Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

Tham nhũng lòng tin


Tham nhũng lòng tin
tP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm, ông Lê Hoàng Quân, Trưởng Ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng tồn đọng, kéo dài.
TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm, ông Lê Hoàng Quân, Trưởng Ban chỉ đạo về phòng chống tham nhũng yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng tồn đọng, kéo dài.
Ngoài lưu ý việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản từ các nguồn vốn ngân sách và vốn ODA trong các công trình trọng điểm, ông Trưởng ban còn chỉ đạo cần xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Tham nhũng thuộc nhóm tội phạm có chức vụ, chỉ có cán bộ có chức quyền mới thực hiện được hành vi này. Quan chức càng lớn thì cơ hội tham nhũng càng lớn. Cho nên, công tác phòng chống tham nhũng thực ra là chống lại sự tha hóa, biến chất và lòng tham của quan chức, xây dựng một đội ngũ cán bộ thanh liêm, có trách nhiệm với nhân dân, có tấm lòng với đất nước.
Người dân thấy rõ, biết rõ tham nhũng đang hoành hành. Nhưng làm sao chống tham nhũng lại là việc quá khó khăn.
Tham nhũng vật chất để vinh thân phì gia mặc cho đất nước mãi đứng bên lề của xã hội văn minh là một tội lớn. Nhưng còn có một hành vi tham nhũng khác không có tội danh trong Bộ luật Hình sự, nhưng là một tội lớn đáng lên án. Lãnh đạo của nhiều địa phương để xảy ra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nhiều vấn nạn xã hội như tai nạn giao thông, ngập nước, kẹt xe nhưng vẫn bám lấy chức quyền của mình thì đó là tham nhũng quyền lực.
Tham nhũng quyền lực thì mới có điều kiện và cơ hội để tham nhũng tiền của, đây là mối quan hệ không thể tách rời mang tính bản chất nhất của tham nhũng. Một khi xã hội tồn tại nhiều cán bộ tham nhũng tiền của, nhiều quan chức tham nhũng quyền lực thì sẽ tạo ra một hành vi vi phạm khác, đó là tham nhũng lòng tin. Đây là hành vi vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy nên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh từng nói: “tham nhũng là một trong những nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ”.


Lê Thanh Phong

3 nhận xét:

  1. Cái cây bị mối mọt và các loại sâu bọ, dòi bọ đục khoét, đến một ngày nào đó, chắc chắn cái cây sẽ đổ, không thể khác được !
    Nhà nước hoặc các Đảng nào đó cũng như vậy mà thôi ! Bọn tham nhũng tiền bạc, tham nhũng quyền lực, tham nhũng lòng tin..... Chính là bè lũ sâu mọt đục khoét Nhà nước và Đảng đó vậy !
    Than ôi ! Trời có mắt ! ở hiền gặp lành ! ở ác gặp ác ! 100% những kẻ tham nhũng tiền bạc, tham nhũng quyền lực, tham nhũng lòng tin..... chắc chắn sẽ bị quả báo ! Nên cHăng, ai đó chớ có dại dột mà : Tham nhũng tiền bạc,Tham nhũng quyền lực, tham nhũng lòng tin.....

    15:49 28/10/2009

    Trả lờiXóa
  2. Thời của chúng ta, thời của thật, giả lẫn lộn !
    Đối với hàng hoá, đôi khi chúng ta cũng bị mua phải hàng giả, vậy muốn biết có phải là hàng giả hay không, ta phải so sánh với hàng thật !
    Đối với con người thì thưa bạn : Sông sâu còn có người dò, lòng người nham hiểm ai đo cho tường !
    Người ngay thật, tính tình đôi khi nóng nảy nhưng không có nhiều mưu sâu hiểm độc bởi vì họ biết rằng: Mưu sâu thì hoạ càng sâu ! Người ngay thật thường chịu thương, chịu khó, vất vả mấy cũng không hề nản chí ! Người ngay thật thường đổ rất nhiều mồ hôi và nước mắt cho sự nghiệp, cho sự sống, cho sự giúp đỡ mọi người, của mình, mà không hề kể công ! không màng Danh Lợi ! Người sẵn lòng giúp bạn ( Bố, mẹ, vợ, con, anh, em….)
    Kẻ giả dối ăn nói ngọt ngào, dễ nghe, hay dựa vào hiểu biết, không phải để giúp mà là để lừa mọi người dân vô tội ! Tham quyền, tham danh, không phải để mang lại cơm no, áo ấm cho dân lành, mà để bóc lột họ ! Họ thường giầu có hơn người thường rất nhiều lần ! Họ ác lắm ( Vi phú bất nhân, vi nhân bất phú ! )
    Mạn phép, có đôi lời lạm bình ! ( Trân trọng )

    Trả lờiXóa
  3. Nếu một chính quyền hiện đại có cơ cấu, sơ đồ từ "trên" xuống " dưới" giống chế độ Phong kiến , có tầng bậc, như ngày còn chế độ Phong kiến, thì người ta gọi là Phong kiến thời Hiện đại !
    Phong kiến thời hiện đại " Nguy hiểm " hơn hẳn Phong kiến thời xa xưa vạn lần ? ! Thời hiện đại : Ăn kiểu hiện đại ! Ở kiểu hiện đại ! Đi kiểu hiện đại ( Ô tô vài tỷ đồng ), Giữ vững an ninh kiểu hiện dại ! Ngoại giao kiểu khôn nhà dại chợ ! Bóc lột kiểu tập đoàn, anh bóc lột, tôi bóc lột, nó phải bị bóc lột ! cơ chế thị trường kiểu hiện đại là phải nuôi cho béo để ăn thịt !...; mời bạn bình luận tiếp ( Kẻ bất nhân không muốn nghe, đọc những lời này )

    Trả lờiXóa