Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2009

NỀN KINH TẾ MỚI


MỘT NGÔI SAO CHỔI LƯỚT NGANG TRỜI !


Các nền kinh tế mới nổi châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Inđônêsia, và Singapore) công bố tổng sản phẩm quốc nội GDP quí II/2009 tăng bình quân trên 10%. Trung Quốc được đánh giá là quốc gia đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng, bởi vì:
Thứ nhất, nhờ kết hợp thành công nền kinh tế thị trường với hơn 30 năm mở cửa, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc liên tục đạt từ 9%;
Thứ hai, chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách tiền tệ linh hoạt, đây là điều mà các nền kinh tế mới nổi khác chưa thể chuẩn bị được;
Thứ ba, Trung Quốc có thị trường tiêu thụ nội địa lớn, điều này các quốc gia khác không thể có và dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới (hơn 2 nghìn tỉ USD) và có thể đạt 2,7 tỉ USD vào cuối năm 2009. Sản xuất công nghiệp trong tháng 7/2009 của Trung Quốc tăng trưởng 11%, đầu ra của sản phẩm điện tử và ô tô đạt cao kỷ lục. Gói kích thích kinh tế khổng lồ 586 tỉ USD đã có tác động quyết định đến sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Trong khi ngành công nghiệp ô tô của thế giới đang lao đao thì doanh số xe hơi của Trung Quốc vẫn tăng 30% trong 8 tháng đầu năm 2009. Trung Quốc vượt Mỹ và trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản trong nửa đầu năm 2009. Trong bối cảnh tiêu dùng giảm mạnh trên thế giới, Trung Quốc chuyển hướng sang kích cầu nội địa, lĩnh vực có tiềm lực lớn. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự đoán sau 2 năm Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vói tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 12% năm 2012.

Việt Nam là thị trường mới nổi có sức hấp dẫn nhất châu Á do chi phí sản xuất thấp và số dân trong độ tuổi lao động tương đối nhiều. Việt Nam nằm trong top 10 nước có tốc độ tăng trưởng cao. Các nền kinh tế mới nổi châu Á bật nhanh nhờ có 3 yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, do ngành chế tạo ở những nước này chiếm tỉ trọng lớn trong ngành kinh tế. Ngành điện tử và ô tô là 2 ngành công nghiệp có tính tuần hoàn cao, nhu cầu giảm nhanh nhưng cũng tăng nhanh khi kinh tế có dầu hiệu phục hồi;

Thứ hai, do mức giảm xuất khẩu đã chậm lại trong những tháng đầu năm 2009;

Thứ ba, do chương trình chấn hưng nền kinh tế có qui mô lớn hơn so với các nước phương tây, hiệu quả nhanh hơn dẫn đến nhu cầu tiêu thụ ở thị trường nội địa khôi phục nhanh hơn.

Theo báo cáo của Hội đồng Tình báo quốc gia Mỹ (NIC), các nền kinh tế mởi nổi châu Á sẽ có triển vọng sáng sủa nhờ thị trường tiêu dùng rộng lớn, hứa hẹn nhanh chóng vượt cả Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cộng lại. Năm 2025, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; năm 2035 tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc và Ấn Ðộ vượt Mỹ; Giai đoạn 2040-2050, GDP của BRIC bắt kịp G-7. Ngân hàng Thương mại Mỹ Goldman Sachs đánh giá, tài sản của BRIC sẽ vượt của Mỹ, Ðức, Pháp, Anh, Italy và Nhật Bản gộp lại vào năm 2040. Công ty Tài chính toàn cầu Barclays ước đoán, vào năm 2017 Ấn Ðộ có 411.000 triệu phú USD (hiện có 100.000 người), đứng thứ tám thế giới về số người có tài sản trên 1 triệu USD vào năm 2017. Trung Quốc hiện có số tỉ phú lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ) với khoảng 260 người. Tổng tài sản của 1000 người giàu nhất Trung Quốc trong Báo cáo thường niên của Tạp chí Hurun ngày 14/10/2009 có giá trị 571 tỉ USD, tăng 130 tỉ USD so với năm 2008.

Những nền kinh tế mới nổi có sức hút đầu tư nước ngoài (FDI) lớn.

Với 3 tỷ dân và sở hữu phần lớn dự trữ ngoại hối trên thế giới, các nền kinh tế mởi nổi châu Á sẽ trở thành nơi đầu tư được lựa chọn vì có đủ điều kiện phát triển và khá ổn định về chính trị. Tình hình các nước BRIC lành mạnh, tiềm lực tài chính tốt, tỷ lệ giới trẻ cao sẽ là những nhân tố hỗ trợ tăng trưởng lâu dài nên càng thu hút giới đầu tư quốc tế.

Tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu Hàn Quốc đạt 14,8 tỉ USD (tháng 6/2009) và dự báo xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục ổn định nhờ những xử lý lính hoạt và hiệu quả của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) trong việc giải quyết nợ nước ngoài nhưng vẫn duy trì dự trữ ngoại tệ ở mức trên 210 tỉ USD (đứng thứ 6 trên thế giới). Đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm 2009 tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc đang tiếp tục tạo dựng môi trường "ngoại thương thân thiện" thông qua nhiều biện pháp khuyên khích đầu tư nước ngoài. Cụ thể, chính phủ miễn hoàn toàn thuế thuê đất cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vật liệu và phụ tùng máy móc.

Trong số 5 địa điểm thu hút FDI lớn nhất thế giới, thì các nền kinh tế mới nổi chiếm tới 4, đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga. Ba thị trường đang nổi là Brazil, Trung quốc và Ấn Độ thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, bởi vì, Thứ nhất, đối với Trung quốc, nhờ có chính sách tài khóa linh hoạt và mức dự trữ lớn 2 nghìn tỷ USD; Thứ hai, thị trường chứng khoán của Ấn Độ có giá cao hơn chứng khoán ở các nước châu Á khác do các công ty của Ấn Độ làm ăn tốt hơn và tạo cơ hội thu lời chứng khoán cao hơn; Thứ ba, trong khi nhu cầu dầu và nguyên liệu cơ bản giảm mạnh thì hàng hóa nông nghiệp được sản xuất tại Brazil lại ít bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế. Hệ thống ngân hàng của Brazil vững chắc với mức nợ trong tầm kiểm soát và tăng trưởng trong cho vay nội địa. FDI vào Trung Quốc mỗi năm đạt khoảng 87 tỷ USD và chiếm khoảng 6% tổng FDI toàn cầu giai đoạn 2007-2011. Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu cho FDI đứng trên cả Mỹ, Brazil và Nga.

Các nền kinh tế mới nổi có tiềm năng lớn về thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ

Dân số đông và thị trường rộng lớn là những điểm hấp dẫn khác nữa của các nền kinh tế mới nổi. Trong khi dân số của các nước phát triển chỉ khoảng 960 triệu người năm 2008 thì dân số của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chiếm tới 5.721 triệu người. Riêng nhóm BRIC đã chiếm 42% dân số thế giới và 13% khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu năm 2008. Dân số ở các nền kinh té mới nổi và đang phát triển trẻ hơn (chiếm 46,8%) so với 29,7% ở các nước phát triển. Các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ phụ thuộc nhiều vào tiêu dùng nội địa. Giới trẻ sẽ là những người tiêu dùng nhiều nhất, giúp cho nền kinh tế trụ vững chắc. Một khi đã trụ vững và vượt qua khỏi khủng hoảng thì thị trường tiêu thụ ở các nền kinh tế mới nổi này sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư ở tất cả các lĩnh vực.

Các nền kinh tế mởi nổi sẽ giữ vai trò lãnh đạo mới trong xu hướng kinh tế toàn cầu.

Các nền kinh tế mởi nổi châu Á, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Ðộ, sẽ định hướng nền kinh tế thế giới trong tương lai và có sức mạnh ngày càng lớn. Về tốc độ phát triển, BRIC có thể bắt kịp G-8. BRIC sẽ bù đắp sự giảm sút tiêu dùng ở các nước phát triển (riêng ở Mỹ chiếm 21% GDP toàn cầu). Các nền kinh tế mới nổi sẽ cung cấp không chỉ nguyên vật liệu và nhân công rẻ, mà quan trọng hơn, là cung cấp khả năng và tính sáng tạo của con người.

Hàn Quốc đã vươn lên thành nước xuất khẩu lớn thứ 10 trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 104,9 tỉ USD (4/2009) vượt Canada. Chỉ số lòng tin tiêu dùng của người dân Hàn Quốc và của giới doanh nghiệp liên tục tăng. Hàn Quốc vượt qua khủng hoảng và phục hồi nhanh nhờ thặng dư cán cân vãng lai và những yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, chính phủ Hàn Quốc đã thúc đẩy thực hiện các chính sách ổn định tài chính và tài chính mở rộng từ cuối năm 2008; Thứ hai, Hàn Quốc có lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào, lên đến 240 tỉ đô-la Mỹ, tỉ lệ lãi suất và tỉ giá hối đoái ổn định giúp cho nền kinh tế phục hồi nhanh; Thứ ba, công nghiệp ô tô đóng tàu và công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc có tính cạnh tranh cao, giữ vững sức mạnh cho xuất khẩu ổn định của quốc gia, Với nền tảng chính trị vững chắc, Hàn Quốc sẽ không gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các biện pháp can thiệp tài chính mạnh mẽ. Theo OECD, Hàn Quốc sẽ là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng GDP cao (khoảng 4,9%) trong giai đoạn 2011 -2017.

Với tiềm năng tăng trưởng, sự năng động trong kinh doanh, tỷ lệ tiết kiệm cao, dân số lao động chăm chỉ và một loạt các biện pháp đối phó với khủng hoảng, các nền kinh tế mới nổi đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện 2/3 thế giới sống trong các nền kinh tế mới nổi, vì vậy, nếu các nền kinh tế mởi nổi có vai trò hơn nữa và cùng hợp sức lại, cùng cố gắng để giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội thì sẽ làm cho các nền kinh tế mới nổi hấp dẫn hơn và ít rủi ro hơn.
(st)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét