Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

NHỮNG KẺ ÂM MƯU LOẠI ĐẢNG CS !

Đánh án Kiên “bạc” chỉ là một phần của chuyên án chính trị bảo vệ chế độ - Có nhiều tin kỹ thuật từ mạng lưới Tổng cục 2 quân đội cho thấy âm mưu soán Đảng, lật đổ chế độ chưa bao giờ rõ như lúc này. – Chuyên án bảo vệ chế độ (thực chất là một kế hoạch) mang bí số riêng, được một Tổ Công tác âm thầm thực hiện việc chuẩn bị, trinh sát, củng cố chứng cứ. Tổ Công tác, gồm những cán bộ có phẩm chất chính trị ưu tú nhất, trung kiên nhất, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cao nhất trong Quân ủy. – Yêu cầu cao nhất là phải bí mật vì sẽ đụng chạm đến nhiều cán bộ chủ chốt của Đảng, Chính phủ, cùng mạng lưới của họ. “Nhóm lợi ích” đã thế chỗ của “Thế lực thù địch” trong báo cáo Lợi dụng sự yếu kém về tổ chức nhà nước, sự chậm chễ có nguyên nhân khách quan, chủ quan trong xây dựng nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh dân chủ hóa, “Nhóm lợi ích” trong đó có một số cán bộ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Chính phủ, đã vơ vét tài nguyên, của cải của nhà nước và nhân dân, trở thành thế lực nguy hiểm nhất đe dọa sự sống còn của Đảng từ bên trong. Được cảnh báo về mối hiểm họa từ bên trong đe dọa trực tiếp sự sống còn của Đảng, đẩy đất nước đến khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất kể từ 1985, trước Hội nghị Trung ương, Tổng bí thư đã làm việc nhiều lần với: - Tổng cục 2, khẳng định lại cơ quan tình báo quân đội là chỗ dựa của chế độ. - Bộ Công an, Tổng bí thư nhấn mạnh Công an là thanh kiếm bảo vệ chế độ. Sau Hội nghị Trung ương vừa qua, ông Trọng làm việc hẳn bên VP của Quân ủy Trung ương trong Bộ QP mà ít khi về ngồi bên Trụ sở Trung ương Đảng, trừ lúc cần. “Nhóm lợi ích” lũng đoạn và đã chiếm đoạt trên 50% tài sản quốc gia: - Lũng đoạn toàn bộ các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, xương sống của kinh tế quốc gia - Thao túng hệ thống tài chính, ngân hàng - Làm rối loạn chính sách tiền tệ. - Chiếm đoạt và bán rẻ tài nguyên thiên nhiên. - Làm tê liệt nền sản xuất - Huy động lực lượng vũ trang “thu hồi” đất bừa bãi phục vụ lợi ích cá nhân. - Làm rối loạn nhiều chính sách khác về giáo dục, y tế, văn hóa. - Quan hệ trái phép với nhiều nhóm lợi ích nước ngoài. Âm mưu lớn “Nhóm lợi ích” đã cùng nhau mưu toan lớn nhằm phá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. - Tiếp tục lũng đoạn các cơ quan Đảng, chính quyền. - Mua chuộc cán bộ chủ chốt, làm tha hóa bộ máy cảnh sát, an ninh, quân đội tại nhiều cấp. - Làm tê liệt các nguyên tắc tổ chức từ bên trong. - Làm vô hiệu hóa các cơ quan chức năng của Đảng Cộng sản. - Biến công cụ chuyên chính thành những cỗ máy phục vụ lợi ích của các bố già. - Biến nền báo chí cách mạng, các cơ quan quản lý báo chí thành những người đưa tin, tuyên truyền cho “Nhóm lợi ích”. - Những chủ trương lớn về xây dựng Đảng, dân chủ hóa chỉ được triển khai qua loa, đại khái. - Tiến hành các hoạt động tinh vi đặt Đảng vào thế đối đầu với nhân dân, hướng sự bất bình của nhân dân vào Đảng. - Mưu toan ám sát một số cán bộ cao cấp (nếu cần). Xây dựng cương lĩnh chính trị lật đổ Cùng với việc vơ vét, lũng đoạn, phá hoại tổ chức Đảng, “Nhóm lợi ích” ráo riết tiến hành xây dựng cương lĩnh chính trị phục vụ “giai đoạn mới”. Mục tiêu cương lĩnh không phải là xây dựng một chế độ dân chủ thực sự mà “Nhóm lợi ích” toan tính dựng lên một nhà nước với chế độ tổng thống độc tài lãnh đạo do ”Nhóm” kiểm soát. “Nhóm lợi ích” công khai cổ vũ mô hình của Nga thời hậu Cộng sản, đồng thời không giấu diếm bàn bạc về “sự chuyển tiếp” trong hòa bình. Một số bố già được “Nhóm” cử đi tham quan, nghiên cứu nhằm hoàn thiện cương lĩnh chính trị. Theo cương lĩnh chính trị, một nhà nước tư bản độc tài sẽ được dựng lên với tổng thống do các bố già thao túng. Bộ máy an ninh quân đội, truyền thông sẽ phục vụ lợi ích của các bố già này, toàn bộ tài sản quốc gia sẽ tập trung vào tay các Soái, các Bố. Những ai đứng sau cương lĩnh này là câu hỏi lớn nhất mà những người thực hiện Kế hoạch tạm gọi là “Bảo vệ chế độ” đang ráo riết tìm câu trả lời và câu trả lời chắc chắn sẽ được sử dụng để Đảng thực hiện thanh trừng nội bộ. Quy mô và phạm vi thanh trừng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có tin là không loại trừ cả Thủ tướng. Trong những ngày tới cuộc đấu tranh nội bộ này của Đảng Cộng sản sẽ diễn ra rất gay gắt nhưng thầm lặng. Có tin là đoàn Chính phủ đã xin vào chúc mừng sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng vẫn chưa được “sắp xếp”. Cầu Nhật Tân

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

" SẮT " VỚI SỨC KHỎE

6 ẢNH CHỤP TẠI MIỀN NAM CÁCH NAY 40 NĂM ! Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt rất phổ biến ở các nước trên thế giới. Nguyên nhân bắt nguồn từ những quan niệm sai lầm trong ăn uống sau: 1. Ăn nhiều thịt không tốt cho cơ thể Một số phụ nữ nghe trên quảng cáo những độc hại trong thịt gây tổn hại đến sức khỏe nên chỉ chú trọng vào ăn những thực phẩm từ thực vật, dẫn đến việc ăn quá ít thực phẩm từ dộng vật chứa nhiều nguyên tố Sắt. Trên thực tế, thực phẩm từ động vật không chỉ chứa hàm lượng sắt phong phú mà khả năng hấp thu cũng rất cao, đạt đến 25%. Còn nguyên tố sắt có trong thực phẩm từ thực vật còn chịu sự ảnh hưởng của acid phytic, oxalate chứa trong thực phẩm đó làm cho tỉ lệ hấp thu thấp, chỉ còn khoảng 3%. Do đó, kiêng ăn thịt sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, trong ăn uống hàng ngày, lượng ăn vào rau củ quả và thịt đều phải cân bằng. 2. Trứng, sữa bổ cho người bị thiếu máu Sữa bò đủ dinh dưỡng nhưng chứa hàm lượng Sắt rất thấp, tỉ lệ hấp thu của cơ thể chỉ khoảng 10%. Ví dụ như trẻ em được nuôi bằng sữa bò, nếu người mẹ coi thường việc bổ sung thêm những thức ăn bổ dưỡng khác sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu Sắt. Lòng đỏ trứng gà bổ sung sắt tốt, hàm lượng sắt có trong lòng đỏ trứng gà tuy tương đối cao nhưng tỉ lệ hấp thu loại Sắt này chỉ 3%, nên không phải là loại thực phẩm có thể bổ sung sắt. Một số protein có trong trứng gà sẽ làm ức chế sự hấp thu sắt của cơ thể. Do đó, sữa bò và lòng đỏ trứng mà mọi người thường ăn tuy dinh dưỡng phong phú, nhưng nếu dựa vào chúng để bổ sung Sắt cho cơ thể thì không đủ. Tuy nhiên, gan động vật không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà tỉ lệ cơ thể hấp thu được cao trên 30%, rất thích hợp cho việc bổ sung Sắt cho cơ thể. 3. Rau tươi và hoa quả vô ích trong việc bổ sung sắt Rất nhiều người không biết rằng ăn nhiều rau tươi, hoa quả rất tốt cho việc bổ sung sắt. Điều này là vì trong hoa quả và rau tươi có chứa nhiều Vitamin C, acid citric, acid malic, những loại acid hữu cơ này có thể kết hợp với sắt hình thành nên hợp chất, từ đó tăng độ hòa tan của sắt trong đường ruột, có lợi cho việc hấp thu sắt. 4. Cà phê và trà uống nhiều vô hại Đối với phụ nữ mà nói, uống quá nhiều cà phê và trà có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Đó là bởi vì acidum tannicum trong lá trà và những chất loại polyphenol có trong cà phê có thể kết hợp với Sắt hình thành nên loại muối khó tan, ức chế sự hấp thu chất sắt. Vì thế, phụ nữ nên uống trà và cà phê vừa phải, mỗi ngày 1-2 cốc là đủ. 5. Thiếu máu được cải thiện là có thể dừng thuốc sắt Người bị bệnh thiếu máu theo chỉ thị của bác sĩ là uống thuốc Sắt, thấy tình hình thiếu máu đã cải thiện hoặc ổn định liền dừng uống thuốc, điều này là một cách làm sai lầm. Như vậy sẽ làm cho tình trạng thiếu máu xuất hiện lần nữa. Phương pháp chính xác là dùng thuốc sắt trị liệu bệnh thiếu máu do thiếu sắt, cho đến khi chứng thiếu máu đã ổn định thì vẫn phải tiếp tục uống thuốc sắt từ 6-8 tuần để bổ sung lượng sắt tích lũy trong cơ thể. 6. Đường đỏ có hiệu quả bổ máu Trong dân gian có truyền nhau rằng nước đường đỏ có thể bổ máu, trong thời kỳ kinh nguyệt và thời kỳ hậu sản, phụ nữ thường uống nước đường đỏ để bổ máu. Tuy nhiên, chuyên gia đã chỉ ra rằng, nước đường đỏ không có công hiệu thần kỳ như dân gian truyền. Chuyên gia cho biết, đường đỏ không có các công hiệu thần kỳ như dân gian nói là “ích khí dưỡng huyết”, “thúc đẩy co nhanh dạ con, bài trừ ứ huyết sau khi sinh”, trên thực tế trong đường đỏ không có thành phần hữu ích cho việc bổ máu mà đường đỏ nếu trong quá trình chế biến không sạch sẽ còn có thể chứa cả các tạp chất.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

TỨC NƯỚC VỠ BỜ !

Khi quan Cộng sản quỳ gối vái dân Bí thư đảng ủy đảng Cộng sản khu công nghiệp Tân Giang Trương Ái Hoa quỳ xuống xin lỗi người dân. Bùi Tín 13.05.2013 Ngày 19 tháng Tư, vài chục quan chức của thành phố Thái Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), tổ chức một buổi tiệc lớn trong khu công nghiệp Tân Giang đang được mở rộng. Đây không phải là một sự kiện đáng được dư luận chú ý, nếu không có những diễn biến mà ấn bản Tiếng Anh Shanghai Daily của Thượng Hải Nhật Báo (số ra ngày 20 tháng Tư) nói là đã xảy ra sau đó. Theo bản tin tiếng Việt của Nguyên Thúy dựa trên một bài tường thuật trên mạng China.org.cn và được đăng trên báo mạng Việt Nam Thanh Niên.online ngày 23 tháng Tư thì sau đây là những sự kiện đã gây chấn động trong dư luận địa phương: Trong lúc bữa tiệc đang diễn ra trong phòng ăn lớn sang trọng của trụ sở Ban Quản lý Khu công nghiệp, hơn 1000 nông dân bất ngờ kéo tới tập trung trước cổng lớn. Kế đó họ đóng cổng không cho ai ra vào, rồi hò hét, giương biểu ngữ chống tham quan ô lại do chính đảng CS TQ đề xướng, đoạn xông vào giữa phòng tiệc, đồng thanh hô khẩu hiệu đả đảo tham nhũng. Hoảng hốt trước khí thế căm giận hừng hực của dân chúng, các lực lượng bảo vệ lủi mất, có người đứng vào hàng ngũ những người phản đối. Quá khiếp sợ, quan chức cấp cao nhất trong bữa tiệc là bí thư đảng ủy đảng Cộng sản khu công nghiệp Tân Giang Trương Ái Hoa đột nhiên quỳ xuống, khiến các quan lớn nhỏ khác phát hoảng cũng quỳ theo,và tất cả đã vái lạy quần chúng nông dân, xin tha tội chết. Bài báo ghi lời của quan lớn họ Trương như sau: «Chúng tôi sai, các ông các bà bảo chúng tôi làm gì cũng được, nhưng xin cho chúng tôi ra khỏi nơi này ». Cùng với bản tin vửa kể, Shanghai Daily còn đăng một bức ảnh về sự kiện hiếm có này. Nhưng ngoài báo Shanghai Daily, dư luận chưa ghi nhận được một phương tiện truyền thông thuộc lề phải nào khác ở TQ đưa tin về sự kiện hiếm có này. Riêng tại Việt Nam, ngoài bản tin của Nguyên Thúy, người ta cũng chưa thấy có một cơ quan thống tấn chính thức nào của nhà nước tường trình về vụ phản đối của nông dân Thái Châu. Cũng theo báo Shanghai Daily, nông dân Thái Châu đã quyết định có phản ứng quyết liệt như thế sau khi được tin một bữa tiệc đã được đặt hàng từ một khách sạn 5 sao, với thực đơn đặc biệt sơn hào hải vị độc đáo, có thuốc lá cao cấp và rượu ngoại, mỗi bàn tiệc 8 xuất có giá 10.000 nhân dân tệ, tức tương đương với khoảng 1.612 $ đôla Mỹ. Họ muốn bắt tận tay day tận cánh với đầy đủ tang chứng về cảnh ăn chơi hưởng lạc của bọn quan quyền trong Khu công nghiệp Tân Giang, thông đồng với bọn quan chức Cộng sản của tỉnh, huyện và thành phố địa phương, ăn chơi phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của nông dân lao động. Báo Shanghai Daily cho biết thêm: Những người lãnh đạo nông dân sau khi được các quan lớn quỳ gối cúi đầu vái lạy như tế sao, đã bắt chúng viết lời tự thú tỷ mỷ có ký tên đàng hoàng ở bên dưới. Họ còn chụp ảnh, ghi lời các nhân chứng suốt từ tối cho đến 23 giờ đêm mới cho bọn thực khách ra về. Sau đó họ đem thức ăn chưa kịp tiêu thụ phân phát cho các gia đình nghèo ở quanh khu công nghiệp. Trong bài bình luận đi kèm bản tin trên, Shanghai Daily nhận định: Các lực lượng bảo vệ, an ninh, công an, quân đội của chế độ độc đảng tham nhũng đến lúc nào đó sẽ không còn là lực lượng tin cẩn của bọn tham nhũng, họ sẽ chuyển sang ủng hộ nông dân, ủng hộ và phối hợp với những công dân lương thiện để cùng xây dựng một xã hội mới công bằng và trong sáng. Bài bình luận nhắc đến khẩu hiệu của đông đảo nhân dân xuống đường ở Tunisia và Ai Cập gửi lực lượng an ninh và quân đội: Đừng làm chó giữ nhà cho bọn tỷ phú mới!. Đây là một khẩu hiệu rất có tác dụng, dẫn đến việc quân đội Ai Cập chính thức tỏ thái độ 3 điểm giữa cuộc đấu tranh là: không bắn vào dân, bảo vệ dân và tán thành cuộc xuống đường của nhân dân, đòi thay chế độ độc đảng bằng chế độ đa đảng trong ôn hòa ( Hãy coi chừng và cẩn thận, cảnh giác khi ĐCS trả thù ! )

BÀI HỌC LÀ GÌ ?

< Một công trình công cộng tại Triều Tiên mới XD TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHỌN CON ĐƯỜNG NHƯ VẬY? By: Blog Đặng Ngữ Nếu thật lòng bầu bí thương nhau, xem nhau như anh em trong một nhà thì chúng ta phải xem tổ tiên của người Khơ-me cũng như tổ tiên của người Kinh. Nghĩa là, văn hóa, văn minh của người Khơ-me phải được xem là văn hóa, văn minh của người Việt Nam. Chúng ta nhất thiết phải xây dựng lại tinh thần Việt, tương lai chung của một nước Việt Nam bằng việc đối xử công bằng, tôn trọng, kính ngưỡng những giá trị lịch sử mới hòng thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ. Nếu thật lòng bầu bí thương nhau, xem nhau như anh em trong một nhà thì chúng ta phải xem tổ tiên của người Chăm cũng như tổ tiên của người Kinh. Nghĩa là, chúng ta phải kính trọng thủy tổ của người Chăm như cái cách chúng ta kính trọng Hùng Vương-thủy tổ của người Kinh vậy. Nên nhớ, chính sự pha trộn giữa ngôn ngữ của các cư dân thuộc nền văn minh sông Hồng và văn minh Chăm đã cho ta hệ thống ngôn ngữ mà chúng ta hiện đang sử dụng: chữ quốc ngữ . Muốn thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ, cần phải truy nguyên và xiển dương những giá trị gốc như vậy. Muốn thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ, chúng ta cần phải quay về với những giá trị gốc, không nhất thiết phải hoành tráng, to lớn, đồ sộ…của văn minh phương Bắc mà quay về với những thứ nho nhỏ, be bé, xinh xinh…nhưng chứa đựng trong đó tư duy của chính chúng ta, những người phương Nam bất khuất. Trong các loại bệnh, bệnh về não vốn khó thăm khám, chẩn đoán, kê toa và được liệt vào loại bệnh nguy hiểm nhất. Người có bệnh não thường không biết mình mắc bệnh nên không đề phòng. Trường hợp phát hiện ra bệnh thì ngoài việc tìm ra đơn thuốc phù hợp, con bệnh phải kiên trì và đủ dũng cảm mới mong khỏi bệnh. Thường nghe nói “bệnh từ tâm mà ra” bởi não bộ con người ta điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người, tâm có ổn thì thân mới khỏe, tâm không ổn thì cơ thể sinh lắm chứng bệnh tật. Một dân tộc có thể tồn tại bên cạnh Trung Hoa mấy ngàn năm nay mà không bị đồng hóa, không bị thôn tính ắt hẳn không phải một dân tộc tồi. Hẳn bên trong dân tộc ấy phải có cái gì đặc biệt, rất đặc biệt. Điều đấy chúng ta không thể phủ nhận. Câu hỏi đặt ra là: tại sao chúng ta có thể tồn tại mà không thể văn minh, hùng cường được? Ở vào những khúc quanh lịch sử, dân tộc ta luôn có những lựa chọn không thể hiểu nổi, hết lần này đến lần khác. Có người bảo rằng chúng ta không may. Có người bảo rằng số phận dân tộc mình phải chịu cảnh như vậy. Cá nhân tôi, tôi không chịu cách lý giải đấy. Vậy thì do điều gì làm cho chúng ta ra nông nổi như thế này? Hay chăng dân tộc chúng ta dung chứa một khuyết tật gì đấy, một khuyết tật tập thể trong cách suy nghĩ, một khuyết tật truyền thừa từ tổ tiên trong cấu trúc tư duy của người Việt? Nếu thừa nhận cái khuyết tật trong tâm lý dân tộc đấy thì chúng ta phải phá bỏ tất cả sao? Vậy thì chúng ta còn gì? Theo tôi, phải phá bỏ để xây dựng lại còn hơn tiếp tục dung chứa những khuyết tật đó, cái thứ độc hại trong tư duy đã làm cho chúng ta tồn tại nhưng tồn tại chẳng khác chi đời sống thực vật. Đời sống nhân loại từ thời cổ đại cho đến nay vốn được xây dựng xoay quanh các trục sau đây: kinh tế, chính trị và văn hóa. Nếu suy nghĩ cho thật kỹ, đời sống văn hóa chính là thượng tầng kiến trúc mà kinh tế & chính trị là hạ tầng của xã hội nhân loại, cũng như của mỗi dân tộc. Không cần thảo luận gì nhiều, hẳn nhiên, chúng ta đánh giá nền văn minh của một dân tộc dựa trên nền thượng tầng kiến trúc của dân tộc ấy bao gồm: tôn giáo, tư tưởng và nghệ thuật. Liệt kê ra từng phân ngành riêng biệt thì gồm 03 phân ngành nhưng cái gốc của cả tôn giáo và nghệ thuật đều nằm ở nơi tư tưởng. Nói cho ngay, tư tưởng-cái gốc của cả kinh tế và chính trị bởi kinh tế hay chính trị thì cũng bắt nguồn từ những cái lý tất nhiên của nó, nghĩa là, phải có những tư tưởng ấy thì mới có những nền tảng kinh tế và chính trị ấy. Muốn tìm hiểu cho thấu đáo nguyên nhân tại sao Nhật Bản có thể duy tân tự cường để văn minh, hùng mạnh mà không phải Trung Hoa hay Việt Nam (theo rất nhiều người vẫn quan niệm, cả ba nước này được xem như “đồng chủng đồng văn” và chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng Khổng Mạnh và triết lý Phật Giáo), chúng ta phải đi tìm cái gốc của vấn đề: cách suy nghĩ của người Nhật Bản, tư tưởng Nhật Bản. Tôi dám chắc rằng, cái tư tưởng Nhật Bản ấy, nó phải có điều gì riêng có, rất đặc sắc và vượt trên hẳn tư tưởng Trung Hoa và Việt Nam cùng thời. Cái tư tưởng ấy thể hiện tinh thần quốc gia Nhật Bản. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà giai cấp cầm quyền khôn ngoan sáng suốt chọn lựa duy tân tự cường thay đổi vận mệnh quốc gia. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà tầng lớp trí thức tinh hoa sốt sắng làm người hướng đạo tiên phong cho công cuộc cải cách. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà quần chúng nhân dân lập chí hăm hở tấn hóa tự cường. Chẳng giống nơi giới cầm quyền của Trung Hoa và Việt Nam: đầu óc ngu dại, cứ ngồi lì trên ngôi cao, lấy quyền cao và sức mạnh bạo lực để đè ép, cản trở ý muốn duy tân tự cường của quốc gia nên công cuộc duy tân không sao thực hiện nổi. Lại thêm đám trí thức hủ nho, thủ cựu cứ tưởng mình khôn lắm rồi, mạnh lắm rồi chẳng thèm đổi mới. Cái mâu thuẫn ấy cứ mỗi ngày một dâng lên tạo thành cách mạng đổ máu tàn bạo mà vẫn không đi đến đích văn minh được. Rốt cuộc vẫn nằm trong cái vòng yếu hèn, phụ thuộc mà mất nước. Bài học lịch sử ấy dường như đang lặp lại với Việt Nam. Nhật Bản duy tân tự cường thành công bởi họ có quần chúng nhân dân rất có chí, trí thức thì thức thời và chính quyền rất sáng suốt. Nói chuyện vui, tôi vốn kỹ sư điện tử, thật lòng chẳng biết gì về kiến trúc với lại mỹ thuật. Mấy năm trước làm thuê cho tụi ngoại quốc nên thỉnh thoảng có qua lại Thượng Hải, Thâm Quyến, Hồng Kông, Ma Cau…rồi học được cái nghề: “architectural lighting solution” chuyên thiết kế, cung cấp các giải pháp chiếu sáng cho các tòa nhà. Có người hỏi tôi, sao lại đâm đầu vào cái chuyên ngành gì mà hẹp vậy. Tôi trả lời, cái gì Hồng Kông, Thượng Hải, Ma Cau, Thâm Quyến có thì Hà Nội, Sài Gòn vài năm sau sẽ có, giống y hệt, không chạy thoát được. Ô hay, sao tôi lại dám qủa quyết như thế nhỉ ? Ngẫm mà xem, cái suy nghĩ này không chỉ mình tôi. Rất nhiều người đã nghĩ như vậy và đã làm như vậy. Thể loại nào bán chạy nhất trên thị trường sách mấy năm nay? Xin thưa, sách dịch các truyện ngắn, tiểu thuyết ngôn tình của các tác giả đô thị Trung Quốc. Lối viết của các nhà văn trẻ ăn khách chúng ta cứ giống giống như các nhà văn trẻ ăn khách bên Tàu. Tôi không cho rằng họ đạo văn hay thuổng ý của đồng nghiệp bên Tàu. Nhưng từ lối hành văn cho đến cách dùng chữ, rồi ý tứ, rồi cốt truyện…tất thảy đều na ná như văn học Tàu. Cái gì dân Tàu làm giả, làm dối được thì người Việt cũng làm được dù cái sự giả, sự dối không bằng với người Tàu. Người Tàu phun hóa chất vào trái cây thì người mình chơi phóc môn vào bánh phở. Người Tàu lấy thịt thối làm nhân bánh bao thì ta lấy thịt thối làm cơm hộp. Người Tàu phá hủy môi sinh thì người ta xem nhẹ sinh thái. Có thể liệt kê rất, rất nhiều những sự giống nhau đến kỳ quặc như vậy. Tự hỏi, người Tàu truyền bá mấy cái trò đấy cho người mình ư? Không thể kết luận như vậy được. Hay người mình cử người sang Tàu học hỏi mà mang về nước hại lẫn nhau? Lại càng không thể. Tại sao người mình lại có những thói quen, hành động giống người Tàu đến vậy? Nếu đồng ý với nhau rằng, tư duy thể hiện thành hành động thì hóa ra người mình có cách suy nghĩ giống người Tàu sao? Cũng có thể lắm chứ. Bây giờ, quay trở lại với câu hỏi đặt ra từ đầu, tại sao chúng ta lại chọn con đường như vậy? Tôi cho rằng, chúng ta không chủ động trong việc chọn lựa. Chúng ta đã chọn lựa như cái cách mà người Tàu đã chọn lựa. Cứ vào những khúc quanh của lịch sử, khi đòi hỏi phải chọn lựa thì lại thấy những người lèo lái vận mệnh quốc gia ngoái cổ sang phương Bắc để xem bên đấy làm như thế nào. Cứ như thể dưới vòm trời này không đâu hơn Trung Hoa. Cứ như thể trên bề mặt đất này không nơi nào văn minh cho bằng nền văn minh của người Hán. Đến ngay cả một tác phẩm vĩ đại của nền văn học Việt như Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng phải dựa vào nguyên tác của một tay vô danh bên Tàu có tên gọi Thanh Tâm Tài Nhân. Phải chăng cụ Nguyễn Du nhà ta không có khả năng sáng tác từ một nguyên bản do chính cụ tạo nên ? Nói như thế tức coi thường bậc danh nhân của nhà mình rồi. Có thể Nguyễn Du không ý thức việc này. Nhưng Freud và Carl Jung có thể lý giải: bởi cấu trúc tư duy của Nguyễn Du, cái văn hóa Hán nó truyền thừa từ tổ tiên đã ăn sâu vào tận vô thức của đại thi hàoi. Nguyễn Du đã như vậy, các sĩ phu khác của chúng ta cũng không khá hơn. Thứ Nho giáo của chúng ta là thứ Nho giáo cặn bã, không được tinh lọc với tên gọi Việt nho. Sĩ phu chúng ta muôn đời thờ hai chữ “trung quân” mà không biết đến quần chúng nhân dân cái chi cả. Vua cho ăn thì ăn, vua bảo nói thì nói, vua bảo viết thì viết. Cho nên, cái sử của nước ta chỉ thuần túy thứ sử của nhà cầm quyền đánh nhau mà chả thấy hình bóng quần chúng nhân dân đâu cả. Lịch sử đâu phải một dòng sông đầy máu và chiến sĩ trận vong. Hai bên bờ lịch sử phải có kẻ cày ruộng, người dệt vải, học trò đi học…nữa chứ. Rõ ràng, cách viết sử của mình cũng thuần một thứ copy cách viết lịch sử của người Hán. Có người thắc mắc, sao người Việt chúng ta không thể lập thuyết? Lập thuyết để làm gì khi Khổng Tử vẫn còn ngồi bệ vệ trên cao kia, nơi phát khởi nguyên khí quốc gia. Lập thuyết để làm gì khi ngày ngày sĩ tử nước ta vẫn vái lạy con người xa lạ đến từ Trung Nguyên kia. Những người suy nghĩ giống nhau thì hành động giống nhau, những nền văn hóa giống nhau thì chọn lựa cũng giống nhau. Một người am hiểu văn hóa, chính trị như ông Nguyễn Xuân Tụ có ý gì khi lấy cái “nick name” Hà Sĩ Phu? Sĩ phu Bắc Hà ư? Cái “nick name” đầy Nho nghĩa ấy gợi nên nhiều suy nghĩ về việc chúng ta bị Hán hóa từ trong cấu trúc tư duy. Nó làm chúng ta nhớ đến một vị quân vương chăng? Cho nên, cá nhân tôi cho rằng ngày nào mà người phương Bắc chưa thay đổi mô hình chính trị hay chủ thuyết của họ thì ngày đó nước mình vẫn chưa có hi vọng thay đổi gì lớn. Chúng ta không chống Tàu, chúng ta không kỳ thị Tàu nhưng ngày nào mà chúng ta chưa nhận thức đúng vấn đề để thay đổi từ trong cái cách mà chúng ta tư duy thì: đừng có mơ. … Tôi nói sai chăng? Tự đáy lòng mình, với tư cách một con dân đất Việt, tôi sẽ reo mừng nếu tôi nói sai các bạn ạ.

NGƯỜI TRUNG QUỐC VUI MỪNG VÌ ĐƯỢC SỐNG Ở VIỆT NAM !

Người Trung Quốc đang ở Việt Nam? 22/06/2013Cầu Nhật Tân Sân bến xe khách Giáp Bát một buổi trưa hè nóng như rang, đi sau một trung niên tay xách nách mang cùng 2 con nhỏ đang lơ ngơ giữa đám đông, tôi bèn ngỏ lời vác giúp đồ để anh có thể dắt 2 đứa trẻ. Thật may là chúng tôi lại cùng chuyến xe trật như nêm về Hà Tĩnh. Khó có thể đoán anh bạn đồng hành người tỉnh nào vì giọng nói pha chút Hà Tĩnh nhưng tiếng Việt lại na ná như người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, qua cách mặc cả rất thành thạo của anh với nhà xe thì tôi lại tự quả quyết anh này là người Kinh chắc đi làm ăn xa mạn Lai Châu, Hà Giang gì đó. Quê tôi Hà Tĩnh vẫn vậy mà, ruộng đất ít, cả làng tứ tán khắp nơi. Có khi anh em ruột cùng gia đình mà gần 10 năm mới gặp nhau vì kẻ thì đi làm cửu vạn chui tận Thái Lan còn người thì đi thợ đào vàng tận miền núi phía Bắc… Anh chàng ngồi cạnh có vẻ kiệm lời nên tôi chủ động hỏi chuyện. Hóa ra anh họ Từ, quê ở rất xa tận một làng tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Quê anh kinh tế cũng rất khó khăn. Dân làng phần lớn phiêu bạt đi kiếm ăn tận Phúc Kiến, Quảng Đông, đảo Hải Nam … Phận làm thợ nên chỉ đủ ăn mà không có tích lũy. Tuy là con một nhưng đã gần 40 mà anh không lấy nổi vợ vì gia cảnh khó khăn và ở Trung Quốc thì ít con gái. Cách đây 8 năm, đang bơ vơ thất nghiệp vì nhà máy anh làm tại Quảng Đông sa thải công nhân, lại không có tiền về quê với bố mẹ già, anh được một tay bạn cùng quê dắt theo sang Việt Nam làm việc chui. Cùng đi còn có gần 50 người khác, toàn bộ đều chưa lập gia đình. Điểm đầu tiên anh đến là làm thợ phụ xây dựng cho nhà thầu Trung Quốc tại một nhà máy điện ở Quảng Ninh. Công việc vất vả, thu nhập thì bèo bọt như bên Trung Quốc nhưng đổi lại – như anh nói – có cơ hội lấy được vợ Việt Nam. Nói đến đây anh khì khì cười rất khoái. Sau đó, anh phiêu bạt đến làm thợ tại khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), tính chuyện ở đây ít bữa rồi theo lũ bạn cùng quê vào Đắc Nông vì nghe nói trong đó trả công hậu hơn. Ban đầu anh làm xây dựng, sau đó chuyển sang làm thợ cho một doanh nghiệp Trung Quốc tại Vũng Áng. Duyên phận thế nào mà anh se duyên được với một cô gái Hà Tĩnh nhà ở ngay Kỳ Anh, thế là ở lỳ đến nay. Mới gần 6 năm mà vợ chồng anh sinh liền 2 đứa con trai. Nhà vợ lại cho đất làm nhà. Hộ khẩu cho cả nhà đã xong. Đứa lớn sắp đi học. Chỉ mất ít “thủ tục” cho cán bộ địa phương – như anh nói – là đâu vào đó. Bố mẹ đẻ của anh bên Hồ Nam vui lắm. Anh bảo về bên Trung Quốc, không những khó lấy vợ mà lại còn không được sinh thêm con thứ 2. Nhỡ mà có thai con thứ 2, chính quyền địa phương cưỡng chế đi phá thai ngay. Nói đến đây anh khoe thêm là vợ anh đang mang bầu đứa thứ 3 nên chuyến đi về quê Hồ Nam lần này chỉ có anh và 2 con. Tới đây, anh có kế hoạch đưa bố mẹ già sang Việt Nam để tiện phụng dưỡng. Hóa ra anh vừa dắt con về thăm quê và sang lại Việt Nam. Anh cũng “bật mí” là quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang tốt đẹp nên ngày càng có nhiều trai làng Trung Quốc như anh chọn sang Việt Nam theo cách này. Ngay làng của anh ở Hồ Nam bây giờ có hơn 20 người đang ở Đắc Nông và đều đã may mắn kiếm được vợ. Anh nói đi lại giữa hai nước qua biên giới bây giờ tiện lắm. Chỉ mất phí hơn trăm tệ (Nhân dân Tệ) là có đường dây đưa qua biến giới rất an toàn đến tận Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà chẳng cần giấy tờ nhiêu khê gì cả. Nghe chuyện của anh Từ, tôi chợt chạnh lòng bởi 2 đứa em tôi dời bỏ quê Hà Tĩnh phiêu bạt sang Thái Lan cõng hàng thuê ở chợ đã hơn 4 năm nay chưa về. Chúng kém may hơn anh Từ nhiều lần vì ở ngay chính Tổ quốc của mình chúng đã bị cắt hộ khẩu khi Công an xã rà soát, phát hiện chúng vắng mặt tại địa phương trên 6 tháng. Không có hộ khẩu sẽ không có chứng minh thư, không có hộ chiếu, không được xã xét cấp đất giãn dân (thực ra là phải mua), không cho đăng ký kết hôn … còn sinh con đẻ cái nữa chứ … Lũ trẻ sinh ra sẽ trở thành vô thừa nhận ngay trên chính quê hương mình …