Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

TRUYỀN THUYẾT 1/TỨ CHỨNG NAM Y !




Chuyện ở bên Tàu
Bệnh Giang Mai
Theo truyền thuyết tên bệnh Dương Mai (Giang Mai) là do hai họ của tên Dương Quí Phi và Mai Uyển ghép lại với nhau mà thành.
Dương Quí Phi là một tuyệt sắc giai nhân, tục danh là Dương Ngọc Hoàn, sinh ra ở tỉnh Tứ Xuyên vào khoảng năm 719. Nàng được tiến cung hầu Hoàng Thọ vương Lý Dục. Lý Dục là con thứ 18 của vua Đường Minh Hoàng tức Huyền Tông, lúc ấy hãy còn nhỏ nên đã ba năm vẫn chưa có chăn gối với Ngọc Hoàn.
Các cung phi được Huyền Tông sủng ái sinh cả thảy 59 người con. Trong số các cung phi, có một nàng được sủng ái đặc biệt hơn cả tên là Vũ Huệ Phi. Huê Phi mất Huyền Tông ngày đêm thương nhớ. Nội giám muốn cho nhà vua nguôi buồn đã chọn nhiều cung tần mỹ nữ đưa đến hầu hạ, nhưng không một ai làm cho ngài khuây khỏa nỗi lòng nhớ thương người cũ.
Một hôm Cao Lực sĩ đi qua phủ Thọ vương trông thấy Ngọc Hoàn là một tuyệt sắc giai nhân bèn mật tâu với Huyền Tông rồi truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài nói thác ra là để trông coi nhang đèn cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi. Cao Lực sĩ lại chọn con gái của Vị Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ Vương Lý Dục.
Vua Huyền Tông trông thấy vẻ đẹp chim sa cá lặn của Ngọc Hoàn đem lòng say mê ngay. Bèn cướp lấy, làm vợ mình. Hình ảnh Huệ Phi phai mờ dần, nỗi buồn rầu tiêu tan. Từ đó, ngày đêm Huyền Tông cứ quấn quít với Ngọc Hoàn, đắm say còn hơn Huệ Phi nữa, nên lập Ngọc Hoàn làm quí phi. Ba người chị của Ngọc Hoàn cũng được phong làm phu nhân. Anh họ của Quí Phi là Dương Xuyên được phong làm tể tướng và được đổi tên là Dương Quốc Trung.
Huyền Tông gặp Dương Quí Phi bấy giờ đã ngoài 50 tuổi, cơ thể suy nhược vì trải qua những thú vui sắc dục ngày đêm thái quá.
An Lộc Sơn còn có tên là Mai Uyển, là một võ tướng, người nước Phiên, cao lớn, trắng trẻo, đẹp trai, đem dâng cho vua một thứ linh đan gọi là “Trợ tình hoa” để vua có nhiều sức khoẻ vui say cùng mỹ nhân. Nhờ có công như vậy nên được Huyền Tông tin dùng, giao cho phần chỉ huy nửa lực lượng quân sự triều đình.
An Lộc Sơn lại được Dương Quí Phi nhận làm con nuôi, mặc dù lớn hơn nàng 4 tuổi, được tự do ra vào cung cấm để thông dâm với nàng. Vì quá tin dùng An Lộc Sơn nên Huyền Tông không nghi ngờ chi cả.
Anh họ của Dương Quí Phi là Dương Quốc Trung nắm giữ toàn quyền binh lực cùng hai con trai là Dốt và Huyên có ý định phản nghịch. Thấy An Lộc Sơn như cái gai trước mắt nên muốn mưu hại trước. An Lộc Sơn biết được, bỏ trốn.
Năm 755, Sơn cử binh từ quận Ngư Dương đánh thẳng vào kinh đô Trường An. Binh triều đại bại. Đường Huyền Tông lúc bây giờ đã 70 tuổi cùng Dương Quí Phi và một số quần thần bỏ chạy vào đất Thục. Dọc đường hết lương thực, quân sĩ khổ nhọc, đói khát mà cha con Dương Quốc Trung và gia quyến lại luôn được no đủ nên họ oán hận và nổi lên làm loạn giết chết cả nhà. Vẫn chưa hết phẫn uất đối với họ Dương, loạn quân bắt ép vua đem thắt cổ Dương Quí Phi vì họ cho đó là cái mầm sinh đại loạn, thì họ mới chịu theo phò. Huyền Tông đành phải nhắm mắt hy sinh nàng Quí Phi, một quốc sắc thiên hương, giữa xuân xanh 38.
Khi An Lộc Sơn chiếm được Tràng An, nghe tin người yêu đã chết, tức giận sinh cuồng, ra lịnh cho quân lính đốt phá kinh đô, tàn sát nhân dân. Lính Phiên tha hồ chém giết. Sử chép: “Có 36 vạn sinh linh chết trong cơn loạn ấy. Rợ Phiên gặp ai cũng giết, thực là một cuộc đổ máu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Hoa, mà nguyên nhân sâu xa là do cái sắc của một người đàn bà dâm loạn”.
Tương truyền rằng, khi tìm được xác Dương Quí Phi, sắc diện nàng vẫn hồng hào giống như còn sống, đang nằm ngủ vậy. An Lộc Sơn quá yêu đắm cái sắc đẹp ấy nên đêm đêm ôm xác Dương Quí Phi để ngủ và làm tình. Thời gian sau, khắp thân thể của An Lộc Sơn bỗng phát sinh ra nhiều vết lở loét trông rất khủng khiếp. Nhất là ở bộ phận sinh dục, hậu môn và miệng.
Từ đó bệnh lây truyền trong dân gian. Ai ai cũng khiếp sợ, đặt tên nó là bệnh Dương Mai, một trong bốn bệnh nan y không thuốc chữa.