lên lớp ông Chai về nữ quyền và đạo đức, bà nói rằng ông Chai vẫn có tư duy kì thị và xem thường nữ. Bà giáo sư cho biết bà cũng không ưa và chưa từng bầu cho thủ tướng Yingluck, nhưng bà tôn trọng quyền phát biểu của thủ tướng. Một người cháu gái của bà Yingluck cũng viết một bài ngắn nói rằng ông Chai vẫn sống trong thế kỉ 19, vẫn sống trong cái ao tù trọng nam khinh nữ. Có một bà từng là bộ trưởng trong chính quyền cũ (trước Yingluck) rất giận, đến nổi bà đặt hẳn một vòng hoa đám tang có ghi tên ông Chai và đem đến tận nơi ông làm việc để…tặng. Phần lớn những người lên tiếng chỉ trích Chai cho rằng ông chẳng những xúc phạm bà Yingluck mà còn xúc phạm toàn thể phụ nữ Thái Lan. Nói chung, đọc những phản ứng này tôi thấy báo chí ở đây có vẻ như là những diễn đàn tranh luận nghiêm chỉnh. Thoạt đầu, bà Yingluck có vẻ thản nhiên với “tấn công” đầy cảm tính và cá nhân tính của Chai. Bạn tôi cho biết bà tỏ ra là người có bản lĩnh, cười cợt trước những tấn công như thế trong quá khứ. Bà chẳng quan tâm đến những tấn công như thế. Nhưng chẳng hiểu sao sáng nay đọc báo tôi thấy luật sư của bà đã nộp đơn kiện hoạ sĩ Chai vì tội xúc phạm danh dự. Theo luật sư của bà Yingluck thì bà sẵn sàng lắng nghe ý kiến và tiếp thu chỉ trích, nhưng phải là những câu chữ “phải đạo”, chứ không phải những câu chữ hạ cấp và xúc phạm như ông hoạ sĩ Chai. Do đó, bà quyết định khởi kiện như là một bài học cho những ai phát biểu thiếu tính văn hoá trên các diễn đàn công cộng. Tôi nghĩ kết cục của vụ kiện này chắc sẽ hấp dẫn lắm. Dù chỉ mới ở đây một tuần, nhưng có dịp trao đổi với bạn bè và theo dõi truyền thông, tôi thấy sinh hoạt chính trị ở Thái Lan có vẻ rất sống động. Ở một mức độ nào đó, họ có một nền tự do ngôn luận hơn Việt Nam. Các đại biểu quốc hội Thái lan phát biểu có khi cũng nhăng nhít, nhưng họ tranh luận rất hào hứng trên tivi. Điều làm tôi phải so sánh với Việt Nam là các đại biểu ở đây họ rất gần dân, họ thật sự quan tâm đến phúc lợi của những người họ đại diện, chứ không phải hành xử như là những ông bà quan trên như ở nước ta. Do đó, tôi rất đồng tình với nhận xét của em nghiên cứu sinh rằng sinh hoạt chính trị Thái Lan không hề hỗn loạn như báo chí VN mô tả, mà thật ra là một nền chính trị rất sinh động và…vui. ------- Từ blog nhà văn Thùy Linh

ẢNH TẠP NHAM

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

VI PHẠM ĐIỀU 258 HIẾN PHÁP !

Những con số đáng nguyền rủa Posted by ttxcc6 on 18/06/2013 Cánh Cò, viết từ Việt Nam -RFA 2013-06-17 Khi Trương Duy Nhất bị bắt, nhiều người khẳng định anh là một thành viên trong các phe phái đang đấu đá với nhau và bị bắt vì phe của anh yếu hơn phe kia. Phạm Viết Đào bị bắt, người ta lại tiếp tục khẳng định sự chống nhau trong các phe ngày một ác liệt và đến hồi gây cấn. Có điều không ai xác định được Đào hay Nhất thuộc phe nào. Hai người có cùng phe với nhau hay không. Nếu cùng một phe thì cái ông chủ mà hai anh theo thật hèn, có hai cây viết đầy bản lĩnh như vậy mà không biết bảo vệ để cho kẻ thù tiêu diệt. Thật đáng hổ thẹn. Nếu hai anh khác phe thì sao? Vậy thì xem như cân bằng lực lượng. Bên tám lạng kẻ nửa cân. Người thua trong cuộc cờ này chính là hai anh, phục vụ cho những kẻ không xứng đáng vì khi hai anh bị bắt, bị dẫn đi như tội phạm nguy hiểm họ im lặng hoàn toàn. Không ai lên tiếng, không ai bênh vực và người ta xem như hai con chốt bị gạt ra khỏi ván cờ chính trị. Nhưng nếu một mệnh đề khác được đặt ra: Không ai trong hai anh là tôi tớ cho bất cứ thế lực nào. Hai anh thuộc loại làm báo ngang tàng, không khuất phục bọn quan lại đỏ vì hai anh cũng từ cái lò đạo tạo ấy mà ra. Hai anh là “nhà báo đỏ” tự phục hồi tư cách nhà báo của mình thông qua trang blog để từ đó có thể tự do viết, tự do phê phán và quan trọng nhất là tự do vạch mặt chỉ tên những quan lại đang đào tường khoét vách căn nhà Việt Nam. Cả hai anh cùng giống nhau một điểm: không sợ hãi. Hai anh cũng có điểm khác nhau rất lớn: Nhất băm vằm cả bộ máy chính phủ vì đã ăn bẩn, phá hoại, khoát lác, ngu ngốc và tác hại dân lành. Nhất không đăng bài của ai. Anh cũng không dông dài, bài nào cũng chỉ vài dòng nhưng ngắn gọn và sắc bén như dao cạo. Phạm Viết Đào thì khác, anh chọn đăng những bài phản biện đối với cá nhân lãnh đạo còn riêng anh thì chăm chú tới một vấn đề cốt lõi trong toàn bộ hàng trăm bài phỏng vấn, phóng sự, video clip tập trung vào chủ đề cuộc chiến tranh biên giới. Đào bị bắt khi ông Trương Tấn Sang sắp sang Trung Quốc khiến người ta lại một phen liên tưởng tới yếu tố Trung Quốc. Hai con người cụ thể này vốn có nhiều khác biệt nhưng khi bị bắt thì lại giống nhau ở ba con số: 258. Hai năm tám. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Câu cú đúng là chỉ có đất nước mình mới có. Quyền tự do dân chủ do hiến pháp quy định, chúng có chương, có hồi có vai ác, vai lành, nhưng người dân không có quyền trao đổi để hoàn thiện nền dân chủ do nhà nước tập trung quản lý. Cái dân chủ mơ hồ và bất định ấy làm sao hại được ai nếu không muốn nói là chỉ tự hại được mình khi nghe theo lời tuyên truyền của nhà nước để thực hiện quyền làm chủ rất bâng quơ và đầy trúc trắc, để rồi sau đó tự đưa tay vào còng với những con số 79, 88, bây giờ là 258. Những con số làm cho hiến pháp Việt Nam đáng xấu hổ. Những con số bị ghét bỏ và căm thù. Một con số khác, có thể áp dụng cho một nhà báo khác: 263, cho nhà báo Huy Đức. Hai sáu ba là tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước. Người nào cố ý làm lộ bí mật Nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm. Nhà báo Huy Đức với tác phẩm “Bên thắng cuộc” nếu bị ghép vào tội danh này thì cũng không làm ai ngạc nhiên, ngoại trừ những con lừa biết đọc chữ. Trong cuốn sách đồ sộ này hàng ngàn chi tiết có thể xem như bí mật quốc gia mặc dù chúng đã xảy ra hơn ba mươi năm về trước. Huy Đức tìm nó ở đâu và bằng cách nào nhà nước không cần biết. Có điều chắc chắn rằng những tiết lộ của anh là khả tín vì có chứng cứ. Từ những chứng cứ ấy nhà nước dễ dàng khẳng định chúng là tài sản, là bí mật quốc gia vì liên quan đến các nhân vật lịch sử, dính liền tới cuộc chiến tranh thần thánh cũng như những sai lầm mà lãnh đạo đang nổ lực sửa sai. Tuy nhiên nhà nước có cho phép đâu mà anh dám phát tán những tài liệu tuyệt mật này? Trên facebook, Huy Đức viết anh đang giã từ nước Mỹ. Anh trở về vì hương thơm của nước mắm và vị ngọt ngào của tô phở quê hương. Khó ai tin điều này mặc dù đó là tâm sự đắng lòng của một nhà báo tầm cỡ. Huy Đức không chấp nhận ở lại nước Mỹ mặc dù anh biết chắc khi về lại quê nhà là bước vào địa ngục. Nơi đó ngọn lửa căm thù sự thật đang chờ để thiêu rụi một con người, một ý chí. Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào cũng không ngây thơ gì khi viết trên trang blog của họ những bài viết có thể lật đổ cả một thể chế. Họ biết sẽ bị bắt, sẽ bị cầm tù và có thể chết nếu sức khỏe không đủ để trang trải cái án dành cho họ. Cả ba người đều ý thức được việc họ làm. Vì vậy những ai còn ngây thơ nghĩ rằng họ đang bị điều gì đó dẫn dắt thì hãy nên xem lại. Ba con người này tuy mỗi người một tố chất, một tính cách và một cuộc đời nhưng trên hết họ là ba nhà báo chân chính. Họ dám đổi cả sinh mạng cho bài viết, cho tác phẩm. Họ từ chối các đặc ân mà nhà nước ban cho mà đổi lại sẽ trở thành một nhà báo tầm thường, mang chiếc hàm thiếc của những con ngựa thồ lọc cọc chạy trên bảy ngàn tờ báo lớn nhỏ. Đặc ân mà họ từ chối nhận lãnh là sự ngờ nghệch do chấp nhận tẩy não. Không dị ứng với những con đường một chiều trong truyền thông. Biết cúi đầu trước những ông tổng biên tập có lá gan của một con giun, và gò lưng trước đồng tiền kiếm được từ những bài không đáng mang tên họ. Mỗi người trong họ có một chỗ dựa để viết. Phạm Viết Đào dựa vào những bóng ma, những oan hồn bộ đội trong đó có người em trai cật ruột đã hy sinh. Trương Duy Nhất dựa vào những oan khuất, khốn nạn của dân tình mà viết. Chỗ dựa của Huy Đức không phải là con người đang sống. Anh dựa vào sự thật lịch sử để viết. Anh tắm gội bộ mặt lịch sử cận đại Việt Nam để trả lại những gì mà nó vốn có. Tiếc thay, người cộng sản không bao giờ yêu sự thật. Nếu họ yêu và theo đuổi sự thật như họ luôn rêu rao thì Huy Đức sẽ không có cơ hội viết Bên thắng cuộc. Phạm Viết Đào sẽ không có cơ hội đòi hỏi trả lại công đạo cho chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến 1979 và Trương Duy Nhất cũng sẽ trở thành lố bịch khi một mực kêu rêu lãnh đạo là những kẻ không đáng mang thân phận của một con người nói chi là con người có vai có vế.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

ĐỐ HOÀNG BÌNH THƠ NG K ĐIỀM !

TỰ DO THƠ VÔ LỐI NGUYỄN KHOA ĐIỀM KHI VỀ THƯỜNG DÂN Nhà thơ Đỗ Hoàng Đỗ Hoàng Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những người làm thơ cổ động cho miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến hai miền Nam Bắc Việt Nam thập kỷ 50, 60, 70 thế kỷ trước có sự trợ giúp của nước ngoài ở cả hai phía. . Trong chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm xếp sau các nhà thơ khác như Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy…Khi Nguyễn Khoa Điềm làm quan to thì thơ ông mới to theo, trước đó mấy ai biết ông. Thơ của thế hệ này là thơ tuyên truyền một chiều, một phía.. Lạ lùng cuộc đời nay Đến văn chương cũng đĩ Loài người làm khổ thay Cái chiến tranh vô nghĩa! (Tâm sự người lính 1973 – Đỗ Hoàng) Chiến tranh dù nhìn ở góc độ nào cũng là nỗi đau muôn kiếp của nhân dân cần lao. Các bậc thánh nhân ngày trước bất dắc dĩ mới dùng đến binh khí: Nãi tri binh dã thị hung khí Thánh nhân bất đắc nhĩ nhi dụng chi (Lý Bạch) Binh đao ác độc vô cùng Thanh nhân cực lắm mới dùng ai ơi! (Túy thì ca – Đỗ Hoàng dịch) Sư chi sở xứ Kính các sinh yên Đại quân chi hậu Tán hữu hung niên (Lão tử) Chỗ đóng quân lính Gai góc mọc đầy Đằng sau cuộc chiến Đói khổ lắm thay! (Đỗ Hoàng dịch thơ) Những người tham gia cuộc chiến hai miền họ cũng không thoát khỏi áp lực của thể chế, vừa do văn hóa, do tầm nhìn, tầm nghĩ hạn chế nên cả một thế hệ nói theo bài bản định sẵn, viết sẵn hay áp nà, nói lấy được. Những câu chưởi địch không đau, không phải thơ, kiểu chưởi hàng tôm, hàng cá: Thành phố mọc như nấm độc những xnách-ba Mỹ và đĩ (Con gà đất cây kèn và khẩu súng – Nguyễn Khoa Điềm) Hay: Chỉ cần sự bảo chứng của đô la và súng máy Cùng cái đầu tối tăm của Giôn xơn, Ních Xơn đặt vào trên đấy! (Giặc Mỹ - Nguyễn Khoa Điềm) Thơ họ là dàn đồng ca không lồ muôn người như một, hô khẩu hiệu suông, cũ kỹ, mòn vẹt , véo von, rập khuôn, sáo rỗng, không có tư tưởng, vô cảm trước nỗi đau của nhân quần trong cuộc chiến đầy chết chóc, xương núi, máu sông! Hình thành nên trùng trùng điệp các nhà cổ động viên, nhà ca học, cười học, hót học, hát học, tấu hài học vô tình hoặc cố tình … Thơ Nguyễn Khoa Điềm là loại dịch nghị quyết tuyên huấn cấp xóm khô khan, không một chút truyền cảm. Nhiều kiểu định nghĩa các phạm trù đất nước, quê hương không đầy đủ, không chính xác, có phần phản cảm: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm(!) (Đất nước – Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) Đất là nơi anh đá bóng cũng phải kể ra chứ… Nước là nơi em khỏa thân soi gương phải kể ra chứ… Trong văn chương cũng như trong toán học có những cái không định nghĩa mà chỉ mô tả. Điểm. mặt phẳng, trong toán học; tổ quốc, đất nước, quê hương trong văn học…là những mệnh đề người ta chỉ mô tả mà thôi. Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa đất nước thì bao giờ cho đủ. Khi đường công danh Nguyễn Khoa Điềm càng cao, sự khô khan xơ cứng trong thơ lại tỷ lệ thuận với chức quyền, còn chất lượng thơ thì tỷ lệ nghịch với chức quyền. Đúng là được mùa cau thì đau mùa lúa; được mùa lúa thì úa mùa cau. Cammus từng nói: “Tôi không vì thơ ca mà hy sinh chính trị, nhưng tôi hy sinh những gì làm hại cho thơ ca”. Đấy là chính trị của một châu lục có truyền thống dân chủ tiến bộ, còn chính trị của cộng sản phương Đông, chính trị Tàu Ô thì thôi rồi lượm ơi! Phải bỏ thơ ca mà đi làm kỹ thuật thôi! Nguyễn Khoa Điềm muốn bắt cá hai tay, vừa làm quan thật to, vừa là nhà đại thi hào. Con rô cũng tiếc, con diếc cũng tham. Nhưng cuộc đời không cho ai vừa giàu như Bin gết, vừa tài thơ như Đỗ Phủ, vừa nhà chính trị quân sự lỗi lạc như Thành Cát Tư Hãn, đep trai như Platini (cầu thủ đá bóng) …Thời coi Ban Tư tưởng Văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Khoa Điềm để lại nhiều tiếng không hay cho lắm. Ông ta trù úm Hoàng Minh Chính, bắt nhà văn Dương Thu Hương, bôi nhọ Trần Độ, loại bỏ nhiều nhà bất đồng chính kiến, đàn áp những người đòi tự do dân chủ, cấm mạng , cấm internet, đốt thành tro bụi nhưng tập sách như Học phí trả bằng máu của Nguyễn Khắc Phục, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Chúa trời ngù gật của Nguyễn Dậu, Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng, ngăn cản nhiều nhà văn tài năng vào Hội Nhà văn Việt Nam…Ký duyệt nhiều dự án tiêu hàng triệu đô là tiền ngân sách, thuế dân đống để phe nhóm hưởng lại quả nhưng hiệu quả không là bao như: phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công, (phim bỏ kho) 1 triệu đô, phim Dòng sông phẳng lặng (phim bỏ kho), làng văn hóa Đồng Mô (làng bỏ hoang), Bác Hồ với văn nghệ sỹ… Đường hoạn lộ của Nguyễn Khoa Điềm khá hanh thông. Nguyễn Khoa Điềm quan quá to. Ông trùm tư tưởng văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Rồi đứt gánh giữa chừng. Ông quan to Nguyễn Khoa Điềm phải về vườn lúc tuổi chưa đến 60, còn một hai nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nữa, nhưng lại bị ông cậu ruột của vợ là Nguyễn Đức Đạo viết đơn tố Nguyễn Khoa Điềm không phải là đảng viên và có thời gian bị tù ở lao Thừa phủ - Huế khai báo với địch. Chuyện này tôi biết ở Bảo Đảng Bình Trị Thiên năm 80 – 87. Hồi ấy có chủ trương ngầm là ai bị tù ngụy thì phải hy sinh cho Đảng, không được tham gia chính quyền vì không biết ai khai, ai trung thành. Khi ra Hà Nội học, tôi nghe các anh trong Ban kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam bảo là có đơn tố cáo nói là Nguyễn Khoa Điềm không đảng viên. Tôi nói, tôi có biết việc này hồi ở Huế, nhưng tôi không tin. Vì tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam chặt lắm. Võ Đại Tôn gián điệp về nước đòi lật đổ chính quyền, mới qua biên giới Thái - Lào, mà Hà Nội đã chưởi cha ông Võ Đại Tôn bóc lột nhân lao động Bắc bộ, biết cả chuyện cha ông Võ Đại Tôn hiếp dâm nông dân đẻ ra hàng loạt địa chủ cường hào ác bá khác. Nguyễn Khoa Điềm không dấu sự len lỏi để làm quan và làm quan to của mình: Anh mê mải trên đường hoạn lộ Ngảnh về quê hư ảnh một vầng trăng (Cõi lặng). Thời làm quan to của Nguyễn Khoa Điềm là thời uy tín Cách mạng Việt Nam ở vào “ giai đoạn thoái trào”. Đảng Cộng sản Việt Nam xóa bỏ tất cả các đảng phái trở thành đảng độc tài chuyên quyền, đảng trị mất uy tín trầm trọng trong lòng dân tộc. Thời oanh liệt của Đảng Lao động Việt Nam không còn nữa. Thời dân và Đảng trên dưới một lòng, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào đi vào miền cổ tích. Nạn tham nhũng, mua quan bán tước lan tràn vô phương cứu chữa, quan lại làm giàu trên nước mắt mồ hôi người lao động. Nó không khác gì bài ca tố cáo địa chủ, phong kiến đàn áp dân nghèo thời tiền Cách mạng: Chưa hết mùa, trong nhà ta đã hết lúa Đói xác xơ thương đàn con vất vả Môn khoai sắn ngày qua ngày lọt dạ Bởi địa tô chúng bóc lột công sức ta. Chúng cấu kết cùng nhau cường hào gian ác Đại chủ ngoan cố đè nén lên đầu bao người Làm giàu trên nước mồ hôi người nông dân Cướp trâu, cướp ruộng, cướp nhà người nông dân Cướp con, cướp vợ, cướp nồi người nông dân Bần cố nghèo khổ muôn đời… Trước đó nhiều kẻ sỹ, thi sỹ như: Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, Trương Tửu, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán ...đã rút lui để giữ khí tiết. Bang hữu đạo tắc hiện, bang vô đạo tắc ấn. Bang hữu đạo bần ngã tiện ư sỷ giả, bang vô đạo phú ngã tiện ư sỷ giả (Nho giáo – Khổng tử) Nghĩa là: Nước có đạo thì nên ra làm việc giúp đời; nước vô đạo thì nên lui về giữ danh tiết. Nước có đạo mà ta nghèo là ta xấu; nước vô đạo mà ta giàu là ta xấu. Bỡi vì nước có đạo dung hiền tài, ta không tài nên mới không được dung nên phải nghèo. Nước vô đạo dùng kẻ xấu xa, ta xấu xa nên mới được dùng thì giàu là quá xấu. Người quân tử phải hiểu ra điều đó. Người không hiểu ra thì không phải là quân tử. Kẻ không quân tử mới bè phải, đảng phái. Quân tử bất đảng phải (Luận ngữ) - Quân tử không bè đảng, không bè phái. Quân tử, đại trượng phu, thi nhân không a dua, không hùa với đám đông: Thị dĩ đại trượng phu Xử kỳ hậu bất cự kỳ bạc Xử kỳ thực bất cự kỳ hoa Cố khứ bỉ thư thử (Lão tử) Phàm bậc trưởng lão Xa chốn nhố nhăng Bỏ hoa lấy quả Trời đất cân bằng! (Đỗ Hoàng dịch) Chuyện chính trị nói như trong Nam là không bàn, nay chỉ nói chuyện thơ của Nguyễn Khoa Điềm khi mất chức về vườn. Người Việt hay nhân loại nói chung đều tha thứ lỗi lầm của con người trước đây. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn viết được, còn trăn trở cùng nhân dân thì là điều đáng quý. Chuyện đi với bụt mặc áo cà sa đi với ma thì mặc áo giấy là chuyện người tầm thường của muôn đời rồi. Những tài năng xuất chúng, thiên tài mới không mặc áo, ở trần dù đi với ai. Thánh Phê rô một tông đồ thân cận của Chúa Giê su. Trước đó là một tội đồ quyết tâm hành hung giết Chúa. Sau khi được cải hóa, thánh Phê rô có nhiều thành tích trong làm việc nghĩa, việc thiện được Chúa tin yêu. Có lần Thánh Phê rô hói Chúa: - Người bị phạm lỗi 7 lần tha thứ có được không? Chúa trả lời: - Kẻ phạm tội, ta 77 lần tha thứ. Thơ tuyên truyền của Nguyễn Khoa Điềm trước đây được giới phê bình chính thống tung hô rầm rộ; thơ vô lối của Nguyễn Khoa Điềm khi về vườn cũng được một số người cỗ vũ. Để có cái nhìn đúng về những bài viết của Nguyễn Khoa Điềm mà gọi là thơ gần đây, tôi có vài thiển ý nhỏ. Tất cả những bài viết của Nguyễn Khoa Điềm trên các trang mạng xã hội, báo in chính thống đều thể hiện một tâm trạng bực tức, hằn học, tiếc nuối thời vàng son. Không có một chút gì gọi là thơ ca. Nó là một thứ Vô lối đang thịnh hành mà Nguyễn Khoa Điềm cố từ chối không nhận mình là làm Vô lối: Rằng tôi không bợ đỡ ngôn từ, điếu đóm hậu hiện đại Bưng mâm cho các cô nàng gót sen ba tấc chữ (Comment – Tạp chí Thơ số 4 -2013) Nguyễn Khoa Điềm làm Vô lối nhưng viết không chân thành, giả nên không vào lòng người đọc. Từ xưa đến nay, trong nước và trên thế giới, nhiều nhà thơ làm quan to, thậm chí là vua giữ nhiều trọng trách của đất nhưng thơ của họ đi vào lòng dân, được nhân dân truyền tụng: Oa oa …oa oa..oa oa! Cha trốn đi lính nước nhà Nên khổ thân em vừa nửa tuổi Phải theo mẹ đến ở nhà pha! (Hồ Chí Minh) Chu Thần nay ở nơi đâu Để cho Miên Thẩm lên lầu không an Tháng ngày tựa án lan can Mãi trông mây cuốn trời Nam dặm nghìn Dấu xưa nay biết đâu tìm Thương ai bảy nổi ba chìm nước non Trăng kia khi khuyết khi tròn Tinh thần phản kháng vẫn còn sáng soi. (Sóng Hồng- Trường Chinh) Nguyễn Khoa Điềm viết cho bạn thân là người từng đóng gạch với mình, người tri âm tri kỷ nhưng vẫn lấy cái giọng kẻ cả, khệnh khạng quan trên ban phát thương xuống, không một chút rung động: Bạn chừ đóng gạch nơi nao Văn chương lấm láp vêu vao mặt người Bất ngờ bạn đến thăm tôi Gửi cho nhiều sách, Ối giời là thơ! …. Mong sao bạn bớt bồi hồi Hãy làm thơ nữa để rồi gặp nhau. (Bạn thơ – Nguyễn Khoa Điềm) Sự khệnh khạng, cao ngạo bề trên, hổn xược với tiền nhân thể hiện nhan nhản trong thơ và trong Vô lối của ông: Cái chết của viên tham tri hay thơ âm thầm trong chính sử Mất hút một con thuyền chuồi qua cửa Thanh Long (Nguyễn Du) Thơ ca là bộc lộ sự thành thật, sự thành thật được trọn vẹn thì thơ hay (Bê se) Ngày trước, thi hào Bạch Cư Dị là một trong tam kiệt của Đường thi (Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị). Ông làm quan đến Thượng thư nhưng thơ rất chân thành. Ông không đạt chiều cao của Lý Bạch, chiều sâu của Đỗ Phủ nhưng ông đạt được chiều rộng của thơ, chỉ vì khi nói tới nỗi khổ con người ông là người ngoài cuộc. Nhưng không vì thế mà không xúc động, không lưu truyền đến đời sau: Kim ngã hà công đức? Tằng bất sự nôn tang Lại lôc tam bách thạch Tuế án dữ dư lương Niệm thử tự tứ quý Tận nhật bất năng vương (Quan nghệ mạch) Ta có tài đức gì? Không hề đi cấy cày Lương ba trăm thạch thóc Hết năm bồ còn đầy Nghĩ vô cùng hổ thẹn Mặt đỏ hết mấy ngày! (Xem gặt lúa) Thơ vô lối của Nguyễn Khoa Điềm luôn luôn giả, luôn luôn sượng không thành tâm chút nào: Nhưng chiều nay con bò gặm cỏ Bên dòng sông như chưa biết chiều tan Tôi với nó lặng im bè bạn Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương Giang (Chiều Hương Giang) Bản thân anh và loài người anh xơi tái hàng tỷ con bò mà vẫn coi nó là bạn thân thì là một việc xưa nay hiếm(!) Một việc xưa nay chưa từng có. Anh xơi tái muôn loài gặm cỏ Mà chiều nay anh nổi tuyên ngôn Anh với chúng bạn bè gắn bó! (Thơ 4 câu – Đỗ Hoàng) Nhìn chung tất tần tật Nguyễn Khoa Điềm viết cái gì đều không thật, như là của giả. Trong chính trị người ta thường dùng thủ đoạn để lừa nhau, để tranh thủ phiếu. Chỉ một cái táng tận lương tâm, kẻ hãnh tiến đoạt được một giang sơn. Song trong thơ ca dùng lừa đảo hoặc nói điều giả đối thì anh mất sạch. Giả dối là điều tối kỵ với thơ ca. Nguyễn Khoa Điềm than nghèo, nhưng người đọc nghe nó sến sến thế nào, bởi Nguyễn Khoa Điềm có nghèo đâu. Nhà lầu bốn năm tầng ở khu quan to Đội Cấn – Hà nội một thời có lính gác, nhà vường ở Huế mấy con mèo, con chó chạy một ngày chưa chắc đã hết vườn. Rồi còn biết bao của chìm của nổi khác nữa. Lương hưu của Nguyễn Khoa Điềm cao gấp mấy chục lần nhưng cán bộ quèn đang công tác. Làm sao mà nghèo được. giả nghèo thì được làm thơ giả nghèo thì là đồ giả. Một ông quan to cỡ tột đỉnh như Nguyễn Khoa Điềm, nhiều kẻ có trang trại trên núi non chuyển đổi đất mường thành đất thủ đô thì làm sao họ cơ ngã như nông dân được. Họ làm sao mà nghèo đói. Một ông bí thư chi bộ xóm trong thể chế đảng trị cộng sản hơn nhiều lần quan phụ mẫu ngày xưa. Nên cái việc than nghèo của ông quan nhất phẩm Nguyễn Khoa Điểm rất giả dối: Đêm đêm cái nghèo vuốt ve trán người chồng Khẻ nâng bàn tay người vợ Đặt cái hôn lên đôi chân trần đứa trẻ Và thầm ngủ ngon… ngủ ngon… (Đêm đêm – tạp chí Thơ số 4 -2013) Cái nghèo đi đêm của Nguyễn Khoa Điềm không đàng hoàng chút nào. Cái nghèo này là cái nghèo khai bậy để hưởng hộ nghèo mà Nhà nước triển khai mấy năm qua. Hơn nghìn nắm nay, các thi hào kim cổ đều nói tới cái nghèo. Cái nghèo của họ có thật nhưng không bị lụy, không khai gian nghèo. Họ nói lên được cái nghèo của họ được mọi người đồng cảm thấu hiểu và chia sẻ. Nghèo họ cũng là nghèo mình. Nghìn năm rồi đọc cái nghèo của Đỗ Phủ ta còn xúc động: An đắc hạ thiên vạn gian Đại tý thiên hạ hàn sỹ câu hoan nhan Ô hô! Hà thì nhãn tiền đột ngột hiện thử ốc Ngô lư độc phá thu đồng tử diệc tức. (Ước được vạn gian phòng rộng rãi Kẻ sỹ nghèo có mái nhà che Bao giờ? Hãy hiện ngay đi. Thân ta chết cóng có gì ngại đâu.) (Đỗ Hoàng dịch) (Mao ốc vị thu phóng sử phá ca - Bài hát gió thu thổi tốc nhà) Xúc động với cái nghèo của Nguyễn Trãi: Thập tải đọc thư bần đáo cốt Bàn vô mục túc tọa vô chiên (Mười năm đọc sách nghèo đến tủy Mân không rau cỏ, chỗ đâu ngồi) (Đỗ Hoàng dịch thơ) Cái nghèo của Nguyễn Du thậm đau đớn. Cha làm quan mà con đói rét. Có khác gi Đỗ Phủ làm Tả thập di – Quan can gián vua mà con chết đói: Thập tử cơ hàn bắc môn ngoại ( Mười miệng đói xanh ngoài cửa Bắc) Và Nguyễn Khuyến: Sớm trưa dưa muối cho qua bữa Chợ búa trầu cau chẳng dám mua. Thơ ca cổ kim có nói đến cái chết. Chết là cái quan định luận. Lúc đó mới nói đúng cái được cái mất của đời người. Các thi hào xưa nay nói tới việc này một cách vô tư, thanh thoát, nhẹ nhõm, bởi vì cuộc đời của họ quá sáng trong, không bụi mờ: Sống không để tiếng đời ta thán Chết lại về quê quán hương thôn Mới hay trăm sự vuông tròn Sống lâu đã trải, chết chôn chờ gì (Di chúc thư – Nguyễn Khuyến) Hay: Ba hồi trống giục mồ cha kiếp Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời (Cao Bá Quát) Nguyễn Khoa Điềm nói đến cái chết như một lời thách thức, cao ngạo, rất cải lương, khô khan đại hạn: Khi cái chết chắn cửa Đời tôi Cám ơn! (Comment) Phần viết của Nguyễn Khoa Điềm khi mất chức quan to về vườn không có đổi mới, sáng tạo gì. Nó là một thứ Vô lối xuất hiện từ mấy thập kỷ vừa qua. Nhiều câu dở hơn câu nói bộ: Dậy thức hút thuốc vặt ( Đất nước những tháng năm thật buồn) Tôi bày tỏ chính tôi,câu chữ của tôi, nước mắt của tôi (Comment) Ngoài đường trẻ con đi học, trong nhà người già ngủ (Mùa bình thường) Dùng nhiều âm Hán Việt , chữ nước ngoài chưa được Việt hóa: trật cước, comment… Người đọc tìm đọc Nguyễn Khoa Điềm làm thơ khi mất chức là vì người đọc tò mò, hiếu kỳ, không biết ông quan to hưởng không biết bao nhiêu bổng lộc của “triều đình”, bao nhiêu phần trăm dự án ma, dự án không ích nước lợi dân, bao nhiều biệt thự, đất đai mà vẫn làm thơ, thơ hồi hưu có khác gì không? Dù những điều Nguyễn Khoa Điềm viết ra chưa phải thơ nhưng bạn đọc cũng có phần đồng cảm những nỗi trăn của ông. Hóa ra khi ngồi dưới đất ông mới thấy rằng dân đen người ta đau khổ biết nhường nào. Nỗi khổ của họ có phần do ông gây nên. Bây giờ có nhiều quan điểm thơ: thơ siêu việt, thơ hậu hiện đại, thơ hậu hậu hiện đại. Tìm tòi là đáng quý, nhưng tìm tòi phải vào trái tim người đọc. Còn viết những điều mình cũng không hiểu, không biết thì làm sao thành công. Thơ hậu hiện đại của Ion Milos (nhà thơ Thuỵ Điển) vào được đọc giả vì có tứ, có nghĩa, tầm tư tưởng, triết học cao: Tôi mua một con chó Để có bạn bầu Trò chuyện sớm hôm.. Và rồi một hôm Chó thổ lộ với tôi một điều rất lạ. Rằng con người đã từ lâu Không còn nói ngôn ngữ của con người… (Con người và con chó - Phạm Viết Đào dịch) Thơ và Vô lối Nguyễn Khoa Điềm không như vậy. Đáng ra nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm phải chân thành hơn, sám hối hơn: “Ta xin chịu tội khi ta u mê cái triết học du nhập lai căng lỗi thời, không nói cho đám đầu trâu mặt ngưa đồng liêu với ta tỉnh ra, khi ta trù úm, sát phạt với các huynh Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Xin thắp nén nhang cho các tác phẩm ta ra lệnh đốt thành tro Lạy văn sỹ tài danh Dương Thu Dương bị đi tù. Vái linh hồn các nhà dân chủ , các trang mạng xã hội chính ta đàn áp Các chị bán cá Vỹ Dạ ơi! Tôi xấu hổ giọt nước mắt tôi trộm rơi Khi nhìn các chị chao chát nói cười, tiếng thở than hả hê, tiếng rên rỉ của những tờ bạc vụn. Trong khi tôi tiêu hoang bạc kho, vàng đụn Lấy thuế từ tấm lưng còng của các chị đây! Từ nay đi cùng các chị Tôi tự căm tôi đã đào tạo nguồn những tay làm nghề tôi, nối ngôi tôi là nghề nói láo! Nghề mà phải bớt gạo Trong nồi của các chị để cho chúng nó ba hoa! Ôi biết bao cuồng phong văn chương bão táp do tôi gây ra Tạ lỗi quê nhà Tạ lỗi những người mò hến không có hến ngày ngày đêm đêm bên Cồn Hến để kiếm cháo rau Điềm tôi đây Xin đập đầu chịu tội! Tôi tin nếu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết như thế chắc bạn đọc sẽ quý trọng ông nhiều hơn nữa! Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2013 Đ - H THƠ VÔ LỐI NGUYỄN KHOA ĐIỀM KHI VỀ THƯỜNG DÂN (tiếp theo) Đỗ Hoàng ... Dù những điều Nguyễn Khoa Điềm viết ra chưa phải thơ nhưng bạn đọc cũng có phần đồng cảm những nỗi trăn trở của ông. Hóa ra khi ngồi dưới đất ông mới thấy rằng dân đen người ta đau khổ biết nhường nào. Nỗi khổ của họ có phần do ông gây nên. Bây giờ có nhiều quan điểm thơ: thơ siêu việt, thơ hậu hiện đại, thơ hậu hậu hiện đại. Tìm tòi là đáng quý, nhưng tìm tòi phải vào trái tim người đọc. Còn viết những điều mình cũng không hiểu, không biết thì làm sao thành công. Thơ hậu hiện đại của Ion Milos (nhà thơ Thuỵ Điển) vào được đọc giả vì có tứ, có nghĩa, tầm tư tưởng, triết học cao: Tôi mua một con chó Để có bạn bầu Trò chuyện sớm hôm.. Và rồi một hôm Chó thổ lộ với tôi một điều rất lạ. Rằng con người đã từ lâu Không còn nói ngôn ngữ của con người… (Con người và con chó - Phạm Viết Đào dịch) Thơ và Vô lối Nguyễn Khoa Điềm không như vậy. Đáng ra nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm phải chân thành hơn, sám hổi hơn: “Ta xin chịu tội khi ta u mê cái triết học du nhập lai căng lỗi thời, không nói cho đám đầu trâu mặt ngưa đồng liêu với ta tỉnh ra, khi ta trù úm, sát phạt với các huynh Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Xin thắp nén nhang cho các tác phẩm ta ra lệnh đốt thành tro Lạy văn sỹ tài danh Dương Thu Dương bị đi tù. Vái linh hồn các nhà dân chủ , các trang mạng xã hội chính ta đàn áp Các chị bán cá Vỹ Dạ ơi! Tôi xấu hổ giọt nước mắt tôi trộm rơi Khi nhìn các chị chao chát nói cười, tiếng thở than hả hê, tiếng rên rỉ của những tờ bạc vụn. Trong khi tôi tiêu hoang bạc kho, vàng đụn Lấy thuế từ tấm lưng còng của các chị đây! Từ nay đi cùng các chị Tôi tự căm tôi đã đào tạo nguồn những tay làm nghề tôi, nối ngôi tôi là nghề nói láo! Nghề mà phải bớt gạo Trong nồi của các chị để cho chúng nó ba hoa! Ôi biết bao cuồng phong văn chương bão táp do tôi gây ra Tạ lỗi quê nhà Tạ lỗi những người mò hến không có hến ngày ngày đêm đêm bên Cồn Hến để kiếm cháo rau Điềm tôi đây Xin đập đầu chịu tội! Tôi tin nếu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết như thế chắc bạn đọc sẽ quý trọng ông nhiều hơn nữa! Hà nội, ngày 31 tháng 5 năm 2013 Đ – H

THƠ NG KHOA ĐIỀM

Hòn Tằm - tranh Văn Dương Thành