Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

TIÊU HỦY VŨ KHÍ GIẾT NGƯỜI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI !

Mạn phép, gửi bạn 1 bản : Vì Hòa bình cho Nhân Loại Thư gửi Tổng thống các nước, các Tổng bí thư của các Đảng, và những người cầm quyền trên mọi lĩnh vực, cùng nhân dân trên toàn thế giới ! Nhân dân Toàn thế giới , không trừ một ai, đều mong muốn có hòa bình ! Nhưng chiến tranh vẫn luôn luôn xảy ra ! nguồn gốc của chiến tranh có nhiều, song yếu tố quan trọng nhất là Vũ khí ! Vì vậy, nếu trên toàn thế giới, không trừ một nước nào, tự nguyện tiêu hủy toàn bộ vũ khí... giết người, bất kể đó là loại vũ khí gì dùng để giết người, thì sẽ không ai có vũ khí để giết người ! hoà bình sẽ đến với nhân loại ! Loài người phát minh ra các loại Vũ khí là để tự vệ hoặc giết nhau, Nếu tất cả đều không ai có Vũ khí thì không ai giết ai, cũng không cần tự vệ nữa ! Nhân loại, khi không ai có vũ khí , hòa bình là vĩnh viễn ! Kính mong ai đọc thư này, hãy chia sẻ ước muốn này, một ngày không xa, ước muốn này có thể trở thành hiện thực trên toàn thế giới ! Các bạn ạ ! không ai đánh thuế ước mơ, bạn cũng hãy ước mơ đi ! và hành động vì ước mơ ! vì hòa bình cho nhân loại ! Các Bạn ạ ! vì có bất bình đẳng nên sinh ra chiến tranh hòng san cho bình đẳng ! Nhưng Loài người còn có nhiều cách giải quyết bất bình đẳng khác nhau ! không nhất thiết phải sử dụng chiến tranh, sử dụng vũ khí ! Ví dụ dùng Đối thoại ! Người ta thường nói: Hết đấu khẩu là dùng đến đấu súng ! giả sử nếu không có súng, sẽ phải là tiếp tục đối thoại và thuyết phục, hòa giải, hòa bình . Nếu bị độc tài bóc lột và đàn áp- chúng ta phải đấu tranh với bọn họ, nhưng không nhất thiết phải " cắt cổ " bọn độc tài ! Một vấn đề đặt ra, luôn luôn có nhiều cách giải quyết, bạn ạ ! Nếu nói rằng thời đại ngày nay là thời đai : hợp tác, hòa nhập, và cùng phát triển. Giả sử không hợp tác được, sẽ lại dùng Vũ khí đe dọa để ép buộc hợp tác ! khẩu hiệu hòa nhập và cùng phát triển cũng vậy ! đằng sau các khẩu hiệu này là súng ống ! Thời đại này đang “ nói chuyện” với nhau bằng súng ống là chính, chính quyền dùng súng ống sát hại nhân dân, nước này đe dọa nước khác cũng vậy ! Có thể nói hơi quá rằng: Đại đa số các kẻ cầm quyền trên thế giới đều có “ Nợ máu, hoặc nợ mồ hôi, nước mắt và nhiều tiền bạc ” của nhân dân nước mình và các nước khác ! Nếu tiễu trừ Vũ khí giết người, thì họ không có gì để trấn áp, giết hại nhân dân khi nhân dân muốn đòi nợ họ ! Vì vậy, việc tiễu trừ tất cả vũ khí giết người, trên toàn thế giới, theo như nguyện vọng của chúng ta, gần như là không thể ! Tuy nhiên, mục tiêu vì hòa bình sẽ được cả nhân loại tiến bộ ủng hộ ! Chiến tranh thế giới thứ 2 đã chấm dứt từ ngày 7/5/1945, nhưng thật không may cho loài người, kể từ ngày đó đến hôm nay, ngày 2/9/2013, tiếng súng vẫn luôn luôn Vang lên ở khắp đâu đó trên thế giới này ! hàng trăm triệu người đã bỏ mạng hoặc mang thương tật kể từ ngày đó, chỉ vì tham vọng điên cuồng và rồ dại của những kẻ cầm quyền dã man ! gieo chết chóc cho nhân loại ! cho chính con em, bố mẹ, vợ hay chồng mình ! 68 năm đã trôi qua, đến hôm nay là quá đủ rồi ! các bạn hãy cùng tôi , tìm mọi cách kêu gọi Tiêu hủy tất cả các loại vũ khí giết người, trên toàn thế giới, không trừ bất cứ một nước nào ! Các bạn: Hãy cất lên tiếng nói một cách đầy thuyết phục, đi các bạn, góp phần cùng tôi, giúp thật sự chấm dứt chiến tranh vĩnh viễn trên toàn thế giới ! Vũ khí nếu con người sử dụng, thì con người giết nhau, chứ không phải Vũ khí giết người ! Không có vũ khí, nếu muốn giết nhau, con người vẫn còn có vô vàn cách khác nhau để giết nhau, phải không bạn ! Cái đầu của người cầm Vũ khí mới là nguy hiểm ! Lời nói đôi khi sắc như dao , kiếm ( Giết người không gươm giáo ) Đó là nói về : với những lời nói ác khẩu, của những người khẩu Phật tâm xà ! Nói rất hay nhưng là những lời nói mỵ dân, lừa dân, những lời nói đạo đức giả ! Có lời nói giết chết người, nhưng ngược lại, cũng có nhiều lời nói cứu sống một người, và có khi còn cứu sống hàng vạn, hàng triệu người, bạn ạ ! Nhưng, Trước hết, tất cả các loại Vũ khí giết người phải bị tiêu hủy ngay tức khắc và trên toàn thế giới, con người mới tạm bình yên được, bạn ạ ! Trân trọng ! Tranh luận về Hòa Bình !: Bạn Danbo Ru viết: Mình nghĩ tiêu hủy vũ khí ko phải là nguyên nhân cũng như biện pháp để chấm dứt chiến tranh, ngược lại vũ khí còn là công cụ để con người sinh tồn và phát triển ! Cách duy nhất để xóa bỏ chiến tranh là xóa bỏ ranh giới quốc gia và dân tộc để chỉ còn 1 quốc gia duy nhất là trái đất và dân tộc duy nhất là người trái đất ! Lúc đó thì chẳng còn lý do gì để... dẫn đến chiến tranh nữa cả ! Bạn Thanh Pham Xuan Hp bình luận thêm: Đúng vậy, bạn Danbo Ru ạ ! tuy nhiên, nếu vẫn còn súng ống, vũ khí trong tay, chiến tranh vẫn tiếp diễn. Vấn đề chúng ta muốn là : không để xảy ra chiến tranh ! không tiêu hủy toàn bộ các loại vũ khí giết người, dù cả quả đất này có là 1 nước đi chăng nữa, vẫn có chiến tranh xảy ra ! Ví dụ: trong 1 nước , hiện nay vẫn có chiến tranh nội bộ ! Dù cả trái đất là 1 nước đi nữa, vẫn sẽ xảy ra " nội chiến ", nếu không tiêu hủy toàn bộ Vũ khí, bạn ạ ! Tuy nhiên, ngành sản xuất Vũ khí, có lợi nhuận khổng lồ,vì vậy, họ luôn luôn khuyến khích chiến tranh, để tiêu thụ vũ khí, họ sẽ phản đối kịch liệt việc tiêu hủy vũ khí này ! khó có ai đủ Lý luận và dũng khí để " đánh gục" các tập đoàn khổng lồ sản xuất vũ khí chuyển sang sản xuất các hàng tiêu dùng khác ! Các Quốc gia cũng vậy, họ đang cần Vũ khí để trấn áp mãnh liệt nhân dân, nếu nhân dân không chịu được sự thống trị đầy bất công của họ ! ( Nếu sự thống trị của họ, không tạo ra bất công, nhân dân sẽ không chống lại , thì quốc gia họ cũng không cần vũ khí làm gì cả ! Như vậy, mục đích tiêu hủy mọi loại Vũ khí giết người, còn tạo ra sức ép đối với các nhà cầm quyền là phải không được để tạo ra bất công trong đất nước của Họ ! để không ai có lý do chống lại họ, họ cũng không có lý do để dùng vũ khí, giết hại chính đồng bào của mình nữa, có khi lại giết cả chính bố mẹ, vợ, chồng, con cái của chính mình nữa, bạn ạ !) Các bạn ạ !

Diễn Ðàn Thế Kỷ: Minh Diện - Lương khùng. Hay sự kinh khủng suy tho...

Diễn Ðàn Thế Kỷ: Minh Diện - Lương khùng. Hay sự kinh khủng suy tho...: Minh Diện -  Mấy ngày nay dư luận xôn xao chuyện lương khủng của cán bộ lãnh đạo bốn công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên  trong...

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

LTS - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và Đảng là vấn đề cốt tử của cách mạng. Trong cuốn “Đường cách mệnh”, in lần đầu tiên năm 1927 ở Quảng Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có gì?” và Người nêu rõ: “Cách mệnh trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Lịch sử cách mạng Việt Nam 80 năm qua đã chứng minh rõ điều ấy! Kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo SGGP khởi đăng loạt bài về “Đảng với dân - từ lý luận đến thực tiễn” trong bối cảnh cả nước đang chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, nhằm giữ vững và tăng cường đoàn kết trong Đảng, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, chuẩn bị để Đảng bước vào thập niên mới của thế kỷ 21, hoàn thành tốt sứ mạng nặng nề vẻ vang trước đất nước và dân tộc. Nguồn sức mạnh của Đảng Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Ngay từ khi ra đời đến nay, Đảng CSVN luôn là người đại diện xứng đáng cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951), Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Nhất quán với quan điểm này, khi miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng XHCN, vào năm 1961, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”. Vận dụng sáng tạo những nguyên tắc về Đảng kiểu mới của V.I.Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải tập hợp được trong hàng ngũ của mình những người trong giai cấp công nhân, nông dân nghèo, binh lính… miễn là những người đó “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái đấu tranh và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng”. Khi nói Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc thì điều đó không có nghĩa là “Đảng toàn dân”, không mang bản chất giai cấp. Ngay khi tuyên bố thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã xác định rõ bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Ở đây, bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện không chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân mà điều cơ bản là ở chỗ lập trường của giai cấp công nhân và nền tảng tư tưởng của Đảng chính là chủ nghĩa Mác - Lênin. Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: “Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, chúng ta không tách rời Đảng và giai cấp với các tầng lớp nhân dân lao động khác, với toàn thể dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Chính lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc. Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh không chỉ ở giai cấp công nhân mà còn ở các tầng lớp nhân dân lao động, ở cả dân tộc”. Phải làm tròn nhiệm vụ làm cho đồng bào sung sướng! Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và với tư cách đó, giai cấp công nhân bao giờ cũng là đội tiên phong của cả dân tộc. Vì vậy, khi Người nói Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, hay “Đảng cách mạng chân chính”, “Đảng mácxít - Lêninnít”… thì trong tư tưởng của Người, Đảng bao giờ cũng là “đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Và bản chất giai cấp của Đảng chỉ là một: Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, được xây dựng theo nguyên tắc về Đảng kiểu mới của V.I Lênin. Khi khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, bao giờ Người cũng gắn Đảng với vai trò lãnh đạo cách mạng, với vị trí của đội tiên phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Rằng cách mạng Việt Nam “phải có đường lối cách mạng đúng, có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đúng. Đường lối ấy chỉ có thể là đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của dân tộc”. Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”, điều đó không có nghĩa là vận dụng một cách máy móc, rập khuôn từng câu, từng chữ của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin mà phải nắm lấy cái bản chất khoa học, cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác. Đồng thời phải biết “phân tích cụ thể tình hình cụ thể” của thực tiễn cách mạng Việt Nam để hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn. Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh luôn nhắc Đảng ta khi vận dụng lý luận cách mạng ấy phải sáng tạo, tránh giáo điều và không được xa rời những nguyên tắc cơ bản của nó. Đồng thời phải ra sức làm giàu trí tuệ của Đảng bằng cách không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận, thực tiễn cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại… Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”. Thực tiễn đã cho thấy, trong 80 năm tồn tại và phát triển của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam 80 năm qua luôn “cần có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân” để đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng XHCN đến thành công!

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ BÂY GIỜ ĐÂY !

DƯ ÂM BUỒN MINH DIỆN Tôi dừng xe trước căn nhà nhỏ bé số 94/19 trong con hẻm đường Trần Khắc Chân, quận 1, thành phố Hổ Chí Minh. Nhìn qua cửa sổ tôi đã thấy mái đầu trắng phơ mờ ảo. Đó chính là nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, một cây đại thụ trong làng âm nhạc Việt Nam, nổi tiếng với các tác phẩm như Dư âm, Mẹ yêu con, Bài ca năm tấn, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Dáng đứng Bến Tre... Một phụ nữ bồng đứa trẻ bước ra, hỏi tôi: - Chú tới thăm nhạc sỹ hả? - Vâng! - Mời chú vào! Tôi bước qua manh chiếu, tránh mấy thứ đồ lộn xộn, vào căn phòng nhỏ xíu. Chiếc giường cá nhân thấp gần sát đất trải tấm đệm rách, có chiếc gối và chiếc mền chăn nhàu nát. Trên tường treo chiếc đàn tì bà cũ kỹ đứt dây cạnh tấm ảnh chủ nhân thời hoàng kim. Cạnh cửa sổ một chiếc bàn con, vài quyển sách và bản nhạc phủ đẩy bụi bặm. Bên trái một chiếc đàn Organ có lẽ ra đời từ những năm tám mươi, đã rệu rã với những phím đàn đen xỉn, mốc meo. Chiếc máy Cassete cũng cũ kỹ như chiếc đàn Organ đặt trên đầu giường, băng ghi âm đang nhả bài Dư âm, giọng ca buồn của Ánh Tuyết như cô đặc trong bầu không khí ẩm mốc, cô quạnh. Nhạc sỹ đang chuẩn bị ăn cơm chiều. Chiếc khay nhựa đặt trên chiếc ghế gỗ, có chén cơm, chén canh, vài miếng đậu phụ. Tôi lên tiếng: - Em chào anh ạ! Ông già ngẩng nhìn tôi. Khuôn mặt vuông vức, vầng trán cao, tóc râu trắng toát lòa xòa. - Em là ai nhỉ? Anh quên mất rồi! - Minh Diện đây anh ! - À, anh nhớ ra rồi! Khỏe không em? Ông chìa bàn tay xương xẩu, khô héo, teo tóp cho tôi , rồi bào : - Đưa giúp anh chiếc gậy , anh em mình ra kia uống trà! Tôi nói: - Thôi, ngoài đó đang sắp mưa, lạnh lắm! Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - Ừ, thế thì ngồi đây nói chuyện! Ông nói thế, và cười. Vẫn ánh lên nét hồn nhiên trên đôi mắt đa tình của một thời từng làm rạo rực trái tim bao cô gái trẻ. Ánh mắt của một mối tình ngang trái đẹp như mơ , tạo lên một “dư âm” hơn nửa thế kỷ trước. Nguyễn Văn Tý năm nay đã 89 tuổi. Ông kể, hồi ấy ông ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, có người mai mối cho một người con gái và dẫn đến nhà cô chơi. Cô ấy đẹp nhưng nói nhiều, cái duyên lộ ra hết ra ngoài. Bỗng một cô bé có đôi mắt to tròn, gương mặt thánh thiện, đẹp như vầng trăng mười sáu, thấp thoáng sau chị gái. Nguyễn Văn Tý nhìn đắm đuối và cô bé đáp lại bằng nụ cười e ấp. Thế là cảnh “Tình chị duyên em” xảy ra và người nhạc sỹ chiến sỹ phải nén lòng, lặng lẽ ra đi, bởi ngày ấy kỷ luật vệ quốc quân vô cùng khe khắt. Rồi một lần Nguyễn Văn Tý tình cờ gặp lại người con gái ở Vinh Yên. Cô đẹp hơn, là một diễn viên văn công, và đã có người yêu. Cô hỏi Nguyễn Văn Tý : “Sao ngày ấy anh bỏ đi biệt ?”. Nguyễn Văn Tý không trả lời, trao cho cô gái bản nhạc Dư âm mà ông đã sáng tác trong một đêm thầm nhớ người con gái ấy: “ Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng thơ.../ Đê mê lòng nhớ giấc mơ, môi em hé rung / Anh muốn thành mây nương nhờ làn gió...” Sau cuộc chia tay , Nguyễn Văn Tý không gặp lại người con gái ấy. Ông bị cuốn theo bước chân hối hả của bạn bè, đồng đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông có mặt trong đoàn văn hóa của Cục quân huấn, rồi nhận nhiệm vụ đi xây dựng Đoàn văn công Sư đoàn 304, làm trưởng đoàn , vừa hát vừa sáng tác trên các mặt trẫn Cao Bằng, Lạng Sơn, Điên Biên Phủ. Tuy nhiên bài “Dư âm” của ông chỉ được hát vài lần rồi bị cấm và ông bị kiểm điểm vì người ta nói bài hát ấy ủy mỵ, thiếu lập trường tư tưởng cách mạng. Trong khi miền Bắc cấm thì miền Nam lại hát. Bài hát Dư âm bay bổng trên đài phát thanh Sài Gòn . Và đó là tai họa dáng xuống đầu Nguyễn Văn Tý. Người ta ghép ông vào nhóm “Nhân văn giai phẩm”. Tôi hỏi : - Có một bài báo viết , ngày ấy , theo lời khuyên của Lưu Hữu Phước, anh về Hưng Yên . Có đúng không anh? Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý nói: - Đó là một lý do. Còn một lý do nữa, là mình đã sửa cà nhạc và lời một bài hát cho một nhạc sỹ. Bài hát nổi tiếng và ông ta trở thành một cán bộ lãnh đạo Hội âm nhạc. Ông ta muốn nhân cơ hội đẩy anh đi cho khuất mắt, để khỏi lộ chuyện nhờ sửa nhạc... - Anh ở Hưng Yên cũng lâu nhỉ? - Tám năm. Đúng tám năm! - Ngày đó nhờ ông Lê Qúy Quỳnh và nhà thơ Trần Doanh,anh mới được trở lại Hà Nội? - Em nhớ dai nhỉ! Đúng vậy đấy. Anh Quỳnh tốt và quý anh lắm. Một hôm anh Trần Doanh xuống chơi, anh nói: - Cho tôi về Hà Nội đi đây đi đó , may ra viết được cái gì, chứ ở đây mãi làm con chim chết khô trên đồng đay mất thôi! Trần Doanh đưa tờ giấy bào: - Viết đơn đi! Anh viết ,Trần Doanh ký liền và đưa anh Lê Qúy Quỳnh. Anh Quỳnh nói: - Mình rất quý cậu, bà con Hưng Yên không quên bài “Tiếng chim hót trên đồng đay”của cậu. Đi đâu cũng đừng quên Hưng Yên. Nguyễn Văn Tý như con chim sải cánh bay khắp mọi miền đất nước. Ông thâm nhập thực tế, chắt lọc chất thơ, chất nhạc từ trong cuộc sống lao động, chiến đấu cùa quân dân ta , tạo nên tác phẩm. Ông sáng tác không nhiều, không có những khúc tráng ca. Những tác phẩm của ông mang đậm chất dân ca, được chắt lọc từ những làng quê ông đã đi qua. Những tác phẩm ấy đi vào lòng người và ngân mãi qua nhiều giọng hát cùa các thế hệ ca sỹ: Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre... Bây giờ, khi đêm đêm những bài hát ấy vang lên ở một tụ điềm ca nhạc, một phòng trà,và những ca sỹ lộng lẫy trong ánh đèn mầu, nhận những tràng pháo tay và sau đó nhận những phong bao tiền cát xê vài triệu đồng , thì trong căn phòng vài mét vuông này, người nhạc sỹ già Nguyễn Văn Tý vò võ trong cô đơn, bệnh tật và nghèo túng. Ông nói với tôi: - Từ ngày vợ anh chết, anh sống một mình.Anh có hai người con gái, một ở Hà Nội, một ở Sài Gòn , nhưng cả hai đều nghèo , anh không muốn làm gánh nặng thêm cho con cháu. Tất cà các khoản lương hưu và tiền bản quyền của anh mỗi tháng bây giờ được gần sáu triệu. Phần lớn dùng để uống thuốc vì về già nhiều bệnh lắm. Một phần trả lương cho người cháu vợ chăm sóc mình. Mỗi tháng chỉ còn vài trăm ngàn rau dưa thôi em ạ... - Có cơ quan đơn vị nào quan tâm giúp đỡ anh không? Như Hưng Yên, Thái Bình, Bến Tre, Hà Tĩnh...Những địa phương nổi tiếng nhờ bài hát của anh! Người nhạc sỹ già khẽ lắc đầu. Và ông nhớ lại một chuyện buồn: - Một lần, Hội nhạc sỹ tổ chức sinh nhật anh, ông Phó giám đốc sở Văn hóa thông tin tỉnh Bến Tre mang lên cho mười triệu. Ông ấy không đưa cho anh mà đưa cho ban tổ chức. Sau lễ sinh nhật , ban tổ chức mới cho anh biết và bảo số tiền đó đã chi vào lễ sinh nhật hết rồi! Dừng một lát, nhạc sỹ cười , rướm nước mắt: - Gìá mà họ chia đôi số tiền đó, cho anh năm triệu em nhỉ? Tôi động viên ông quên chuyện cũ đi. Ông đã không tiếc tuổi trẻ dấn thân vào con đường cách mạng thì nhớ làm chi những chuyện buồn ấy. Tôi đặt vào tay nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý chút tiền và ghi vào mảnh giấy trên bàn số điện thoai, và dặn ông: “ Khi nào cần anh bảo cô người làm gọi điện cho em!” Tôi chào ông ra về. Cơn mưa chiều sắp ập xuống. Dắt xe ra về, tôi ngoái lại nhìn qua cửa sổ, vẫn thấy mái tóc bạc phơ nghiêng ngả như đung đưa . Và giọng ca Ánh Tuyết hát bài Dư âm buồn thăm thẳm ! Chiều 04-07-2013

NHÀ VĂN BẢO NINH - ĐỖ TRƯỜNG BÌNH !

BẢO NINH, NGƯỜI LÀM LỄ BỎ MẢ CHO GIAI ĐOẠN THƠ VĂN MINH HỌA (tiếp theo) Đỗ Trường “Nhưng Phương không mệt à? - Kiên thấy giọng mình như lạc đi - Không lạnh à? - Có - Phương đáp và hơi nhổm người lên, vòng tay ôm lấy cổ Kiên kéo xuống. Thoạt tiên, một cảm giác nhức nhối làm Kiên gai hết người, run lên, gân cốt chùng xuống nhưng rồi sự chấp nhận biến thành sức cuốn mãnh liệt lập tức ghì riết anh, nuốt chặt anh vào thân hình mềm mại, thơm mát và nóng hổi, chân thành và mù quáng, đầy cuồng bách của Phương. Đó là một cái gì không thể ngờ được, như thể tiếng sét, và hơn cả đau đớn, như thể đột ngột cất lên một tiếng kêu tự đáy lòng. Và không phải là cái hôn đầu tiên nhưng là nỗi da diết đầu tiên được khám phá ra bên bờ hồ... Song, tất cả diễn ra chỉ trong khoảnh khắc. Đột nhiên một ý chí sầm tối và cứng rắn đánh thức nhói lên nói rằng anh không được, anh không thể, rằng... ráng hết sức bình sinh Kiên tự giằng mình ra, thả buông vòng tay đang dằn xiết Phương, ngồi chồm dậy. Sự buông hẫng ấy làm Phương lặng đi. Mọi cảm giác choáng loạn tản bay nhường chỗ cho sợ hãi và xấu hổ. Cô lăn tránh sang bên, gài nhanh hàng cúc áo sơ mi che kín ngực rồi nhè nhẹ ngồi lên. Sóng hồ dập dềnh, ì oạp vỗ vào bờ cỏ. Xa xa, từ chỗ pháo đội cao xạ chất nổi trên đám bè neo sâu trong hồ một hồi kẻng khuya chậm rãi dõng lên. Vị thần bảo hộ cứu tinh cho sự trong trắng và trong sạch của đôi bạn, chẳng là ai khác ngoài chính họ. Gió thở dài. Im lặng lan xa. Hai người như thể vừa từ đáy nước nổi bồng lên để rồi mỗi người bị cuốn dạt ra mỗi ngả. Kiên đưa tay ra, run run nắm lấy cổ tay Phương như muốn níu giữ cô. - Kiên sợ phải không? - Phương dịch lại gần - Sợ phải không? Phương cũng sợ. . . Nhưng vì sợ mà chẳng sợ gì nữa. . .“(NBCT) Tôi rất thích đọc những đoạn văn tả cảnh, tả tình của Bảo Ninh vì rất khoáng đạt, từ ngữ đơn giản nhưng vẫn toát lên sự sang trọng. Nó lung linh sương khói mờ ảo như một bài thơ tình vậy. Đây là một trong những trang văn hay và đẹp nhất mà tôi đã được đọc: “…Đêm hè mát rượi, mà trán và lưng anh ướt mồ hôi. Tràn ngập nỗi sợ hãi và lòng thương mến, anh xiết chặt eo Phương. Anh cảm thấy yếu đuối, mờ mịt. Tình yêu. Sự tôn thờ quy phục. Anh không sợ. Nhưng anh không thể. Anh không dám. Phương khẽ nằm xuống kéo Kiên ngả xuống theo. Cỏ mát rượi, hơi sương, nhưng nền đất vẫn còn đọng hơi ấm buổi chiều. Kiên gối đầu lên tay Phương, áp chặt vào mình cô. Như một cậu bé. Đúng là Phương không điên mà cô như là một người chị, một người mẹ trẻ, cô lùa tay vào tóc anh vuốt nhè nhẹ và thì thầm kể chuyện về người cha của anh. Mái tóc hồi đó Phương để rất dài, xỏa rộng phủ lên mình Kiên, ấm và thơm lạ lùng. Hé mắt nhìn qua làn tóc, Kiên nhận thấy trăng hạ tuần đã lộ. Vừng trăng mỏng và cong hiện ra rất nhanh ở rìa một khối mây đùn cao trên đỉnh hồ. Rồi lập tức bị che khuất. Anh nhìn thấy ánh lửa đập dờn như lửa ma trơi trên sân thượng. Cha và Phương. Những bức tranh màu lá úa và màu vàng như rơm. Những linh hồn được phóng thích ra khỏi mặt vải. Giọng Phương đều đều, ngái ngủ hệt như giọng một người mẹ kể chuyện cổ tích trong màn. Kiên không nhận thấy là mình đã bật mở hết cúc áo của Phương cho tới khi hai bầu vú trắng phau bật ra. Vành trăng lướt thoáng một dải sáng lên mặt hồ và bãi cỏ. Phương nằm yên, không trở mình, có lẽ đã ngủ say. Kiên không nhận thấy là miệng mình đã ngậm chặt lấy đầu vú của Phương còn thành thạo hơn một chú bé con. Anh mút nhè nhẹ thoạt tiên là như thế, như thuở mới ra đời người ta bú. Nhưng rồi kế đó là một nỗi khát khao kỳ quái thôi thúc, anh dùng cả sức mạnh của hai bàn tay, cho đến lúc cảm nhận trong miệng cái vị ươn ướt ngòn ngọt thoáng cả nỗi đau đớn mơ hồ như thể vị ngọt từ giấc mơ của Phương thấm truyền sang...“(NBCT) Góp vào sự thành công Nỗi Buồn Chiến Tranh có nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất làm nên nó là SỰ THẬT TÀN NHẪN CỦA CHIẾN TRANH. Sự thật đó đã chạm được vào nỗi đau tận cùng của con người. Nó như một bức thông điệp sáng giá đưa văn học Việt Nam đến gần với văn học chung thế giới. Và Nỗi Buồn Chiến Tranh- Bảo Ninh góp phần không nhỏ cùng với những Chuyện Ba Người của Tô Hoài, Mảnh Đất lắm Người Nhiều Ma- Nguyễn Khắc Trường, Ly Thân- Trần Mạnh Hảo…. chứng minh sức sống của văn học hiện thực không xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên, trong một tác phẩm văn học nào cũng vậy, ngoài những yếu tố thành công, dứt khoát còn có mặt hạn chế, Nỗi Buồn Chiến Tranh cũng không ngoại lệ. Trong phạm vi bài viết này, tôi chưa thể đề cập đến. Có một điều thú vị, khi đọc truyện ngắn của Bảo Ninh, tôi nghiệm ra, trong văn chương không có đề tài nào lớn hoặc nhỏ. Lớn, nhỏ do tài năng người viết. Có những cái rất nhỏ, tưởng chừng viết dăm ba câu là đủ, nhưng ông đã mở ra những điều rất lớn, rất đáng suy nghĩ ở trong đó. Câu chữ trong truyện ngắn của Bảo Ninh thô ráp, nhưng sau nó là cái tinh tế mượt mà. Giống như cô gái hiện đại thời nay sống trong ngôi nhà cổ cũ kỹ vậy. Nhất định tôi sẽ trở lại với đề tài truyện ngắn của ông.

NHÀ VĂN BẢO NINH VIẾT SỰ THẬT !

BẢO NINH, NGƯỜI LÀM LỄ BỎ MẢ CHO GIAI ĐOẠN THƠ VĂN MINH HỌA Đỗ Trường Cuộc sống này, quả thật còn có nhiều điều không thể hiểu. Tôi chỉ là người viết văn tép riu, vui là chính, như lời nhà thơ Trần Nhương. Ấy thế mà, tôi cảm giác, văn thơ như có một sợi dây vô hình nào đó gắn bết lại lại với nhau. Khi viết Nguyễn Trọng Tạo, tôi lại nghĩ đến nhà thơ Hoàng Cát, Lưu Quang Vũ. Lúc viết về Trần Mạnh Hảo, cái hào sảng, khí phách con người cũng như thơ ca Bùi Minh Quốc lại hiện về. Viết xong Đỗ Hoàng, thế quái nào tâm trí còn đọng lại bác Bảo Ninh. Giờ này đang viết về Bảo Ninh, người lính chiến miền Bắc, lại thấy ông em họ, lính thám kích miền Nam, chết sau mấy năm trở về, từ nhà tù Thanh Hóa, ngồi lù lù bên cạnh … Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng số một của miền Bắc viết tiểu thuyết, văn xuôi về đề tài chiến tranh. “ Dấu Chân Người Lính“ được cho là một trong những cuốn tiêu biểu đỉnh cao nghệ thuật của văn học thời kỳ ấy. Nhưng năm 1987, Nguyễn Minh Châu ra lời kêu gọi bằng chính tác phẩm của mình: “ Hãy Đọc Lời Ai Điếu Cho Một Giai Đoạn Văn Nghệ Minh Họa“. Thật ra, trước ông đã có một số nhà văn, nhà thơ đã định làm lễ bỏ mả cho cái giai đoạn văn nghệ tuyên truyền, minh họa này. Tiêu biểu Phạm Tiến Duật năm 1974 với bài thơ “ Vòng Trắng“. Mấy năm sau, Nguyễn Trọng Tạo lại trần trụi với bài “ Tản Mạn Thời Tôi Sống“…Chưa đúng thời, cả hai ông đều bị tẩm quất. Văn chương thơ phú muốn nói thật viết thật, quả thật còn nguy hiển hơn cả ngoài mặt trận. Phạm Tiến Duật lộn lại chiến trường, còn Nguyễn Trọng Tạo bị dồn đến chân tường, có những lúc ông đã phải nghĩ đến cái chết. Không ai phủ nhận những đóng góp, sức mạnh của văn thơ tuyên truyền, cổ động trong thời điểm đó và tài năng của các nhà thơ nhà văn. Nhưng văn thơ tuyên truyền, minh họa chỉ nhất thời, có tuổi thọ ngắn. Ngay đến nhà thơ tài danh Xuân Diệu, đầu năm 1979 vào Buôn Mê Thuộc, theo đơn đặt của tỉnh ủy Daklak, ông viết bài thơ Huyện Lắc. Bài thơ này, được ông đọc và bình trước sinh viên trường đại học Tây Nguyên, trường sư phạm. Bài thơ không hay! Có một tên trời đánh Hoàng Thế Hoan (sinh viên sư phạm Đà Lạt, quê quán Nghĩa Hùng, Nghĩa Hưng, Nam Định), dám cả gan chê ngay trước mặt ông như vậy. Âu đó cũng là chuyện bình thường, bởi thơ đó không được tiết ra từ xúc cảm tâm hồn Xuân Diệu, mà cái đơn đặt hàng nó viết đấy thôi. Ông phó cối, hàng xóm nhà tôi, người lính đã trải qua ba cuộc chiến. Ngày còn nhỏ anh thường phải theo cha đi đóng cối xay khắp nơi, nên ít được đến trường. Nhưng anh ham đọc, nhất là sách, truyện viết về chiến tranh. Có lần anh hỏi tôi, theo chú, tại sao truyện của Bảo Ninh đọc đi đọc lại mãi không chán? Nếu như người khác, tôi đã cho là hỏi đểu, nhưng với anh tôi biết, đó là câu hỏi thật. Vâng! Chỉ một câu trả lời: Sự thật tàn nhẫn của chiến tranh. Và tôi hỏi lại, anh đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh, thấy Bảo Ninh viết về những người lính và chiến trường giống những gì anh đã trải qua không? Anh bảo, giống…giống lắm, người lính tên Can là một phần cuộc sống của anh về cả xuất thân quê quán, hoàn cảnh, chiến tranh đánh đấm khói lửa cho đến suy nghĩ… Cách nay vừa tròn hai mươi năm(1993), tôi có về Hà Nội, gặp được ông em họ vừa ở tù ra vì can tội là lính thám kích, quân đội VNCH. Tôi có đưa cho hắn cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh. Đọc xong, hắn bảo, ông Bảo Ninh viết hoàn toàn sai về người lính VNCH. Như câu chuyện bốn người lính thám kích bị bắt, tác giả viết một cách không đúng sự thật. Từ cách mô tả hành động đến thuật lại những mẩu đối thoại của những người lính thám kích này. Lính thám kích được chọn, hầu hết còn trẻ, gan dạ và có bản lãnh. Họ không thể nào quá hèn hạ, van xin như Bảo Ninh kể. Nếu có xin tha đi nữa, thì cách nói và những lời nói ấy, nhất định không phải của họ. Điều này hắn khẳng định không thể có. Người lính thám kích đã được giáo dục về nhân cách, ngay sau khi đã được tuyển chọn. Trong nhiệm vụ đặc biệt, những toán thám kích cần phải tránh nổ súng, tránh bị phát hiện, trừ trường hợp, tự vệ, bất khả kháng. Cho nên, không thể có trường hợp phát hiện, bắt ba cô gái, rồi dẫn đi nhởn nhơ như vậy, để nhóm của Kiên tóm được. Hơn nữa, trong trường hợp đã bị bắt, trước sự sống chết, không thằng nào ngu xuẩn, nói giọng trêu cợt: Ba nhỏ đó trình quý anh, tụi này làm thịt cúng hà bá rồi... Mấy nhỏ la khóc quá trời.. Hắn cũng cho rằng, cuốn truyện còn nhiều cảnh tưởng tượng quá mức, như trường hợp, một đám lính, làm thịt con xà niêng, nhưng sau khi cạo lông mới phát hiện ra đó là một người đàn bà. Tôi viết lại lời hắn theo trí nhớ của mình. Và còn nhiều lời nặng nề khác của hắn về Nỗi Buồn Chiến Tranh, nhưng tôi xin phép không chép ra đây. Hắn ra người thiên cổ đã lâu. Vài dòng như một chút tưởng niệm đến hắn và các những người lính cả hai miền Nam-Bắc đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua. Tôi là người sinh sau đẻ muộn, rất may mắn không phải tham gia trận chiến thê thảm này. Bài này, tôi chỉ đề cấp đến sự thật khốc liệt của chiến tranh, ở những tình tiết có ở trên trang sách của Bảo Ninh và nghệ thuật viết truyện của ông, qua suy nghĩ cá nhân. Do vậy, khi đọc các bác đặt quan niệm chính trị, ra ngoài bài viết này. Cũng như Lưu Quang Vũ, Bảo Ninh được sinh ra trong một gia đình văn chương, khoa bảng. Nói một cách dân dã, các ông là con nhà nòi và lớn lên trong cái lò văn chương, nghệ thuật. Lưu Quang Vũ đã sớm nắm bắt được cái tinh cái cốt ấy, nên đến với thi ca rất sớm. Còn Bảo Ninh đủng đà đủng đỉnh, cứ như một gã thợ cày làm công nhật, tính điểm thời hợp tác xã vậy. Do đó, ông đến với văn chương khá muộn, so với các nhà văn cùng thế hệ. Có thể nói, nếu như không có sự cổ vũ, giúp đỡ tích cực của người cha thì chưa chắc Bảo Ninh đã theo nghiệp viết lách. Thật vậy, khi đọc văn của Bảo Ninh, thấy dường như có một nhà ngôn ngữ học thấp thoáng ở đâu đó. Điều tất nhiên khi đánh giá tài năng nhà văn, cũng như kiểm tra OTK trong nhà máy, chỉ dựa vào chất lượng sản phẩm của họ. Xuất thân, đến sớm hoặc muộn với văn chương chỉ là tài liệu tham khảo. Tài năng phát tiết ra sớm hay muộn cũng như cơ địa của hai cô gái cùng tuổi, nhưng thời điểm dậy thì, khác nhau mà thôi. Bảo Ninh có cái may mắn, gốc rễ, được sinh ra tại miền quê và ông lớn lên trưởng thành ở Hà Nội. Giống nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, ông được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người ở vùng miền khác nhau. Những cách sống, văn hóa, ngôn ngữ vùng miền ấy, sau này đã được ông tiếp thu, hòa trộn đưa vào trang sách một cách sinh động phong phú. Dường như Bảo Ninh viết không nhiều, không viết tạp. Ông chỉ viết những gì, khi hiểu thật kỹ và đã, đang sống cùng nó. Ngoài viết báo ra, ông còn gánh hai mảng, truyện ngắn và tiểu thuyết. Viết văn, nhất là tiểu thuyết là công việc nặng nhọc, nên nhà văn ngoài tài năng bẩm sinh, kỹ năng viết ra, cần phải có sức lực, vốn sống, kiến thức thâm hậu. Chứ viết văn dốt bị “nghĩa lộ“ ngay, không như mấy bác lười nhác, trống rỗng làm thơ tắc tị, nhạt như nước ốc, vẫn có thể lấp liếm được, cho là thơ trừu tượng, thơ mới…Vì vậy, (tịnh) không thấy bác nào, lập ra hội văn phường, văn xóm như thơ. Vì những lý do này và là người kỹ tính, nên Bảo Ninh cốt tinh chứ không cốt lượng, viết thận trọng từng bước, từng bước chăng? Cho đến nay, về tiểu thuyết, Bảo Ninh chỉ mới trình làng cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh. Cuốn tiểu thuyết này, ông viết cách nay đã trên hai chục năm. Tôi cho rằng, đây là cuốn sách rửa lại bộ mặt nhem nhuốc cho văn học Việt Nam. Và nó là lời ai điếu cho giai đoạn văn thơ minh họa tuyên truyền. Thân Phận Tình Yêu là cái tên đầu của cuốn sách. Một cái tên vô thưởng vô phạt, không hay, nếu như không muốn nói là tối nghĩa. Bởi vì cái tên, cái tựa là cái giỏ chứa cả hồn cốt của cuốn truyện. Tôi nghĩ, cái tên này chỉ là giải pháp bắt buộc tạm thời như vậy, nếu Bảo Ninh, muốn đưa được cuốn sách này đến người đọc. Gỉa dụ, cái tựa này do Bảo Ninh thực sự đặt ra, thì cha ông, một giáo sư ngôn ngữ học, không chịu để yên như thế. Vậy là cuốn sách đã qua được vòng kiểm duyệt, (chắc chắn có sự hỗ trợ của một số nhà văn khác có trách nhiệm, tư tưởng cởi mở) để đến tay bạn đọc. Năm 1991, được tái bản, Bảo Ninh mới dám trả đúng tên cho cuốn sách của mình: Nỗi Buồn Chiến Tranh. Mặc chiếc áo của người lính chiến tên Kiên, Bảo Ninh đã lột trần sự tàn nhẫn, của chiến tranh và thân phận đớn đau, không lối thoát của người lính ngay sau cuộc chiến. Một sự thật từ xưa đến nay người ta đều giấu giếm kiêng kị. Tiếng vang của nó không còn đóng khung trong nước, mà tràn ra khỏi biên giới. Độc giả các nước Âu-Mỹ đã đón nhận nó. Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, kéo theo hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Những năm sau đó, trong nước có những lãnh đạo cao cấp đã nhận ra sai lầm. Tư tưởng người dân dao động. Tầng lớp trí thức, thanh niên bước đầu có những chính kiến rõ ràng. Các bác giật mình sợ hãi. Một cái lệnh vu vơ từ cõi trên, treo tái bản Nỗi Buồn Chiến Tranh hơn chục năm. Mười năm, văn học Việt Nam vẫn luẩn quẩn, không có một cuốn sách nào vượt qua được Nỗi Buồn Chiến Tranh. Tuy sách của Nguyễn Huy Thiệp được xuất bản ở nước ngoài, gây tiếng vang, nhưng chỉ là truyện ngắn, không nặng ký như tiểu thuyết, truyện dài hơi. Đất nước muốn thoát cảnh đói nghèo, cánh cửa biên giới phải mở. Internet phát triển như vũ bão, các bác treo Nỗi Buồn Chiến Tranh, người đọc tìm Bảo Ninh trên trang báo nước ngoài. Bộ mặt văn học Việt Nam vẫn méo mó, đối ngoại luẩn quẩn. Các bạn nước ngoài hỏi đến Bảo Ninh, các bác ngơ ngác, thật là kỳ cục. Thế là, người ta lại phải cần đến Bảo Ninh và Nỗi Buồn Chiến Tranh để lau lại khuôn mặt nhem nhuốc đó. Muốn vậy, chỉ còn cách duy nhất, Nỗi Buồn Chiến Tranh phải được tái bản lại ở trong nước. Đây là cuốn sách, được người đọc trong và ngoài nước yêu thích và cũng có số lượng phát hành nhiều nhất Việt Nam. Tôi không thích đọc những bài viết về giải thưởng văn học trong cũng như ngoài nước. Nhưng hôm rồi lục tìm tài liệu về thân thế của Bảo Ninh, thấy có một bài viết của Đông La. Anh cho rằng, Bảo Ninh đã chôm một đoạn văn này, của cuốn sách nước ngoài(Bông Hồng Vàng) đưa vào Nỗi Buồn Chiến Tranh: “…Nếu Elêna nói với Anđexen: “Anh hãy chạy đi… Đừng nghĩ gì đến em. Nhưng nếu một ngày kia, tuổi già, nghèo nàn và bệnh tật có làm anh đau khổ thì chỉ cần anh nhắn cho em một lời, em sẽ… tới an ủi anh”, thì cô Lan cũng nói với Kiên: “Đừng bận về em. Đời anh rộng mở, hãy đi vào hãy sống cho thỏa… Còn nói ví dụ… một ngày nào anh gặp cảnh ngộ không hay, thấy đã hết ngả để đi tiếp thì xin anh hãy nhớ ngay rằng, dù sao cũng còn có một nơi, cũng còn một người… một chốn anh về“(bài của Đông La) Tôi nghĩ, anh Đông La đã lầm lẫn, hai đoạn văn trên hoàn cảnh, ngữ cảnh và những câu thoại hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, đoạn trích của Đông La là những câu ghép lại bằng những dấu ba chấm để so sánh. Lắp ghép kiểu này, dường như không được chính nhân cho lắm. Cũng chẳng cần phải phân tích đúng sai, nói cho nhanh, nếu đoạn văn trên là chôm chỉa thật, chẳng cần anh Đông La phải mất công đào bới, mấy ông bản quyền ở Âu- Mỹ, đã lôi cổ Bảo Ninh ra tòa lâu rồi. Có một điều, có lẽ anh Đông La không biết, luật bản quyền ở châu Âu chặt chẽ xuống từng đầu người, từng chiếc Radio, từng cái Ôtô. Ai cũng phải trả tiền bản quyền nghe nhạc. Sử dụng nhạc trong cửa hàng kinh doanh, càng phải trả nhiều tiền hơn, tính mét vuông nhân lên số tiền. Tiện đây cũng nhắc luôn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và các nhạc sỹ có bài hát, hay được(bị) sử dụng ở nước ngoài. Trước kia, các nhà hàng của người Việt ta, thường khai với công ty quản lý sử dụng nhạc trong kinh doanh(GEMA) chỉ sử dụng nhạc Việt, nên không phải trả tiền. Mấy năm gần đây, sử dụng nhạc Việt cũng phải nộp tiền cho công ty này. Họ bảo, nhạc Việt cũng được bảo hộ, tiền sẽ trả cho tác giả. Không biết công ty bản quyền và nhạc sỹ ở Việt Nam có được nhận hay không? Không những Đức mà còn nhiều các nước khác, châu lục khác. Tôi nghĩ, đó là khoản tiền không nhỏ. Cũng như nhạc, ngoài ra bản quyền sách báo còn chặt chẽ hơn. Sách của Bảo Ninh có đoạn chôm chỉa, tôi bảo đảm không nhà sách nào dám in, chứ đừng nói mấy chục năm nay nó nằm chình ình ở các hiệu sách, thư viện Âu- Mỹ như vậy. Đông La còn đánh giá, nếu như Bảo Ninh nhận được giải Nobel về văn học, thì mang mầu sắc chính trị, chứ không phải về học thuật. Tôi nghĩ, văn học Việt Nam đang như cái chợ chiều thế này, thế hệ nhà văn Bảo Ninh không có hy vọng nhận được giải ấy. Nếu như Việt Nam nuôi hy vọng nhận được giải Nobel, ngay bây giờ nên có những công trình nghiên cứu, giải quyết những câu hỏi. Tại sao Nỗi Buồn Chiến Tranh tràn đầy sức sống và sống dai đến như vậy? Không những nó ghim vào lòng độc giả trong nước mà cả đến độc giả các nước Âu-Mỹ. Điều này không phải tôi nói, trước đây đã nhiều người nói rồi. Cái này, từ ông viện trưởng viện văn học đến ông chủ tịch Hội nhà văn chắc chắn cũng thừa biết. Nhưng các bác không làm, vì có lẽ làm cũng chẳng ăn cái dải rút gì. Nên các bác để thời gian, cùng nhau lên đồng, cùng nhau tụng ca những thứ, thơ chẳng ra thơ, vè chẳng ra vè của những ông linh hồn bệnh hoạn như Hoàng Quang Thuận… Với những suy nghĩ còn tiểu nông như vậy, văn chương bao giờ mới lớn lên được. Không biết Đông La đã đọc kỹ Nỗi Buồn Chiến Tranh hay chưa? Cuốn sách này, tôi chẳng thấy đồng chí chính trị viên hay bác tâm lý chiến nào ở trong đó cả. Cũng chẳng thấy bóng dáng, những ông Kissinger, Nixon, Johnson hay bác Nguyễn Khoa Điềm... Đinh Thế Huynh đâu. Chỉ thấy, thuần một ông Bảo Ninh đang lên cơn điên, với những nỗi ám ảnh chém nát linh hồn. Từ đó bật lên sự thật trần trụi, tàn nhẫn của chiến tranh cũng như thân phận bi quan không lối thoát của con người sau cuộc chiến, chẳng có chút chính trị chính em nào ở trong này cả. Cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh, nếu như được trao giải, thì chẳng có lợi cho phe phái chính trị nào. Và Bảo Ninh cũng không phải là cái tầm cỡ to lớn như hai bác, thay mặt cho hai phe, xua quân đánh nhau, rồi bắt tay đình chiến, cùng được kêu tên nhận giải Nobel khi xưa, để người ta đáng phải làm như vậy. Đông La suy diễn quả thật không có cơ sở, dù sự việc chỉ là giả thiết. Đến bây giờ tôi vẫn nghĩ, Nỗi Buồn Chiến tranh nếu được viết, xuất bản ở môi trường xã hội khác, có lẽ Bảo Ninh sẽ viết theo thể truyện ký, hay tự truyện. Dùng đại từ nhân xưng (tôi) ngôi thứ nhất, thay cho ngôi thứ ba (Kiên), gần gũi, truyền cảm xúc nhanh nhất từ người viết đến người đọc. Nó cho người đọc cảm giác thật và có sức lan tỏa mạnh hơn nữa. Nhưng nó có mặt hạn chế bó buộc, không được vung tay mạnh, như viết tiểu thuyết. Bản thân tôi khi đọc, tiếp cận Nỗi Buồn Chiến Tranh, bằng mạch văn tự truyện, hay truyện ký, chứ không coi nó là tiểu thuyết. Xuyên suốt Nỗi Buồn Chiến Tranh là sự hồi tưởng trong trạng thái ám ảnh của người lính chiến tên Kiên (tức là Bảo Ninh). Theo lời ông bạn, chuyên gia thần kinh học, thì ám ảnh cũng là một căn bệnh do bị tổn thương thần kinh. Những lúc bị ám ảnh, mỗi người bệnh có hành vi khác nhau. Có người đập phá, người hát hò nhảy múa hoặc tìm sử dụng chất ngây nghiện …Nhưng có những người lại trầm lặng làm những công việc đặc biệt, hoặc sinh ra những cá tính cá biệt. Có lý, như ông bác Đặng Trác, họ bên mẹ tôi là tướng tá gì đó, tư lệnh quân khu 9 từ thời đánh nhau với ông Pháp. Vợ ông ngày xưa có lẽ cũng tham gia đánh trận, nên bị ám ảnh, rất sợ bẩn. Có lần vợ chồng bác đến thăm ông trẻ, em bà ngoại tôi, chú Đặng Xuân Đỉnh(em ruột TBT Trường Chinh) cũng ở đó, đưa mời vợ bác Trác ly nước, bà vội rút khăn ra lót vào ly, rồi mới dám cầm. Bác Trác xin lỗi, và giải thích căn bệnh của bà… Như vậy, rất may Kiên rơi vào dạng thứ hai này. Mỗi lần ám ảnh, thần kinh kích động cao độ, ông ngồi vào bàn viết, làm công việc duy nhất độc thoại về Phương về Can về Quảng, về Hòa...trong nội tâm và được chuyển tải trên từng trang giấy. Lúc này tâm hồn ông thoát, tách rời và khỏi thế giới xung quanh và không bị tác động bởi nó, ký ức hiện lên trang viết của ông là chân thật rõ nét nhất. Trong tâm trạng không bình thường, với nỗi ám ảnh chập chờn như bóng ma hiện về. Những ký ức bị xé vụn, đan xen chằng chịt, với lối kể nhanh, hoạt làm cho người đọc rờn rợn, nhưng vẫn đuổi theo hành động của nhân vật. Phải nói đây là cách dẫn chuyện mới lạ với người Việt, gần với tâm lý độc giả phương Tây hơn. Có một nhà phê bình tên tuổi, khi đánh giá về Nỗi Buồn Chiến Tranh viết (quanh quẩn một hồi, rồi có câu kết): Bảo Ninh đã xây dựng thành công nhân vật người lính. Vâng! Tôi hiểu sự úp mở để che đậy cái suy nghĩ thật mà ông không dám nói, dám viết. Xây dựng của ông là nghệ thuật xây dựng của con chữ, chứ dứt khoát không phải xây dựng thành công người lính ĐIỂN HÌNH trong tập thể điển hình như những Dấu Chân Người Lính của Nguyễn Minh Châu, Đêm Trường Sơn Nhớ Bác của Nguyễn Trung Thu… Bảo Ninh có cái nhìn khác về chiến tranh, thông qua cái mâu thuẫn nội tâm cũng như hành động cá thể của người lính. Tôi cho rằng, đó là cái nhìn biện chứng, khách quan, đúng với qui luật của cuộc sống cũng như tâm lý con người, dù là cái nhìn cá nhân. Đêm Trường Sơn, một thoáng lặng yên, trước nhất người lính phải nhớ về mẹ, về người yêu, người thân, chứ không thể nghĩ về người nào khác, dù người đó có là thánh nhân, (hoặc là ai đi chăng nữa). Đọc lại đoạn thoại này, ta thấy được diễn biến tâm lý người lính rất thật, rất đau chứ không phải ấn vào mồm họ, những lý tưởng, từ ngữ phơi phới, đao to búa lớn: “…Can từ từ đứng dậy, đối diện, nhìn thẳng mắt Kiên. - Cả đời đi đánh nhau, thú nhật, tôi chả thấy cái trò này là có gì vinh. Nhưng do hy vọng nên vẫn còn chịu đựng. Về quê, càng khốn nạn, tôi biết. Người ta chẳng để cho sống đâu. Nhưng mấy đêm vừa rồi tôi toàn mê thấy mẹ tôi gọi tôi... Có nhẽ anh tôi đã chết mà mẹ tôi thì khổ não lâm bệnh rồi chăng. Không thể nấn ná, vì suất học sĩ quan là của anh... Tôi phải lần về quê. Chỉ mong anh em trong trung đội thương tình, thông cảm. Sẽ chẳng ai tóm nổi tôi lại nếu như chính anh em trinh sát không truy đuổi. Nhất là anh, Kiên ạ, anh thả cho tôi đi thì tôi sẽ đi được... Tôi đành mang tội lỗi với anh em... Quê tôi thì anh biết rồi đấy... Hà Nam, Bình Lục... mai sau mà có dịp…“(NBCT) Thay cho những buổi học chính trị sáo mòn ta thắng địch thua, người lính lao vào những cuộc sát phạt đỏ đen hay hút xách, nhằm quên đi cái tàn khốc của chiến tranh, mỏng manh của thân phận. Cỗ bài này, ngày mai ai sẽ là người khuyết chân? “…Thường là cứ chập tối cơm xong bắt đầu ngả chiếu bạc. Trong bầu không khí ẩm rượt, nồng ngạt mùi mồ hôi và khét lẹt khói xông muỗi, các con bạc châu quanh cỗ bài, tơi bời đỏ đen. Tiền đặt cửa thường là những tàu thuốc "đồng bào" hôi mù, cay cú hơn thì thuốc lào, đá lửa hoặc sợi hồng ma một thứ tiền ma túy - hoặc là lương khô và ảnh nữa, ảnh con gái các loại, bất kể gái tây hay gái ta, xấu hay đẹp, người yêu hay người dưng, dùng tuốt, dốc hết ra mà sát phạt. Chẳng còn gì ăn thua nữa thì quệt muội đèn, chơi trò bôi râu. Người đánh kẻ chầu rìa, vui vẻ, om sòm nhiều hôm thâu đêm… Chơi tà tà nhé, - Kiên đề nghị - nếu dở ván thì trời để cho cả bốn thằng sống qua trận này, để còn chơi tiếp…“ (NBCT) Vậy là, cỗ bài này chỉ còn lại một chân. Mình Kiên sống sót. Cái chết tuy đã được báo trước, nhưng trước cái chết quằn quại của những người lính trẻ từ cả hai phía Bắc –Nam, làm cho người đọc không khỏi bàng hoàng, đau xót. Và hình ảnh người lính bắn nhầm vào con xà niêng, cạo lông làm thịt một cách rùng rợn, cho ta thấy sự điển hình tàn nhẫn dã man của chiến tranh: “khi ngả ra, cạo sạch bộ lông thì hóa ra: con vật hiện nguyên hình là một mụ đàn bà béo xệ, da sần lở, nửa xám, nửa trắng hếu, cặp mắt trợn ngược... Cả trung đội thất kinh, rú lên ù té, quẳng tiệt nồi niêu, dao kéo...” Phải nói, trí tưởng tượng, sự liên tưởng phong phú và tài năng kết nối sự việc là những yếu tố chính làm nên sự thành công của Nỗi Buồn Chiến Tranh. Chẳng có hương thơm nào có thể rửa hết mùi tử khí trong tâm hồn người lính chiến. Một cánh quạt trần quay cũng làm ông giật mình kinh hãi. “…Nhiều hôm không đâu giữa phố xá đông người tôi đi lạc vào một giấc mơ khi tỉnh. Mùi hôi hám pha tạp của đường phố bị cảm giác nồng lên thành mùi thối rữa. Tôi tưởng mình đang đi qua đồi "Xáo Thịt" la liệt người chết sau trận xáp lá cà tắm máu cuối tháng Chạp 72. Tử khí xộc lên từ vỉa hè nồng nặc đến nỗi tôi phải vội đưa tay lên bịt mũi như kẻ hóa rồ trước mắt người qua đường. Có đêm tôi giật mình thức dậy nghe tiếng quạt trần hóa thành tiếng rú rít rợn gáy của trực thăng vũ trang. Thót người lại trên giường tôi nín thở đợi một trái hỏa tiễn từ tàu rà phụt xuống. "Chéo-éo-éo ... Đoành!..." Đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh, tôi mới vỡ ra một điều, cái sự tưởng tượng của trang văn nó cần tính khái quát và cụ thể hơn so với thơ. Ở đây chỉ có một hình ảnh nhỏ “..luôn luôn nhìn xuống như sợ giẫm phải cái bóng của mình…“ người đọc đã liên tưởng, thấy được toàn bộ con người cũng như gia cảnh của người hàng xóm, tang thương vật vờ một cách sâu sắc hơn. Cái quan sát tỉ mỉ, lối miêu tả đầy hình ảnh này, chỉ nhà văn tài năng mới có được: “…Có hôm ông bước xuống cầu thang vào sau bữa cơm trưa, xách trên tay chiếc cặp lồng đựng bữa tối. Ông không cao gì lắm nhưng vì quá gầy nên trông lênh khênh. Cổ lộ hầu, vai hẹp, lưng lòng khòng, luôn nhìn xuống như sợ giẫm phải bóng của mình. Ba người con của ông đều nằm lại trong chiến tranh. Anh con thứ là Toàn. Hy sinh gần như trước mắt Kiên. ông Huynh không biết chuyện đó. Vợ ông bị liệt khi báo tử đến người con cuối cùng. Vợ chồng ông sống nghèo khổ, câm nín, trống rỗng suốt bao năm trời. ông Huynh vẫn ngày ngày đi lái tàu điện…“(NBCT) Đôi lúc, ta thấy dường Bảo Ninh đã cởi chiếc áo lính ra, đứng từ góc cạnh khác để nhìn vào cuộc chiến. Đã giúp ông nhìn khách quan hơn. Và từ cái nhìn khách quan ấy, đã cho ông hiểu rõ hơn về bản chất của cuộc chiến. Từ đó, lòng nhân đạo là mạch nối giữa ông và người đọc thông qua trang viết: “…Tên tuổi anh ta tôi không biết, chỉ biết anh ta là lính của liên đoàn 6 biệt động quân; Người Nam hay Bắc hay Trung cũng chả biết vì anh ta chỉ rên, rên thì dân xứ nào cũng một giọng như nhau…” Câu nói, cũng như lời ước đầy tính nhân đạo, khi kết thúc chiến tranh: "Giá mà vào giờ phút giải phóng, tất cả những người lính đều được phục sinh".Nhưng đó là những người lính nào? Vâng! Chính là những người lính chung của cả hai miền chiến tuyến. Đấy là tư tưởng Bảo Ninh trong toàn bộ tác phẩm này. Thân phận của người lính sau chiến tranh, nằm trong cái bế tắc chung của toàn xã hội. Với những chính sách diệt tư sản tư nhân, cấm chợ ngăn sông, giá-lương-tiền, lạm phát phi nước đại, có những gia đình miền núi phía Bắc phải chết đói. Sự dối trá làm băng hoại đạo đức xã hội. Nhưng từ trên xuống dưới, các bác vẫn say sưa trong niềm vui chiến thắng. Phấn khởi lạc quan đến mức, bác Tố Hữu Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng(Phó thủ tướng) sau khi đi Pháp về, ví nếu trái đất là một chiếc nón, thì chúng ta đang ở trên đỉnh chóp cái nón đó. Làm cho người lành như nhà thơ Trần Đăng Khoa, cũng phải sửng sốt trước mặt bác Phó chủ tịch: Không biết chiếc nó đó đang úp hay ngửa? Trong cái sấp, ngửa đó, Bảo Ninh nhận đã ra cái bi đát từ chính mình, đồng đội mình và trong gia đình, xã hội. Sau cuộc chiến súng đạn, là chiến tranh (trong) lòng người, còn ghê sợ hơn thế. Làm cho ông hoàn toàn thất vọng và kinh tởm những khuôn mặt giả dối ấy: " - Hừ! Hòa bình! Mẹ kiếp, hòa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại có chút xương. Mà những người được phân công nằm lại góc rừng le là những người đáng sống nhất…- Nền hòa bình này… Hừ tôi thấy hình như các mặt nạ người ta đeo trong những năm trước rơi hết. Mặt thật bày ra gớm chết…“(NBCT) Một gia đình người hàng xóm có ba con liệt sỹ đói nghèo với cuộc sống vật vờ. Một đứa em gái người bạn chết trận là gái làm tiền. Người yêu đã là gái bao, Kiên cũng như bao đồng đội khác, lạc lõng, không thể hòa nhập vào cuộc sống, sau chiến tranh. Cuộc sống của họ chìm mình vào những cơn say và nôn ọe. Hình ảnh người lính hùng dũng lái xe chiến trường năm xưa, nay chỉ còn lái trong những lúc ám ảnh của linh hồn. “…Xóc mạnh ổ gà, ổ trâu, chồm nẩy lên thì còn chịu được - Vượng kể - chứ mà những đoạn nhún nhảy, êm êm, mềm mềm, nhũn nhũn là tớ ọe liền, nôn chóng mặt đến buông cả tay lái. Đêm về không ngủ được. Ngủ lại gào lên như bị cắt tiết. Thế là tửu. Mà tửu vào thì còn lái chó gì được nữa…“(NBCT) Có lẽ đồng đội của Bảo Ninh đều là những người ra đi từ miền quê, những nông dân chân lấm tay bùn, nên hầu như ông sử dụng từ ngữ địa phương của nông thôn miền Bắc trong cuốn sách, như một lời chi ân, tưởng nhớ chăng? Vâng! Đúng như vậy, từ đầu đến cuối cuốn sách này, hình như chúng ta không hề tìm thấy động từ xem- nhìn- nó được thay bằng động từ nom, nông dân đồng bằng sông Hồng hay sử dụng“…Kiên nom thấy trong quầy …vẻ mặt hắn lúc này, nom phải đặt biệt nhà quê…“ Hay cụm từ dưới đây là một minh chứng rõ ràng “Xin để mắt quan tâm…“ Tôi nghĩ, việc sử dụng tiếng địa phương đúng với văn cảnh, hoàn cảnh, sẽ làm cho câu chuyện, lời văn sẽ sinh động và thật hơn. Đoạn trích dưới đây, với những lời nói, từ ngữ địa phương, miền quê ấy, làm tăng thêm cái trớ trêu của người ăn xin với người (có thể là) đồng đội cũ, sau chiến tranh: “…Kiên bước qua đường. Dưới cột đèn trước cửa một hiệu ăn anh thấy một người ăn mày đang đứng co ro, tay giấu trong nách, rạp xuống ngẩng lên vái người qua đường và cất giọng ống bơ rỉ kêu van một cách tự tin: "Xin hãy để mắt quan tâm đến tình cảnh người khác một phút đồng chí ơi! Xin hãy nhớ tới những miền đang lụt lội, đồng chí". - Ăn mày mà lập trường gang thép gớm chưa? Mẹ kiếp, cái dân An Nam nhà mình chỉ giỏi chống ngoại xâm chứ đến ăn xin cũng chẳng biết đường - một ông bệ vệ diện bành tô quắp một ả áo lông đi từ trong quán ra, lên giọng - ê, hạ lập trường xuống, thì cho. Ả áo lông cười rú lên như bị cù. Kể cũng buồn cười thật. Một lúc nào đó mình sẽ dùng đến cảnh này, tự nhiên Kiên nghĩ thế. Có thể sẽ viết rằng thằng cha bệ vệ kia và người ăn xin là bạn cũ của nhau. Thậm chí là đồng đội. Mà cũng có thể... Nhưng, vớ vẩn chưa kìa…“. Bảo Ninh đã viết khá nhiều trang về sinh hoạt văn chương của những năm sau chiến tranh. Thời văn học nghệ thuật phuc vụ, minh họa cho đường lối lãnh đạo của đảng. Thời kỳ văn chương không có cái tôi ở trong đó. Đọc những trang viết này của Bảo Ninh, làm tôi sực nhớ đến bác Đặng Quốc Bảo, họ hàng bên mẹ tôi, nguyên bí thư trung ương đoàn. Cuối những năm 1979 đầu năm 1980, bác thường hay đến các trường đại học để nói chuyện về văn hóa nghệ thuật, lý tưởng thanh niên …Thời kỳ đó, trước cửa trường đại học, hay nơi sinh viên thường tụ tập, luôn có đội cờ đỏ cầm chai, cầm kéo kiểm tra. Ống quần, không đút cái vỏ chai vào được, gọi là ống típ, ống bó cắt xẻ ngược lên tới đầu gối. Quần ống rộng ống loe cắt, áo bó áo chẽn cắt. Người ta cắt xé tất cả những gì cho là văn hóa của Mỹ Ngụy, để lại. Cứ nhè lúc bác Bảo diễn về văn hóa trên bục, thì ở vòng ngoài bọn cờ đỏ đè mấy thằng sinh viên ra thiến. Quần áo người ngợm thằng nào cũng te tua như vừa đánh trận về. Một lần tôi đến nhà bác ở phố Phan Đình Phùng, con đường đẹp và yên tĩnh bậc nhất của Hà Nội. Phải nói bên ngoại tôi, toàn những ông làm to, nhưng với con cháu, thân mật tình cảm nhất là bác Đặng Quốc Bảo. Sau khi thăm hỏi mẹ, bà tôi, là đến là chương trình lý tưởng thanh niên. Rồi ví dụ, những ngày đầu cách mạng, bác phải cà răng căng tai để làm công việc dân vận ở Tây Nguyên. Và nhiều công việc đại loại như nhà văn, người lính địa phương quân Trung Trung Đỉnh đã viết…Bài học của bác vừa kết thúc, không hiểu sao lúc đó, tôi buột miệng hỏi: Lúc bác đang nói về văn hóa với thanh niên, bọn cờ đỏ đè sinh viên ra cắt quần áo, một việc làm giết văn hóa như vậy, bác có biết không? Bác cũng bất ngờ câu hỏi của tôi. Có lẽ một câu hỏi bác không bao giờ nghĩ đến. Cũng may, lúc đó ca sỹ Mạnh Hà đến, nhận nhiệm vụ sang Liên Xô, dự Festivan hay gì đó. Tôi đứng dậy, xin phép bác về. Mạnh Hà bắt tay tôi, nhìn áo chẽn quần loe của anh, tôi định nói, ông anh ăn mặc thế này, vào cổng trường đại học, thế quái nào cũng bị chúng nó làm thịt. Cũng đến 34 năm tôi không gặp lại bác Đặng Quốc Bảo. Nhưng gần đây được đọc những bài viết của bác, tôi thấy tư tưởng suy nghĩ hoàn toàn khác, không giống những bài giảng của bác trước đây. Tôi rất thích đọc những bài viết này, kể cả bài về chính trị, dù tôi không thích chính trị và những bài viết về nó. Khi nào về Việt Nam, nhất định tôi sẽ đến thăm bác, và xin được nghe bác giảng bài mới này. Dẫu biết, bác đã già lắm rồi và tôi cũng không còn trẻ nữa. Trong bối cảnh xã hội đang cùng nhau lên đồng, cùng nhau cắt tiết văn hóa, Bảo Ninh viết trần trụi, trắng hếu ra như vậy, cha con người lính tên Kiên phải xé tranh, đốt bản thảo là phải. Có người cho rằng, hành động đốt bản thảo của Kiên là tiêu cực. Nhưng tôi lại nghĩ khác. Sự đốt bản thảo của của Kiên là hành động phản kháng tích cực, một cách tự nhiên tâm lý con người. Bởi nhà văn cũng là con người bình thường, không nên thần thánh hóa và ấn cho anh ta cái lý tưởng phơi phới không có thật nào đó. Nếu nhà văn Kiên không đốt bản thảo, bọn cờ đỏ gác cổng kia, không trước thì sau chúng nó cũng thiến mất thôi. Thôi thì, xé hết quần loe áo bó, hoa hoét màu mè, cứ mặc quần nâu áo gụ, đến trường cho nó lành. Đằng sau sự đốt tranh, đốt bản thảo ấy, có hiệu quả báo động, lên án, cảnh tỉnh quá đi ấy chứ, không thì làm sao Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phải kêu lên, hãy cởi trói cho các văn nghệ sỹ. Không có sự đốt tranh, đốt bản thảo của cha con người lính Kiên, thì sẽ không có cuốn sách Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh ra lò, đến tay chúng ta và bạn bè năm châu như hôm nay. Vâng! Sự tàn khốc của kiểm duyệt trong giai đoạn đó là thế. Vậy thì phải cảm ơn sự đốt lửa của nhà văn Kiên lắm lắm…Tôi lại nghĩ, ngày còn sống, đọc đến đoạn văn này, Phùng Quán, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm…chẳng vỗ đùi đen đét khen Bảo Ninh. Dường như Bảo Ninh dành những từ, những câu văn hay và đẹp nhất viết về Phương. Là người có tính cách mạnh mẽ, có khát vọng tự do, nên lúc nào Phương cũng cảm thấy bị tù túng bức bối, muốn phá tan đi tất cả. Là người “vì sợ mà chẳng sợ gì nữa“, nên Phương luôn hành động được coi dị thường trong giai đoạn đó. Bước vào đời Phương đã cú sốc nặng, con đường bước vào gái bao là tất yếu, trong khung cảnh tối tăm như vậy. Cũng như Chí Phèo, ai cho Phương làm người lương thiện, khi xung quanh toàn là Bá Kiến. Khi đọc đến đoạn, Phương chủ động hơi chồm lên, vòng tay ôm lấy cổ Kiên kéo xuống, tôi lại nghĩ đến hành động, dám phá tan những ràng buộc của lễ giáo phong kiến của Thúy Kiều. Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình đến với Kim Trọng, khi ông bà Vương Viên Ngoại vắng nhà. Đó là hình ảnh đẹp. Một hình ảnh cho chúng ta thấy một điều, quyền lực, chế độ xã hội, tiền bạc qua năm tháng rồi sẽ biến đổi, chỉ còn lại khát vọng tình yêu là vĩnh cửu: “Nhưng Phương không mệt à? - Kiên thấy giọng mình như lạc đi - Không lạnh à? - Có - Phương đáp và hơi nhổm người lên, vòng tay ôm lấy cổ Kiên kéo xuống. Thoạt tiên, một cảm giác nhức nhối làm Kiên gai hết người, run lên, gân cốt chùng xuống nhưng rồi sự chấp nhận biến thành sức cuốn mãnh liệt lập tức ghì riết anh, nuốt chặt anh vào thân hình mềm mại, thơm mát và nóng hổi, chân thành và mù quáng, đầy cuồng bách của Phương. Đó là một cái gì không thể ngờ được, như thể tiếng sét, và hơn cả đau đớn, như thể đột ngột cất lên một tiếng kêu tự đáy lòng. Và không phải là cái hôn đầu tiên nhưng là nỗi da diết đầu tiên được khám phá ra bên bờ hồ... Song, tất cả diễn ra chỉ trong khoảnh khắc. Đột nhiên một ý chí sầm tối và cứng rắn đánh thức nhói lên nói rằng anh không được, anh không thể, rằng... ráng hết sức bình sinh Kiên tự giằng mình ra, thả buông vòng tay đang dằn xiết Phương, ngồi chồm dậy. Sự buông hẫng ấy làm Phương lặng đi. Mọi cảm giác choáng loạn tản bay nhường chỗ cho sợ hãi và xấu hổ. Cô lăn tránh sang bên, gài nhanh hàng cúc áo sơ mi che kín ngực rồi nhè nhẹ ngồi lên. Sóng hồ dập dềnh, ì oạp vỗ vào bờ cỏ. Xa xa, từ chỗ pháo đội cao xạ chất nổi trên đám bè neo sâu trong hồ một hồi kẻng khuya chậm rãi dõng lên. Vị thần bảo hộ cứu tinh cho sự trong trắng và trong sạch của đôi bạn, chẳng là ai khác ngoài chính họ. Gió thở dài. Im lặng lan xa. Hai người như thể vừa từ đáy nước nổi bồng lên để rồi mỗi người bị cuốn dạt ra mỗi ngả. Kiên đưa tay ra, run run nắm lấy cổ tay Phương như muốn níu giữ cô. - Kiên sợ phải không? - Phương dịch lại gần - Sợ ph�

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

TRỞ THANH TỶ PHÚ

Anh Trần Văn Dương Con đường trở thành tỷ phú của một người từng đi tù 10.07.2013 | 08:08 Khi còn là một nam sinh của trường huyện, Trần Văn Dương (SN 1965) trú tại xã Đức Long, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) luôn được thầy cô, bạn bè quý mến vì hiền lành và học giỏi. Tuy nhiên, khi học kỳ hai lớp 11 chưa khép lại, mọi người sửng sốt khi nghe tin Dương bị bắt vì tham gia một vụ cướp cùng ba học sinh khác. Cái giá mà Dương phải trả giá là 7 năm tù giam. Ra tù, vượt qua mặc cảm, Trần Văn Dương đã không ngừng phấn đấu và trở thành ông chủ một trang trại rộng lớn, mang lại tiền tỷ cho gia đình. Vụ cướp từ 20 năm trước... Năm 1983, chàng trai Trần Văn Dương khi đó đang là nam sinh lớp 11 của trường THPT Đức Thọ (Hà Tĩnh). Cũng như bao học trò khác, Dương luôn cố gắng học hành thật giỏi để làm vui lòng cha mẹ và nung nấu ước mơ trở thành một người có ích cho xã hội. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng với nỗ lực của bản thân, Dương luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, được thầy yêu, bạn mến. Tuy nhiên, đây cũng chính là thời gian mang tính bước ngoặt của cuộc đời cậu học trò nghèo. Do còn quá trẻ, lại bị bạn bè xấu rủ rê nên Trần Văn Dương đã cùng với 3 người bạn khác tổ chức cướp của tại xã Đức Lạc (Đức Thọ) và bị công an bắt. Giấc mơ đèn sách tan vỡ và cũng từ đây Dương bước vào cuộc sống tù tội. Anh Dương tại buổi phát biểu kinh nghiệm về phương thức làm kinh tế của mình. Tưởng chừng như tất cả đã sụp đổ đối với Trần Văn Dương khi phải đối diện với bản án 7 năm tù giam. Quãng thời gian ngồi bóc lịch ở trong tù giúp Dương có cơ hội suy nghĩ thấu đáo về mọi chuyện. Hình ảnh bố mẹ già còm cõi nuôi con ăn học đã khiến ước mơ làm giàu lại thôi thúc trong anh. Từ đây, phạm nhân Trần Văn Dương bắt đầu lao động chăm chỉ, chấp hành tốt mọi nội quy. Bằng những nỗ lực không biết mệt mỏi của mình, phạm nhân trẻ tuổi này được xét đặc xá ra tù trước thời hạn 2 năm. Ra tù, Dương trở về quê nhà với tâm lý nặng nề bởi mặc cảm của người mang tội lỗi. "Thời gian mới về, tôi cứ ở trong nhà với bố mẹ suốt ngày, không làm gì và cũng không muốn tiếp xúc với bạn bè và bà con lối xóm. Nhưng cứ như thế mãi cũng chán nên tôi nghĩ cần phải đi đâu đó và cố gắng học hỏi lấy một cái nghề để kiếm kế sinh nhai", Dương tâm sự. Nghĩ là làm, năm 1988, để xóa bỏ mặc cảm, muốn quên đi quá khứ buồn Dương xin bố mẹ vào Nam để lập nghiệp. Ban đầu anh vào làm thuê tại một trang trại sản xuất rau cho một ông chủ ở Lâm Đồng. Khi có chút vốn liếng anh tự mua đất và bắt đầu kinh doanh mặt hàng rau sạch. Mất hàng năm trời, cùng với những thất bại, Dương đã có thành công ban đầu khi rau sản xuất tới đâu được tiêu thụ hết tới đó. Thời gian làm công việc kinh doanh rau cũng là lúc chàng trai có quá khứ lầm lỡ quyết tâm học hỏi thêm các mô hình chăn nuôi gia súc. Với suy nghĩ chỉ có làm kinh doanh mới có thể làm cho cuộc đời khá lên được, nên Trần Văn Dương đã nỗ lực học hỏi không ngừng với mong muốn khi trở về quê hương mọi người sẽ nhìn anh bằng ánh mắt khác. Năm 1992, không quản đường sá xa xôi, chi phí đi lại tốn kém, Dương quyết định ra Nam Định để làm thuê rồi học hỏi cách thức và mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm. Sau 4 năm tích góp, thu nhập từ nghề trồng rau nuôi lợn, Dương đã có được số vốn hơn 20 triệu đồng. Trong thời gian này, Dương có quen với chị Nguyễn Thị Tuyết (quê Bình Định - PV), cũng là người lên Lâm Đồng làm mướn. Hai người gặp nhau, chia sẻ niềm vui nỗi buồn và không lâu sau thì trở thành vợ chồng. Khi có được chút vốn liếng và nhất là gia đình bắt đầu ổn định, anh Dương quyết định hồi hương với khát khao sẽ làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình. "Trước đây tôi là người có tội, trong tôi hai chữ mặc cảm không bao giờ nguôi ngoai. Tôi muốn làm một điều gì đó để cho mọi người thấy được quá khứ của tôi chỉ là một tai nạn. Đặc biệt, sau này khi con cái lớn lên chúng thấy hoàn cảnh của bố mà noi gương", anh Dương ngậm ngùi nói. Anh Trần Văn Dương. ...Và ông chủ trang trại tiền tỷ Năm 1998, Trần Văn Dương trở lại quê hương sau nhiều năm xa cách, với ý chí làm giàu để chứng minh mình vẫn còn nhiều giá trị với cuộc đời. Có được đồng vốn, hai vợ chồng Dương đầu tư mua máy xay xát lúa, vừa phục vụ cho bà con trong xóm, vừa để chế biến nguyên liệu phục vụ chăn nuôi lợn. Lúc bấy giờ, trong tay anh mới có khoảng chục con lợn để tận dụng cám từ máy xay xát. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi, nên kinh doanh rất thất thường. Anh Dương cho biết: "Nghề chăn nuôi lợn có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng để có thu nhập lớn cần phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, phải mở rộng mô hình kinh doanh". Năm 2003, anh Dương mạnh dạn vay ngân hàng, thậm chí vay nóng để mua 100 con lợn giống về nuôi. Lúc này do có được kinh nghiệm trong việc ngăn ngừa và phòng dịch bệnh nên chỉ sau 4 tháng vợ chồng anh đã lấy lại được vốn, thanh toán hết các khoản nợ. Do chăn nuôi trong vườn nhỏ hẹp, ồn ào và ô nhiễm đến hàng xóm, anh Dương có ý tưởng dời đàn lợn xa khu dân cư, mở rộng quy mô chăn nuôi thành trang trại. Giữa lúc đang ấp ủ ý tưởng xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại, chính quyền xã Đức Long lại đang có cuộc vận động xây dựng mô hình sản xuất trang trại xa khu dân cư nên đã đồng ý cấp cho gia đình Dương 2ha đất hoang hóa chuyển đổi mục đích sử dụng thành trang trại nuôi lợn, kết hợp với phát triển thủy sản. Sau nhiều năm miệt mài, không quản ngại khó khăn, gian khổ, trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt đã mang lại cho anh Trần Văn Dương nguồn thu nhập cao và ổn định. Tổng thu nhập của gia đình anh Dương sau khi trừ tất cả các chi phí hằng năm mang lại nguồn lợi trên 200 triệu đồng. Không những làm tốt công việc kinh doanh của mình, vợ chồng anh còn nhiệt tình giúp đỡ, tư vấn cho nhiều hộ dân đang có ý định làm mô hình kinh doanh giống mình. Hiện tại, nhìn trang trại rộng lớn và quy mô của anh Dương, không ai nghĩ rằng đó là cơ ngơi của một người từng phải chịu bản án 7 năm tù giam. Quả ngọt sau trái đắng Hơn một năm trời dày công khai khẩn, cùng với các khoản đầu tư lớn, như xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mới hệ thống ao chuồng, hệ thống xử lý bioga, vợ chồng Trần Văn Dương đã biến vùng đất hoang hóa thành trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Sau khi đầu tư xong cơ sở hạ tầng để kết hợp mô hình V.A.C, chăn nuôi vẫn là ngành chủ đạo của vợ chồng Dương. Tính đến thời điểm năm 2006, Dương đã có 4 ao cá, với sản lượng hàng năm ước tính lên tới hàng chục tấn. Ngoài ra anh còn phát triển đàn bò để tận dụng mặt bằng chăn nuôi và tăng thêm nguồn thu nhập cho trang trại. Năm 2008, vợ chồng anh Dương lại vay mượn thêm 100 triệu đồng để tăng số lượng gia súc trong trang trại. Tấm gương hoàn lương Ông Hoàng Kim Đồng, phó chủ tịch UBND xã Đức Long cho biết: "Anh Trần Văn Dương là người có hoàn cảnh và quá khứ khá đặc biệt. Sau lỗi lầm đáng quên từ thời còn học phổ thông, bằng những nỗ lực phi thường, anh đã hoàn lương và trở thành tấm gương sáng, điển hình nhất xã, luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Do được nhân dân tin tưởng, hiện nay, anh Dương được bầu làm xóm phó và là đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã 2 khóa liên tục. Với những thành tích tuyệt vời của mình, vừa qua anh Dương còn được huyện chọn đi báo cáo về tấm gương điển hình sản xuất nông thôn cấp tỉnh". Một người dân trong xã Đức Long phấn khởi cho biết: "Mặc dù có quá khứ lỗi lầm vì thiếu hiểu biết, nhưng với quyết tâm làm giàu chân chính trên quê hương mình, anh Dương đã biết đứng dậy, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để có được thành công như ngày hôm nay. Đặc biệt, anh ấy không chỉ làm giàu cho riêng mình mà còn nhiệt tình giúp đỡ nhân dân trong xã nên mọi người ai cũng tin yêu và lấy đó làm tấm gương để học tập".

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

QUÂN ĐỘI AI CẬP BẢO VỆ NHÂN DÂN !

Tổng tư lệnh quân đội Abdel Fatah Al-Sisi phát biểu bên cạnh các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Ai Cập Tổng thống Ai Cập bị lật đổ; quân đội chỉ định nguyên thủ lâm thời ngày 3/7/2013. VOA Quân đội Ai Cập đã lật đổ tổng thống được bầu theo thể chế dân chủ và đã bổ nhiệm một nguyên thủ lâm thời sau các cuộc biẻu tình khổng lồ chống chính phủ. Trong một bài phát biểu truyền hình tối thứ tư, chỉ huy trưởng Quân đội Abdul Khalil Al-Sisi tuyên bố hiến pháp Ai Cập đã bị đình chỉ và người đứng đầu tòa án Bảo hiến đã được bổ nhiệm làm nguyên thủ quôc gia lâm thời. Ông Sisi tuyên bố quân đội coi trọng lời hô hào của dân chúng Ai Cập sau những lời yêu càu ồ ạt của phe đối lập đòi Tổng thống Mohamed Morsi phải từ chức. Sau bài phát biểu truyền hình, ông Morsi công bố một thông cáo trên tài khoản Twitter của ông, gọi hành động của quân đội là một "cuộc đảo chính toàn diện." Ông kêu gọi tất cả người dân Ai Cập bác bỏ hành động của quân đội, nhưng ông cũng kêu gọi họ hãy ôn hòa. Nhà lãnh đạo lâm thời mới của Ai Cập là ông Adly Mansour, 68 tuổi, chánh án Tòa Bảo Hiến Tối cao. Ông sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày thứ năm. Trong khuôn khổ một "lộ đồ" mới được quân đội hậu thuẫn, ông Sisi kêu gọi mở các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội, lập một ủy ban xét duyệt hiến pháp, và một ủy ban hòa giải dân tộc. Ông nói lộ đồ này đã được nhiều đoàn thể chính trị đồng ý. Sợ sẽ có phản ứng nhắm vào người Mỹ, các giới chức Hoa Kỳ đã ra lệnh sơ tán nhân viên sứ quán Mỹ tại Cairo. Quân đội đã dành cho ông Morsi 48 tiếng đồng hồ để giải quyết tình trạng bế tắc chính trị néu không muốn quân đội can thiệp. Các nhà lãnh đạo quân đội sẽ áp đặt một "lộ đồ" nếu các bất đồng giữa chính phủ Hồi giáo và phe chống đối họ không được giải quyết trước buổi chiều ngày thứ tư. Kỳ hạn đã trôi qua mà không có hành động nào rõ rệt. Ông Morsi đã thách thức bác bỏ những lời kêu gọi từ chức và nhất quyết ở lại chức vụ, ngay cả nếu ông phải hy sinh tính mạng. Ông cũng đòi quân đội rút lại lời đe dọa can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị. Sau thông báo của chỉ huy trưởng quân đội, hàng triệu người biểu tình chống ông Morsi ở các thành phố trên khắp nước đã vui mừng phát điên cuồng, hô to khẩu hiệu "Thượng Đế vĩ đại" và "Ai Cập muôn năm." Pháo hoa bừng nổ trên các đám đông nhẩy múa và phất cờ ở Quảng trường Tahrir của Cairo, là tâm chấn của cuộc nổi dậy năm 2011 đã lật đổ Tổng thống độc tài Hosni Mubarak. Quân đội đã bố trí binh sĩ, biệt động quân và xe thiết giáp ở các thành phố trong nước để chống bạo động. Lực lượng an ninh trấn đóng ở các điểm chính tại Cairo và đã bao quanh các cuộc tụ tập do các ủng hộ viên của ông Morsi tổ chức dường như để kiềm chế họ. Trong mấy ngày vừa qua, các cuộc biểu tình tụ tập xung đột lẫn nhau giữa các ủng hộ viên và những người chống đối ông Morsi đã làm gần 40 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. *****

QUÂN ĐỘI AI CẬP ĐÃ BẢO VỆ NHÂN DÂN !

Tổng tư lệnh quân đội Abdel Fatah Al-Sisi phát biểu bên cạnh các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Ai Cập Tổng thống Ai Cập bị lật đổ; quân đội chỉ định nguyên thủ lâm thời Tổng tư lệnh quân đội Abdel Fatah Al-Sisi phát biểu bên cạnh các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Ai Cập, ngày 3/7/2013. VOA Quân đội Ai Cập đã lật đổ tổng thống được bầu theo thể chế dân chủ và đã bổ nhiệm một nguyên thủ lâm thời sau các cuộc biẻu tình khổng lồ chống chính phủ. Trong một bài phát biểu truyền hình tối thứ tư, chỉ huy trưởng Quân đội Abdul Khalil Al-Sisi tuyên bố hiến pháp Ai Cập đã bị đình chỉ và người đứng đầu tòa án Bảo hiến đã được bổ nhiệm làm nguyên thủ quôc gia lâm thời. Ông Sisi tuyên bố quân đội coi trọng lời hô hào của dân chúng Ai Cập sau những lời yêu càu ồ ạt của phe đối lập đòi Tổng thống Mohamed Morsi phải từ chức. Sau bài phát biểu truyền hình, ông Morsi công bố một thông cáo trên tài khoản Twitter của ông, gọi hành động của quân đội là một "cuộc đảo chính toàn diện." Ông kêu gọi tất cả người dân Ai Cập bác bỏ hành động của quân đội, nhưng ông cũng kêu gọi họ hãy ôn hòa. Nhà lãnh đạo lâm thời mới của Ai Cập là ông Adly Mansour, 68 tuổi, chánh án Tòa Bảo Hiến Tối cao. Ông sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày thứ năm. Trong khuôn khổ một "lộ đồ" mới được quân đội hậu thuẫn, ông Sisi kêu gọi mở các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội, lập một ủy ban xét duyệt hiến pháp, và một ủy ban hòa giải dân tộc. Ông nói lộ đồ này đã được nhiều đoàn thể chính trị đồng ý. Sợ sẽ có phản ứng nhắm vào người Mỹ, các giới chức Hoa Kỳ đã ra lệnh sơ tán nhân viên sứ quán Mỹ tại Cairo. Quân đội đã dành cho ông Morsi 48 tiếng đồng hồ để giải quyết tình trạng bế tắc chính trị néu không muốn quân đội can thiệp. Các nhà lãnh đạo quân đội sẽ áp đặt một "lộ đồ" nếu các bất đồng giữa chính phủ Hồi giáo và phe chống đối họ không được giải quyết trước buổi chiều ngày thứ tư. Kỳ hạn đã trôi qua mà không có hành động nào rõ rệt. Ông Morsi đã thách thức bác bỏ những lời kêu gọi từ chức và nhất quyết ở lại chức vụ, ngay cả nếu ông phải hy sinh tính mạng. Ông cũng đòi quân đội rút lại lời đe dọa can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị. Sau thông báo của chỉ huy trưởng quân đội, hàng triệu người biểu tình chống ông Morsi ở các thành phố trên khắp nước đã vui mừng phát điên cuồng, hô to khẩu hiệu "Thượng Đế vĩ đại" và "Ai Cập muôn năm." Pháo hoa bừng nổ trên các đám đông nhẩy múa và phất cờ ở Quảng trường Tahrir của Cairo, là tâm chấn của cuộc nổi dậy năm 2011 đã lật đổ Tổng thống độc tài Hosni Mubarak. Quân đội đã bố trí binh sĩ, biệt động quân và xe thiết giáp ở các thành phố trong nước để chống bạo động. Lực lượng an ninh trấn đóng ở các điểm chính tại Cairo và đã bao quanh các cuộc tụ tập do các ủng hộ viên của ông Morsi tổ chức dường như để kiềm chế họ. Trong mấy ngày vừa qua, các cuộc biểu tình tụ tập xung đột lẫn nhau giữa các ủng hộ viên và những người chống đối ông Morsi đã làm gần 40 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. *****

QUÂN ĐỘI AI CẬP ĐÃ HÀNH ĐỘNG ĐÚNG: BẢO VỆ NHÂN DÂN !

Tổng tư lệnh quân đội Abdel Fatah Al-Sisi phát biểu bên cạnh các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Ai Cập Tổng thống Ai Cập bị lật đổ; quân đội chỉ định nguyên thủ lâm thời , ngày 3/7/2013. VOA Quân đội Ai Cập đã lật đổ tổng thống được bầu theo thể chế dân chủ và đã bổ nhiệm một nguyên thủ lâm thời sau các cuộc biẻu tình khổng lồ chống chính phủ. Trong một bài phát biểu truyền hình tối thứ tư, chỉ huy trưởng Quân đội Abdul Khalil Al-Sisi tuyên bố hiến pháp Ai Cập đã bị đình chỉ và người đứng đầu tòa án Bảo hiến đã được bổ nhiệm làm nguyên thủ quôc gia lâm thời. Ông Sisi tuyên bố quân đội coi trọng lời hô hào của dân chúng Ai Cập sau những lời yêu càu ồ ạt của phe đối lập đòi Tổng thống Mohamed Morsi phải từ chức. Sau bài phát biểu truyền hình, ông Morsi công bố một thông cáo trên tài khoản Twitter của ông, gọi hành động của quân đội là một "cuộc đảo chính toàn diện." Ông kêu gọi tất cả người dân Ai Cập bác bỏ hành động của quân đội, nhưng ông cũng kêu gọi họ hãy ôn hòa. Nhà lãnh đạo lâm thời mới của Ai Cập là ông Adly Mansour, 68 tuổi, chánh án Tòa Bảo Hiến Tối cao. Ông sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày thứ năm. Trong khuôn khổ một "lộ đồ" mới được quân đội hậu thuẫn, ông Sisi kêu gọi mở các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội, lập một ủy ban xét duyệt hiến pháp, và một ủy ban hòa giải dân tộc. Ông nói lộ đồ này đã được nhiều đoàn thể chính trị đồng ý. Sợ sẽ có phản ứng nhắm vào người Mỹ, các giới chức Hoa Kỳ đã ra lệnh sơ tán nhân viên sứ quán Mỹ tại Cairo. Quân đội đã dành cho ông Morsi 48 tiếng đồng hồ để giải quyết tình trạng bế tắc chính trị néu không muốn quân đội can thiệp. Các nhà lãnh đạo quân đội sẽ áp đặt một "lộ đồ" nếu các bất đồng giữa chính phủ Hồi giáo và phe chống đối họ không được giải quyết trước buổi chiều ngày thứ tư. Kỳ hạn đã trôi qua mà không có hành động nào rõ rệt. Ông Morsi đã thách thức bác bỏ những lời kêu gọi từ chức và nhất quyết ở lại chức vụ, ngay cả nếu ông phải hy sinh tính mạng. Ông cũng đòi quân đội rút lại lời đe dọa can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị. Sau thông báo của chỉ huy trưởng quân đội, hàng triệu người biểu tình chống ông Morsi ở các thành phố trên khắp nước đã vui mừng phát điên cuồng, hô to khẩu hiệu "Thượng Đế vĩ đại" và "Ai Cập muôn năm." Pháo hoa bừng nổ trên các đám đông nhẩy múa và phất cờ ở Quảng trường Tahrir của Cairo, là tâm chấn của cuộc nổi dậy năm 2011 đã lật đổ Tổng thống độc tài Hosni Mubarak. Quân đội đã bố trí binh sĩ, biệt động quân và xe thiết giáp ở các thành phố trong nước để chống bạo động. Lực lượng an ninh trấn đóng ở các điểm chính tại Cairo và đã bao quanh các cuộc tụ tập do các ủng hộ viên của ông Morsi tổ chức dường như để kiềm chế họ. Trong mấy ngày vừa qua, các cuộc biểu tình tụ tập xung đột lẫn nhau giữa các ủng hộ viên và những người chống đối ông Morsi đã làm gần 40 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. *****

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

NHỮNG KẺ ÂM MƯU LOẠI ĐẢNG CS !

Đánh án Kiên “bạc” chỉ là một phần của chuyên án chính trị bảo vệ chế độ - Có nhiều tin kỹ thuật từ mạng lưới Tổng cục 2 quân đội cho thấy âm mưu soán Đảng, lật đổ chế độ chưa bao giờ rõ như lúc này. – Chuyên án bảo vệ chế độ (thực chất là một kế hoạch) mang bí số riêng, được một Tổ Công tác âm thầm thực hiện việc chuẩn bị, trinh sát, củng cố chứng cứ. Tổ Công tác, gồm những cán bộ có phẩm chất chính trị ưu tú nhất, trung kiên nhất, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cao nhất trong Quân ủy. – Yêu cầu cao nhất là phải bí mật vì sẽ đụng chạm đến nhiều cán bộ chủ chốt của Đảng, Chính phủ, cùng mạng lưới của họ. “Nhóm lợi ích” đã thế chỗ của “Thế lực thù địch” trong báo cáo Lợi dụng sự yếu kém về tổ chức nhà nước, sự chậm chễ có nguyên nhân khách quan, chủ quan trong xây dựng nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh dân chủ hóa, “Nhóm lợi ích” trong đó có một số cán bộ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Chính phủ, đã vơ vét tài nguyên, của cải của nhà nước và nhân dân, trở thành thế lực nguy hiểm nhất đe dọa sự sống còn của Đảng từ bên trong. Được cảnh báo về mối hiểm họa từ bên trong đe dọa trực tiếp sự sống còn của Đảng, đẩy đất nước đến khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất kể từ 1985, trước Hội nghị Trung ương, Tổng bí thư đã làm việc nhiều lần với: - Tổng cục 2, khẳng định lại cơ quan tình báo quân đội là chỗ dựa của chế độ. - Bộ Công an, Tổng bí thư nhấn mạnh Công an là thanh kiếm bảo vệ chế độ. Sau Hội nghị Trung ương vừa qua, ông Trọng làm việc hẳn bên VP của Quân ủy Trung ương trong Bộ QP mà ít khi về ngồi bên Trụ sở Trung ương Đảng, trừ lúc cần. “Nhóm lợi ích” lũng đoạn và đã chiếm đoạt trên 50% tài sản quốc gia: - Lũng đoạn toàn bộ các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, xương sống của kinh tế quốc gia - Thao túng hệ thống tài chính, ngân hàng - Làm rối loạn chính sách tiền tệ. - Chiếm đoạt và bán rẻ tài nguyên thiên nhiên. - Làm tê liệt nền sản xuất - Huy động lực lượng vũ trang “thu hồi” đất bừa bãi phục vụ lợi ích cá nhân. - Làm rối loạn nhiều chính sách khác về giáo dục, y tế, văn hóa. - Quan hệ trái phép với nhiều nhóm lợi ích nước ngoài. Âm mưu lớn “Nhóm lợi ích” đã cùng nhau mưu toan lớn nhằm phá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. - Tiếp tục lũng đoạn các cơ quan Đảng, chính quyền. - Mua chuộc cán bộ chủ chốt, làm tha hóa bộ máy cảnh sát, an ninh, quân đội tại nhiều cấp. - Làm tê liệt các nguyên tắc tổ chức từ bên trong. - Làm vô hiệu hóa các cơ quan chức năng của Đảng Cộng sản. - Biến công cụ chuyên chính thành những cỗ máy phục vụ lợi ích của các bố già. - Biến nền báo chí cách mạng, các cơ quan quản lý báo chí thành những người đưa tin, tuyên truyền cho “Nhóm lợi ích”. - Những chủ trương lớn về xây dựng Đảng, dân chủ hóa chỉ được triển khai qua loa, đại khái. - Tiến hành các hoạt động tinh vi đặt Đảng vào thế đối đầu với nhân dân, hướng sự bất bình của nhân dân vào Đảng. - Mưu toan ám sát một số cán bộ cao cấp (nếu cần). Xây dựng cương lĩnh chính trị lật đổ Cùng với việc vơ vét, lũng đoạn, phá hoại tổ chức Đảng, “Nhóm lợi ích” ráo riết tiến hành xây dựng cương lĩnh chính trị phục vụ “giai đoạn mới”. Mục tiêu cương lĩnh không phải là xây dựng một chế độ dân chủ thực sự mà “Nhóm lợi ích” toan tính dựng lên một nhà nước với chế độ tổng thống độc tài lãnh đạo do ”Nhóm” kiểm soát. “Nhóm lợi ích” công khai cổ vũ mô hình của Nga thời hậu Cộng sản, đồng thời không giấu diếm bàn bạc về “sự chuyển tiếp” trong hòa bình. Một số bố già được “Nhóm” cử đi tham quan, nghiên cứu nhằm hoàn thiện cương lĩnh chính trị. Theo cương lĩnh chính trị, một nhà nước tư bản độc tài sẽ được dựng lên với tổng thống do các bố già thao túng. Bộ máy an ninh quân đội, truyền thông sẽ phục vụ lợi ích của các bố già này, toàn bộ tài sản quốc gia sẽ tập trung vào tay các Soái, các Bố. Những ai đứng sau cương lĩnh này là câu hỏi lớn nhất mà những người thực hiện Kế hoạch tạm gọi là “Bảo vệ chế độ” đang ráo riết tìm câu trả lời và câu trả lời chắc chắn sẽ được sử dụng để Đảng thực hiện thanh trừng nội bộ. Quy mô và phạm vi thanh trừng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có tin là không loại trừ cả Thủ tướng. Trong những ngày tới cuộc đấu tranh nội bộ này của Đảng Cộng sản sẽ diễn ra rất gay gắt nhưng thầm lặng. Có tin là đoàn Chính phủ đã xin vào chúc mừng sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng vẫn chưa được “sắp xếp”. Cầu Nhật Tân

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

" SẮT " VỚI SỨC KHỎE

6 ẢNH CHỤP TẠI MIỀN NAM CÁCH NAY 40 NĂM ! Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt rất phổ biến ở các nước trên thế giới. Nguyên nhân bắt nguồn từ những quan niệm sai lầm trong ăn uống sau: 1. Ăn nhiều thịt không tốt cho cơ thể Một số phụ nữ nghe trên quảng cáo những độc hại trong thịt gây tổn hại đến sức khỏe nên chỉ chú trọng vào ăn những thực phẩm từ thực vật, dẫn đến việc ăn quá ít thực phẩm từ dộng vật chứa nhiều nguyên tố Sắt. Trên thực tế, thực phẩm từ động vật không chỉ chứa hàm lượng sắt phong phú mà khả năng hấp thu cũng rất cao, đạt đến 25%. Còn nguyên tố sắt có trong thực phẩm từ thực vật còn chịu sự ảnh hưởng của acid phytic, oxalate chứa trong thực phẩm đó làm cho tỉ lệ hấp thu thấp, chỉ còn khoảng 3%. Do đó, kiêng ăn thịt sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, trong ăn uống hàng ngày, lượng ăn vào rau củ quả và thịt đều phải cân bằng. 2. Trứng, sữa bổ cho người bị thiếu máu Sữa bò đủ dinh dưỡng nhưng chứa hàm lượng Sắt rất thấp, tỉ lệ hấp thu của cơ thể chỉ khoảng 10%. Ví dụ như trẻ em được nuôi bằng sữa bò, nếu người mẹ coi thường việc bổ sung thêm những thức ăn bổ dưỡng khác sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu Sắt. Lòng đỏ trứng gà bổ sung sắt tốt, hàm lượng sắt có trong lòng đỏ trứng gà tuy tương đối cao nhưng tỉ lệ hấp thu loại Sắt này chỉ 3%, nên không phải là loại thực phẩm có thể bổ sung sắt. Một số protein có trong trứng gà sẽ làm ức chế sự hấp thu sắt của cơ thể. Do đó, sữa bò và lòng đỏ trứng mà mọi người thường ăn tuy dinh dưỡng phong phú, nhưng nếu dựa vào chúng để bổ sung Sắt cho cơ thể thì không đủ. Tuy nhiên, gan động vật không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà tỉ lệ cơ thể hấp thu được cao trên 30%, rất thích hợp cho việc bổ sung Sắt cho cơ thể. 3. Rau tươi và hoa quả vô ích trong việc bổ sung sắt Rất nhiều người không biết rằng ăn nhiều rau tươi, hoa quả rất tốt cho việc bổ sung sắt. Điều này là vì trong hoa quả và rau tươi có chứa nhiều Vitamin C, acid citric, acid malic, những loại acid hữu cơ này có thể kết hợp với sắt hình thành nên hợp chất, từ đó tăng độ hòa tan của sắt trong đường ruột, có lợi cho việc hấp thu sắt. 4. Cà phê và trà uống nhiều vô hại Đối với phụ nữ mà nói, uống quá nhiều cà phê và trà có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Đó là bởi vì acidum tannicum trong lá trà và những chất loại polyphenol có trong cà phê có thể kết hợp với Sắt hình thành nên loại muối khó tan, ức chế sự hấp thu chất sắt. Vì thế, phụ nữ nên uống trà và cà phê vừa phải, mỗi ngày 1-2 cốc là đủ. 5. Thiếu máu được cải thiện là có thể dừng thuốc sắt Người bị bệnh thiếu máu theo chỉ thị của bác sĩ là uống thuốc Sắt, thấy tình hình thiếu máu đã cải thiện hoặc ổn định liền dừng uống thuốc, điều này là một cách làm sai lầm. Như vậy sẽ làm cho tình trạng thiếu máu xuất hiện lần nữa. Phương pháp chính xác là dùng thuốc sắt trị liệu bệnh thiếu máu do thiếu sắt, cho đến khi chứng thiếu máu đã ổn định thì vẫn phải tiếp tục uống thuốc sắt từ 6-8 tuần để bổ sung lượng sắt tích lũy trong cơ thể. 6. Đường đỏ có hiệu quả bổ máu Trong dân gian có truyền nhau rằng nước đường đỏ có thể bổ máu, trong thời kỳ kinh nguyệt và thời kỳ hậu sản, phụ nữ thường uống nước đường đỏ để bổ máu. Tuy nhiên, chuyên gia đã chỉ ra rằng, nước đường đỏ không có công hiệu thần kỳ như dân gian truyền. Chuyên gia cho biết, đường đỏ không có các công hiệu thần kỳ như dân gian nói là “ích khí dưỡng huyết”, “thúc đẩy co nhanh dạ con, bài trừ ứ huyết sau khi sinh”, trên thực tế trong đường đỏ không có thành phần hữu ích cho việc bổ máu mà đường đỏ nếu trong quá trình chế biến không sạch sẽ còn có thể chứa cả các tạp chất.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

TỨC NƯỚC VỠ BỜ !

Khi quan Cộng sản quỳ gối vái dân Bí thư đảng ủy đảng Cộng sản khu công nghiệp Tân Giang Trương Ái Hoa quỳ xuống xin lỗi người dân. Bùi Tín 13.05.2013 Ngày 19 tháng Tư, vài chục quan chức của thành phố Thái Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), tổ chức một buổi tiệc lớn trong khu công nghiệp Tân Giang đang được mở rộng. Đây không phải là một sự kiện đáng được dư luận chú ý, nếu không có những diễn biến mà ấn bản Tiếng Anh Shanghai Daily của Thượng Hải Nhật Báo (số ra ngày 20 tháng Tư) nói là đã xảy ra sau đó. Theo bản tin tiếng Việt của Nguyên Thúy dựa trên một bài tường thuật trên mạng China.org.cn và được đăng trên báo mạng Việt Nam Thanh Niên.online ngày 23 tháng Tư thì sau đây là những sự kiện đã gây chấn động trong dư luận địa phương: Trong lúc bữa tiệc đang diễn ra trong phòng ăn lớn sang trọng của trụ sở Ban Quản lý Khu công nghiệp, hơn 1000 nông dân bất ngờ kéo tới tập trung trước cổng lớn. Kế đó họ đóng cổng không cho ai ra vào, rồi hò hét, giương biểu ngữ chống tham quan ô lại do chính đảng CS TQ đề xướng, đoạn xông vào giữa phòng tiệc, đồng thanh hô khẩu hiệu đả đảo tham nhũng. Hoảng hốt trước khí thế căm giận hừng hực của dân chúng, các lực lượng bảo vệ lủi mất, có người đứng vào hàng ngũ những người phản đối. Quá khiếp sợ, quan chức cấp cao nhất trong bữa tiệc là bí thư đảng ủy đảng Cộng sản khu công nghiệp Tân Giang Trương Ái Hoa đột nhiên quỳ xuống, khiến các quan lớn nhỏ khác phát hoảng cũng quỳ theo,và tất cả đã vái lạy quần chúng nông dân, xin tha tội chết. Bài báo ghi lời của quan lớn họ Trương như sau: «Chúng tôi sai, các ông các bà bảo chúng tôi làm gì cũng được, nhưng xin cho chúng tôi ra khỏi nơi này ». Cùng với bản tin vửa kể, Shanghai Daily còn đăng một bức ảnh về sự kiện hiếm có này. Nhưng ngoài báo Shanghai Daily, dư luận chưa ghi nhận được một phương tiện truyền thông thuộc lề phải nào khác ở TQ đưa tin về sự kiện hiếm có này. Riêng tại Việt Nam, ngoài bản tin của Nguyên Thúy, người ta cũng chưa thấy có một cơ quan thống tấn chính thức nào của nhà nước tường trình về vụ phản đối của nông dân Thái Châu. Cũng theo báo Shanghai Daily, nông dân Thái Châu đã quyết định có phản ứng quyết liệt như thế sau khi được tin một bữa tiệc đã được đặt hàng từ một khách sạn 5 sao, với thực đơn đặc biệt sơn hào hải vị độc đáo, có thuốc lá cao cấp và rượu ngoại, mỗi bàn tiệc 8 xuất có giá 10.000 nhân dân tệ, tức tương đương với khoảng 1.612 $ đôla Mỹ. Họ muốn bắt tận tay day tận cánh với đầy đủ tang chứng về cảnh ăn chơi hưởng lạc của bọn quan quyền trong Khu công nghiệp Tân Giang, thông đồng với bọn quan chức Cộng sản của tỉnh, huyện và thành phố địa phương, ăn chơi phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của nông dân lao động. Báo Shanghai Daily cho biết thêm: Những người lãnh đạo nông dân sau khi được các quan lớn quỳ gối cúi đầu vái lạy như tế sao, đã bắt chúng viết lời tự thú tỷ mỷ có ký tên đàng hoàng ở bên dưới. Họ còn chụp ảnh, ghi lời các nhân chứng suốt từ tối cho đến 23 giờ đêm mới cho bọn thực khách ra về. Sau đó họ đem thức ăn chưa kịp tiêu thụ phân phát cho các gia đình nghèo ở quanh khu công nghiệp. Trong bài bình luận đi kèm bản tin trên, Shanghai Daily nhận định: Các lực lượng bảo vệ, an ninh, công an, quân đội của chế độ độc đảng tham nhũng đến lúc nào đó sẽ không còn là lực lượng tin cẩn của bọn tham nhũng, họ sẽ chuyển sang ủng hộ nông dân, ủng hộ và phối hợp với những công dân lương thiện để cùng xây dựng một xã hội mới công bằng và trong sáng. Bài bình luận nhắc đến khẩu hiệu của đông đảo nhân dân xuống đường ở Tunisia và Ai Cập gửi lực lượng an ninh và quân đội: Đừng làm chó giữ nhà cho bọn tỷ phú mới!. Đây là một khẩu hiệu rất có tác dụng, dẫn đến việc quân đội Ai Cập chính thức tỏ thái độ 3 điểm giữa cuộc đấu tranh là: không bắn vào dân, bảo vệ dân và tán thành cuộc xuống đường của nhân dân, đòi thay chế độ độc đảng bằng chế độ đa đảng trong ôn hòa ( Hãy coi chừng và cẩn thận, cảnh giác khi ĐCS trả thù ! )

BÀI HỌC LÀ GÌ ?

< Một công trình công cộng tại Triều Tiên mới XD TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHỌN CON ĐƯỜNG NHƯ VẬY? By: Blog Đặng Ngữ Nếu thật lòng bầu bí thương nhau, xem nhau như anh em trong một nhà thì chúng ta phải xem tổ tiên của người Khơ-me cũng như tổ tiên của người Kinh. Nghĩa là, văn hóa, văn minh của người Khơ-me phải được xem là văn hóa, văn minh của người Việt Nam. Chúng ta nhất thiết phải xây dựng lại tinh thần Việt, tương lai chung của một nước Việt Nam bằng việc đối xử công bằng, tôn trọng, kính ngưỡng những giá trị lịch sử mới hòng thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ. Nếu thật lòng bầu bí thương nhau, xem nhau như anh em trong một nhà thì chúng ta phải xem tổ tiên của người Chăm cũng như tổ tiên của người Kinh. Nghĩa là, chúng ta phải kính trọng thủy tổ của người Chăm như cái cách chúng ta kính trọng Hùng Vương-thủy tổ của người Kinh vậy. Nên nhớ, chính sự pha trộn giữa ngôn ngữ của các cư dân thuộc nền văn minh sông Hồng và văn minh Chăm đã cho ta hệ thống ngôn ngữ mà chúng ta hiện đang sử dụng: chữ quốc ngữ . Muốn thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ, cần phải truy nguyên và xiển dương những giá trị gốc như vậy. Muốn thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ, chúng ta cần phải quay về với những giá trị gốc, không nhất thiết phải hoành tráng, to lớn, đồ sộ…của văn minh phương Bắc mà quay về với những thứ nho nhỏ, be bé, xinh xinh…nhưng chứa đựng trong đó tư duy của chính chúng ta, những người phương Nam bất khuất. Trong các loại bệnh, bệnh về não vốn khó thăm khám, chẩn đoán, kê toa và được liệt vào loại bệnh nguy hiểm nhất. Người có bệnh não thường không biết mình mắc bệnh nên không đề phòng. Trường hợp phát hiện ra bệnh thì ngoài việc tìm ra đơn thuốc phù hợp, con bệnh phải kiên trì và đủ dũng cảm mới mong khỏi bệnh. Thường nghe nói “bệnh từ tâm mà ra” bởi não bộ con người ta điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người, tâm có ổn thì thân mới khỏe, tâm không ổn thì cơ thể sinh lắm chứng bệnh tật. Một dân tộc có thể tồn tại bên cạnh Trung Hoa mấy ngàn năm nay mà không bị đồng hóa, không bị thôn tính ắt hẳn không phải một dân tộc tồi. Hẳn bên trong dân tộc ấy phải có cái gì đặc biệt, rất đặc biệt. Điều đấy chúng ta không thể phủ nhận. Câu hỏi đặt ra là: tại sao chúng ta có thể tồn tại mà không thể văn minh, hùng cường được? Ở vào những khúc quanh lịch sử, dân tộc ta luôn có những lựa chọn không thể hiểu nổi, hết lần này đến lần khác. Có người bảo rằng chúng ta không may. Có người bảo rằng số phận dân tộc mình phải chịu cảnh như vậy. Cá nhân tôi, tôi không chịu cách lý giải đấy. Vậy thì do điều gì làm cho chúng ta ra nông nổi như thế này? Hay chăng dân tộc chúng ta dung chứa một khuyết tật gì đấy, một khuyết tật tập thể trong cách suy nghĩ, một khuyết tật truyền thừa từ tổ tiên trong cấu trúc tư duy của người Việt? Nếu thừa nhận cái khuyết tật trong tâm lý dân tộc đấy thì chúng ta phải phá bỏ tất cả sao? Vậy thì chúng ta còn gì? Theo tôi, phải phá bỏ để xây dựng lại còn hơn tiếp tục dung chứa những khuyết tật đó, cái thứ độc hại trong tư duy đã làm cho chúng ta tồn tại nhưng tồn tại chẳng khác chi đời sống thực vật. Đời sống nhân loại từ thời cổ đại cho đến nay vốn được xây dựng xoay quanh các trục sau đây: kinh tế, chính trị và văn hóa. Nếu suy nghĩ cho thật kỹ, đời sống văn hóa chính là thượng tầng kiến trúc mà kinh tế & chính trị là hạ tầng của xã hội nhân loại, cũng như của mỗi dân tộc. Không cần thảo luận gì nhiều, hẳn nhiên, chúng ta đánh giá nền văn minh của một dân tộc dựa trên nền thượng tầng kiến trúc của dân tộc ấy bao gồm: tôn giáo, tư tưởng và nghệ thuật. Liệt kê ra từng phân ngành riêng biệt thì gồm 03 phân ngành nhưng cái gốc của cả tôn giáo và nghệ thuật đều nằm ở nơi tư tưởng. Nói cho ngay, tư tưởng-cái gốc của cả kinh tế và chính trị bởi kinh tế hay chính trị thì cũng bắt nguồn từ những cái lý tất nhiên của nó, nghĩa là, phải có những tư tưởng ấy thì mới có những nền tảng kinh tế và chính trị ấy. Muốn tìm hiểu cho thấu đáo nguyên nhân tại sao Nhật Bản có thể duy tân tự cường để văn minh, hùng mạnh mà không phải Trung Hoa hay Việt Nam (theo rất nhiều người vẫn quan niệm, cả ba nước này được xem như “đồng chủng đồng văn” và chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng Khổng Mạnh và triết lý Phật Giáo), chúng ta phải đi tìm cái gốc của vấn đề: cách suy nghĩ của người Nhật Bản, tư tưởng Nhật Bản. Tôi dám chắc rằng, cái tư tưởng Nhật Bản ấy, nó phải có điều gì riêng có, rất đặc sắc và vượt trên hẳn tư tưởng Trung Hoa và Việt Nam cùng thời. Cái tư tưởng ấy thể hiện tinh thần quốc gia Nhật Bản. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà giai cấp cầm quyền khôn ngoan sáng suốt chọn lựa duy tân tự cường thay đổi vận mệnh quốc gia. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà tầng lớp trí thức tinh hoa sốt sắng làm người hướng đạo tiên phong cho công cuộc cải cách. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà quần chúng nhân dân lập chí hăm hở tấn hóa tự cường. Chẳng giống nơi giới cầm quyền của Trung Hoa và Việt Nam: đầu óc ngu dại, cứ ngồi lì trên ngôi cao, lấy quyền cao và sức mạnh bạo lực để đè ép, cản trở ý muốn duy tân tự cường của quốc gia nên công cuộc duy tân không sao thực hiện nổi. Lại thêm đám trí thức hủ nho, thủ cựu cứ tưởng mình khôn lắm rồi, mạnh lắm rồi chẳng thèm đổi mới. Cái mâu thuẫn ấy cứ mỗi ngày một dâng lên tạo thành cách mạng đổ máu tàn bạo mà vẫn không đi đến đích văn minh được. Rốt cuộc vẫn nằm trong cái vòng yếu hèn, phụ thuộc mà mất nước. Bài học lịch sử ấy dường như đang lặp lại với Việt Nam. Nhật Bản duy tân tự cường thành công bởi họ có quần chúng nhân dân rất có chí, trí thức thì thức thời và chính quyền rất sáng suốt. Nói chuyện vui, tôi vốn kỹ sư điện tử, thật lòng chẳng biết gì về kiến trúc với lại mỹ thuật. Mấy năm trước làm thuê cho tụi ngoại quốc nên thỉnh thoảng có qua lại Thượng Hải, Thâm Quyến, Hồng Kông, Ma Cau…rồi học được cái nghề: “architectural lighting solution” chuyên thiết kế, cung cấp các giải pháp chiếu sáng cho các tòa nhà. Có người hỏi tôi, sao lại đâm đầu vào cái chuyên ngành gì mà hẹp vậy. Tôi trả lời, cái gì Hồng Kông, Thượng Hải, Ma Cau, Thâm Quyến có thì Hà Nội, Sài Gòn vài năm sau sẽ có, giống y hệt, không chạy thoát được. Ô hay, sao tôi lại dám qủa quyết như thế nhỉ ? Ngẫm mà xem, cái suy nghĩ này không chỉ mình tôi. Rất nhiều người đã nghĩ như vậy và đã làm như vậy. Thể loại nào bán chạy nhất trên thị trường sách mấy năm nay? Xin thưa, sách dịch các truyện ngắn, tiểu thuyết ngôn tình của các tác giả đô thị Trung Quốc. Lối viết của các nhà văn trẻ ăn khách chúng ta cứ giống giống như các nhà văn trẻ ăn khách bên Tàu. Tôi không cho rằng họ đạo văn hay thuổng ý của đồng nghiệp bên Tàu. Nhưng từ lối hành văn cho đến cách dùng chữ, rồi ý tứ, rồi cốt truyện…tất thảy đều na ná như văn học Tàu. Cái gì dân Tàu làm giả, làm dối được thì người Việt cũng làm được dù cái sự giả, sự dối không bằng với người Tàu. Người Tàu phun hóa chất vào trái cây thì người mình chơi phóc môn vào bánh phở. Người Tàu lấy thịt thối làm nhân bánh bao thì ta lấy thịt thối làm cơm hộp. Người Tàu phá hủy môi sinh thì người ta xem nhẹ sinh thái. Có thể liệt kê rất, rất nhiều những sự giống nhau đến kỳ quặc như vậy. Tự hỏi, người Tàu truyền bá mấy cái trò đấy cho người mình ư? Không thể kết luận như vậy được. Hay người mình cử người sang Tàu học hỏi mà mang về nước hại lẫn nhau? Lại càng không thể. Tại sao người mình lại có những thói quen, hành động giống người Tàu đến vậy? Nếu đồng ý với nhau rằng, tư duy thể hiện thành hành động thì hóa ra người mình có cách suy nghĩ giống người Tàu sao? Cũng có thể lắm chứ. Bây giờ, quay trở lại với câu hỏi đặt ra từ đầu, tại sao chúng ta lại chọn con đường như vậy? Tôi cho rằng, chúng ta không chủ động trong việc chọn lựa. Chúng ta đã chọn lựa như cái cách mà người Tàu đã chọn lựa. Cứ vào những khúc quanh của lịch sử, khi đòi hỏi phải chọn lựa thì lại thấy những người lèo lái vận mệnh quốc gia ngoái cổ sang phương Bắc để xem bên đấy làm như thế nào. Cứ như thể dưới vòm trời này không đâu hơn Trung Hoa. Cứ như thể trên bề mặt đất này không nơi nào văn minh cho bằng nền văn minh của người Hán. Đến ngay cả một tác phẩm vĩ đại của nền văn học Việt như Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng phải dựa vào nguyên tác của một tay vô danh bên Tàu có tên gọi Thanh Tâm Tài Nhân. Phải chăng cụ Nguyễn Du nhà ta không có khả năng sáng tác từ một nguyên bản do chính cụ tạo nên ? Nói như thế tức coi thường bậc danh nhân của nhà mình rồi. Có thể Nguyễn Du không ý thức việc này. Nhưng Freud và Carl Jung có thể lý giải: bởi cấu trúc tư duy của Nguyễn Du, cái văn hóa Hán nó truyền thừa từ tổ tiên đã ăn sâu vào tận vô thức của đại thi hàoi. Nguyễn Du đã như vậy, các sĩ phu khác của chúng ta cũng không khá hơn. Thứ Nho giáo của chúng ta là thứ Nho giáo cặn bã, không được tinh lọc với tên gọi Việt nho. Sĩ phu chúng ta muôn đời thờ hai chữ “trung quân” mà không biết đến quần chúng nhân dân cái chi cả. Vua cho ăn thì ăn, vua bảo nói thì nói, vua bảo viết thì viết. Cho nên, cái sử của nước ta chỉ thuần túy thứ sử của nhà cầm quyền đánh nhau mà chả thấy hình bóng quần chúng nhân dân đâu cả. Lịch sử đâu phải một dòng sông đầy máu và chiến sĩ trận vong. Hai bên bờ lịch sử phải có kẻ cày ruộng, người dệt vải, học trò đi học…nữa chứ. Rõ ràng, cách viết sử của mình cũng thuần một thứ copy cách viết lịch sử của người Hán. Có người thắc mắc, sao người Việt chúng ta không thể lập thuyết? Lập thuyết để làm gì khi Khổng Tử vẫn còn ngồi bệ vệ trên cao kia, nơi phát khởi nguyên khí quốc gia. Lập thuyết để làm gì khi ngày ngày sĩ tử nước ta vẫn vái lạy con người xa lạ đến từ Trung Nguyên kia. Những người suy nghĩ giống nhau thì hành động giống nhau, những nền văn hóa giống nhau thì chọn lựa cũng giống nhau. Một người am hiểu văn hóa, chính trị như ông Nguyễn Xuân Tụ có ý gì khi lấy cái “nick name” Hà Sĩ Phu? Sĩ phu Bắc Hà ư? Cái “nick name” đầy Nho nghĩa ấy gợi nên nhiều suy nghĩ về việc chúng ta bị Hán hóa từ trong cấu trúc tư duy. Nó làm chúng ta nhớ đến một vị quân vương chăng? Cho nên, cá nhân tôi cho rằng ngày nào mà người phương Bắc chưa thay đổi mô hình chính trị hay chủ thuyết của họ thì ngày đó nước mình vẫn chưa có hi vọng thay đổi gì lớn. Chúng ta không chống Tàu, chúng ta không kỳ thị Tàu nhưng ngày nào mà chúng ta chưa nhận thức đúng vấn đề để thay đổi từ trong cái cách mà chúng ta tư duy thì: đừng có mơ. … Tôi nói sai chăng? Tự đáy lòng mình, với tư cách một con dân đất Việt, tôi sẽ reo mừng nếu tôi nói sai các bạn ạ.